Giao ban về phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột"

Bước này là bước thường là chúng ta không để ý.

- Ở bước này HS phải bộc lộ được quan điểm ban đầu của mình.

 VD: Để làm bộc lộ quan điểm ban đầu của HS thì GV phải giao nhiệm vụ cho HS: Trong hạt đậu có những gì? Em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả bên trong hạt đậu. HS phải thực hiện nhiệm vụ bằng cách có thể mô tả bằng hình vẽ hoặc có thể mô tả bằng lời. Tức là đối với HS khả năng viết còn hạn chế thì HS có thể nói, có thể vẽ (Sử dụng nhiều cách để HS bộc lộ quan niệm ban đầu đó là có thể : Nói, có thể viết , có thể vẽ )

 

 

ppt31 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 11282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giao ban về phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Ch­¬ng tr×nh giao ban Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về PP “Bàn tay nặn bột” 1. Thế nào là “Bàn tay nặn bột” ? 2. Đặc điểm của PPBTNB 3. Một số lưu ý khi dạy theo PP “Bàn tay nặn bột”. 4. Những ưu điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Phần thứ hai: Tiến trình dạy học theo PP “Bàn tay nặn bột” 1. Giới thiệu tổng thể 5 bước của tiến trình. 2. Giới thiệu chi tiết từng bước có lấy ví dụ minh họa làm rõ. Phần thứ ba: Dự giờ tiết dạy thể nghiệm theo PP “Bàn tay nặn bột” * Một số đặc điểm quan trọng để phân biệt Bàn tay nặn bột với các phương pháp dạy học khác : - Phương pháp Bàn tay nặn bột chú trọng quan niệm ban đầu của học sinh trước khi tiếp cận kiến thức mới. - Sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc giáo viên giúp học sinh tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã tìm ra chân lí(kiến thức): đặt giả thuyết (quan niệm ban đầu), đặt câu hỏi khoa học, đề xuất phương án nghiên cứu và làm thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận. Tóm lại : - Về bản chất việc phát hiện kiến thức của học sinh thông qua quá trình tiến hành thực nghiệm, HS sẽ phân tích, suy luận, thảo luận chung và tranh luận với bạn với giáo viên về những ý tưởng hay kết quả thực nghiệm (Tức là bắt đầu từ đầu giống như các nhà khoa học đã đi ) 1.3. Một số lưu ý khi dạy PP “Bàn tay nặn bột” Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. ( Đây là một điều mà chúng ta đặc biệt chú ý khi sử dụng phương pháp này và thông qua thí nghiệm thì chính HS sẽ tự đánh giá mình đúng hay sai.(Tức là hoàn toàn HS tự mình rút ra điều đó). Người học phải tự nhiên như quá trình tìm ra chân lý hoạt động tự nhiên.Với PPBTNB thì kể cả việc hs đọc sách trước, học thêm trước, biết trước kiến thức thì khi đề xuất ra các thí nghiệm để chứng minh,hs sẽ lúng túng khi hỏi lại : Vì sao em biết điều đó? Làm sao em chứng minh được kết luận của em là đúng ? Và nếu dạy trước thì tiết học sẽ không tốt cho lắm. - Chúng ta là những người gv thì không được nhận xét là ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và thông qua thí nghiệm thì chính hs sẽ tự đánh giá mình đúng hay sai.(Tức là hoàn toàn hs tự mình rút ra điều đó). PPBTNB chủ yếu dạy ở các môn Khoa học, môn Tự nhiên, môn Tự nhiên & xã hội ở các chủ đề gắn với đời sống của HS. PPBTNB rất phù hợp môn Tự nhiên & xã hội, môn Khoa học bởi vì nó liên quan đến quan sát, liên quan đến thí nghiệm nhiều do đó mà nó rất phù hợp với bộ môn nói trên. - Trong chương trình hiện nay thì có những bài áp dụng được cả quy trình của PPBTNB, nhưng có những bài chỉ áp dụng một phần. 1.4. Ưu điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột” - Trong dạy học theo phương pháp BTNB, học sinh là người chủ động học tập, tự xây dựng kiến thưc thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận, hợp tác với bạn với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên.Qua đó, học sinh nắm được kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo; phát triển năng lực quan sát, thực hành; kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm;… Góp phần phát triển năng lực của học sinh. - BTNB còn chú ý nhiều tới rèn kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết để hs phát triển khả năng diễn đạt, ngôn ngữ khoa học. . - Qua việc tích cực tham gia các hoạt động, qua các bước của phương pháp BTNB, học sinh hình thành các tác phong và thói quen làm việc khoa học, thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, có lợi cho việc học tập và nghiên cứu sau này.HS cũng dần được hình thành, bồi dưỡng óc tò mò, ham muốn khám phá, lòng yêu thích và say mê khoa học. Dùng phương pháp Bàn tay nặn bột để dạy kiến thức : Cấu tạo bên trong hạt đậu. Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh Bước này là bước thường là chúng ta không để ý. - Ở bước này HS phải bộc lộ được quan điểm ban đầu của mình. VD: Để làm bộc lộ quan điểm ban đầu của HS thì GV phải giao nhiệm vụ cho HS: Trong hạt đậu có những gì? Em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả bên trong hạt đậu. HS phải thực hiện nhiệm vụ bằng cách có thể mô tả bằng hình vẽ hoặc có thể mô tả bằng lời. Tức là đối với HS khả năng viết còn hạn chế thì HS có thể nói, có thể vẽ… (Sử dụng nhiều cách để HS bộc lộ quan niệm ban đầu đó là có thể : Nói, có thể viết , có thể vẽ…) - Trong thời gian HS vẽ các ý kiến của mình vào vở thí nghiệm, giáo viên tranh thủ quan sát nhanh để tìm ra các hình vẽ (Các biểu tượng ban đầu) khác nhau. Giáo viên chú ý không nhất thiết để ý tới các hình vẽ đúng và cần phải chú trọng đến các hình vẽ sai (Vì đây là biểu tượng ban đầu ngây thơ của các em) H1: Trong hạt đậu có nhiều hạt nhỏ. H2: Trong hạt đậu có cây con với lá và rễ. H3: Trong hạt đậu có cây đậu nở hoa và có nhiều hạt đậu khác. H4: Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ. H5, H7, H9: Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ. H6,H8: Trong hạt đậu có một cây đậu nhỏ với đầy đủ thân lá, rễ. Bước 3 : Đề xuất câu hỏi(dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi. ( Đây là bước hoàn toàn mới ). Đây là bước tự hs đề xuất ý kiến chứ không phải là giáo viên. - Đây là bước khác với các PP mà hiện nay chúng ta thường dùng. - Hs phải đề xuất câu hỏi ví dụ như : Có nhiều nhóm khác nhau trong lớp : + Nhóm biểu tượng một : Biểu tượng hình vẽ của HS 1,5,7,9 đều cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ khác. + Nhóm biểu tượng hai : Hình vẽ của hs 2,6,8 đều cho rằng: Trong hạt đậu đều có một câu đậu con với đầy đủ các bộ phận bên trong ( Tức là hs biểu hiện bằng hình vẽ đó ) + Nhóm biểu tượng ba : Hình vẽ của HS trong hạt đậu có một cây đậu con có đầy đủ các bộ phận đã nở hoa, ngoài ra còn có nhiều hạt đậu khác( Tức là HS thể hiện trong hình vẽ là như vậy ) + Nhóm biểu tượng bốn: Hình vẽ của HS cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ đang mọc rễ. Lưu ý: Các nhóm biểu tượng trên chỉ là một phương án. Có thể HS ghép hình vẽ 4 vào các nhóm hình vẽ 1, 5, 7, 9 hoặc nhóm hình vẽ 3 vào nhóm với các hình 2, 6, 8 đều chấp nhận được. * Tất cả các hiểu biết ban đầu của HS từ các kiến thức có sẵn HS có thể hiểu trong hạt đậu đó nó có trường hợp đó xảy ra. Và giáo viên hướng dẫn HS đặt câu hỏi nghi vấn: + Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ không ? + Có phải có cây đậu nhỏ nở hoa bên trong hạt đậu không ? + Có phải bên trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ không ? - ….. Để ý thấy rằng các câu hỏi trên là câu ghi vấn, là điểm khác biệt của những biểu tượng ban đầu. HS phải đặt câu hỏi nghi vấn. Đây là vấn đề hoàn toàn do HS tự làm chứ cô giáo không có hướng dẫn ở đây. Sau khi đặt ra câu hỏi thắc mắc, GV gợi ý HS đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: tức là GV sẽ giúp HS đề xuất phương án thực nghiệm để kiểm chứng xem giả thuyết của mình có đúng không. Học sinh đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu :+ Phương án thứ nhất : là bổ hạt đậu đó ra (Ở đây chúng ta chú ý là tách hạt đậu ra để tránh cái thay đổi cấu tạo bên trong hạt đậu. Tức là tách hạt đậu ra để quan sát bên trong)+ Phương án thứ hai : Là xem hình vẽ trong sách giáo khoa.+ Phương án thứ ba : Là xem tranh vẽ khoa học chụp hình cấu tạo bên trong hạt đậu. + Phương án thứ tư : Đi điều tra phỏng vấn .Lưu ý: tất cả các phương án này do HS tự nêu ra và HS sẽ chọn phương án nào nó tối ưu nhất trong các phương án nói trên để tiến hành thực nghiệm tìm tòi. Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi : - Trong các phương án đưa ra thì chúng ta thấy là phương án tách hạt đậu ra là phương án tối ưu nhất. - Giáo viên phải khéo léo nhận xét các phương án trên đều có lí nhưng tất cả phải thực hiện theo phương án tách hạt đậu ra để quan sát cấu tạo bên trong hạt đậu. - Vì vậy sau khi thảo luận các nhóm thì chúng ta sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất là : Học sinh phải tiến hành tách hạt đậu ra để quan sát. Sau khi quan sát rồi thì giáo viên yêu cầu hs vẽ lại hình vẽ đã quan sát và ghi chú thích các bộ phận bên trong của hạt đậu. - Nếu HS chưa chú thích đúng hình vẽ quan sát thì giáo viên đừng vội chỉnh sửa ngôn ngữ. Học sinh quan sát gì,chú thích gì thì đó là quyền của học sinh, giáo viên không chỉnh sửa . - Qua việc quan sát thì HS tự làm việc đó. - Sau khi cả lớp thực hiện xong quan sát hình vẽ, chú thích xong hình vẽ thì giáo viên cho hs quan sát thêm một bức tranh phóng to cấu tạo bên trong của hạt đậu có chú thích và phóng lên màn hình máy chiếu… hoặc cho HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. Tóm lại: Giáo viên đưa ra hình ảnh chính xác nhất để cho học sinh so sánh với ý kiến của mình và tự điều chỉnh các thuật ngữ khoa học cần ghi chú thích trong hình vẽ mà các em đã làm chưa đúng. - Sau khi học sinh đã tự đưa ra kiến thức, giáo viên đưa ra kiến thức chuẩn thì bước 5 là bước kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Giáo viên giới thiệu cấu tạo bên trong hạt đậu với hình vẽ khoa học có sẵn hoặc hình vẽ do GV tự vẽ, nếu trường hợp không có tranh vẽ in sẵn giáo viên lưu ý HS một số thuật ngữ khoa học về những nhầm lẫn mà các em chưa gọi đúng tên khoa học trong quá trình quan sát hình vẽ. Bước 5: Kết luận kiến thức Một số lưu ý khi soạn bài, vận dụng các bước của phương pháp BTNB: 1. Đối với môn Khoa học thì hiện nay chúng ta đang dạy theo chủ đề. Có 3 chủ đề cơ bản: Sức khỏe và con người, Thực vật, động vật,… Đặc điểm của môn Khoa học, TN&XH là thiết kế theo chủ đề do đó vấn đề là chúng ta dạy như thế nào trong một chủ đề đó. Do đó đối với môn Khoa học và TN&XH này thì tinh thần là giáo viên hoàn toàn có quyền tự chủ trên cơ sở sách giáo khoa, trên cơ sở chương trình quy định và sách giáo khoa chỉ là một kênh tham khảo. Giáo viên có quyền thiết kế lại trật tự của sách giáo khoa đó theo một chủ đề để phục vụ cho việc dạy học theo PPBTNB. 2. Trên đây là 5 bước của tiến trình dạy học theo PPBTNB. Trong một tiết học không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ theo 5 bước (mà trong 1 tiết học có thể thực hiện theo 1 bước hoặc 2 bước hoặc 3 bước tùy theo từng bài ) VD: Trong một chủ đề các đ/c có thể thiết kế thực hành thí nghiệm 2-3 tiết liền nhau. Phần thứ ba : Tổ chức hoạt động dạy học một số chủ đề theo phương pháp: “Bàn tay nặn bột” Năm học 2013 – 2014. Nội dung dạy: Giáo viên tự lựa chọn bài dạy trong cuốn : “Phương pháp bàn tay nặn bột..” 2. Thời gian dạy : Tổ chức dạy vào buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. 3. Số lượng tiết dạy: Mỗi tổ chuyên môn dạy tối thiểu 2 tiết/ năm Nội dung bài dạy có trong cuốn : Phương pháp bàn tay nặn bột Lớp 1 : 2 Lớp 2 : 5 Lớp 3: 4 Lớp 4 : 7 Lớp 5 : 5 Tổng số bài : 23 bài. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1 Chủ đề: Tự nhiên Bài 22 : Cây rau (Tr15) Bài : Con cá (Tr18) TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2 Chủ đề: Con người và sức khoẻ. Bài 3 : Hệ cơ (Tr21) Bài 5: Cơ quan tiêu hoá (Tr18) Bài 6 : Tiêu hoá thức ăn.(31) Chủ đề: Tự nhiên. Bài 31 : Mặt Trời (Tr35) Bài 33: Mặt trăng và các vì sao.(T38) TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Chủ đề: Con người và sức khoẻ. Bài 10 : Hoạt động bài tiết nước tiểu (Tr47) Bài 13 : Hoạt động thần kinh(Tr49) Chủ đề: Tự nhiên. Bài 45 : Lá cây (Tr52) Bài 63: Ngày và đêm trên trái đất.(T38) KHOA HỌC LỚP 5 Chủ đề: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. Bài 26 : Đá vôi(Tr85) Bài 30 : Cao su (Tr87) Bài 36 : Hỗn hợp( Tr90) Bài 37 : Dung dịch (Tr96) Chủ đề : Thực vật và động vật. Bài 52 : Sự sinh sản của thực vật có hoa. KHOA HỌC LỚP 4 Chủ đề: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG. Bài 21 : Ba thể của nước (Tr57) Bài 22 : Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra (Tr61) Bài 31 : Không khí có những tính chất gì ?(Tr65) Bài 32 : Không khí gồm những thành phần nào ?(Tr68) Bài 42 : Sự lan truyền âm thanh (Tr 72) Bài 45 : Ánh sáng ( Tr75) Bài 46 : Bóng tối ( Tr79) 10 nguyên tắc cơ bản khi áp dụng “Bàn tay nặn bột” trong giảng dạy của giáo viên Thứ nhất: Học sinh quan sát sự vật, hiện tượng trong thực tế gần gũi với các em để các em dễ cảm nhận, dễ thực nghiệm trên chúng.Thứ hai: Trong quá trình tự thực nghiệm, học sinh đưa ra ý kiến, nêu thắc mắc, kết luận riêng và thảo luận trong tập thể (nhóm, cả lớp) từ đó rút ra kiến thức khoa học. Thứ ba: Giáo viên chỉ thực hiện vai trò đề xuất, tổ chức các thực nghiệm cho học sinh theo một tiến trình sư phạm chặt chẽ. Giáo viên không làm sẵn cho học sinh.Thứ tư: Áp dụng phương pháp này cần một thời lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được bảo đảm suốt trong thời gian học tập.Thứ năm: Mỗi học sinh có quyển vở thực hành riêng do chính các em ghi chép theo ngôn từ và cách thức của riêng mình. Thứ sáu: Mục đích chính của phương pháp này là học sinh tiếp nhận được các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành. Song song đó là củng cố ngôn ngữ viết và nói của các em.Thứ bảy: Phụ huynh học sinh và tất cả mọi người xung quanh cần được khuyến khích hỗ trợ những điều mà học sinh, lớp học cần để thực nghiệm.Thứ tám: Các đối tác khoa học (trường ĐH, CĐ, trường nghề, viện nghiên cứu…) ở địa phương cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.Thứ chín: Ngành giáo dục, trường sư phạm giúp giáo viên các kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.Thứ mười: Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học… để nâng cao kiến thức. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách. 

File đính kèm:

  • pptBai giang chuyen de PP Ban tay nan bot.ppt
Bài giảng liên quan