Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học

Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Luật Giáo dục (2005)

 

ppt29 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Tập huấn giáo viên THCS và THPT hè 2012 Mục tiêu của giáo dục phổ thông: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Giáo dục (2005) ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục kỹ năng sống là gì? Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học? Cần trang bị cho học sinh trung học những kỹ năng nào? THẢO LUẬN Sử dụng những cách thức nào để hình thành kỹ năng đó? Kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. KHÁI NIỆM Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng thích hợp.  Từ kỹ năng sống có thể thể hiện thành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hành động của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Các kỹ năng sống chính là sự bổ sung cần thiết về kiến thức và năng lực cho một cá nhân, để họ có thể hoạt động một cách độc lập, giúp họ tránh được những khó khăn trong quá trình sống và làm việc. TÁC DỤNG Kỹ năng nhận thức Bao gồm các kỹ năng như: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị.. Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh... Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác:  Bao gồm kỹ năng giao tiếp; tính quyết đoán; kỹ năng thương thuyết / từ chối; lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông cảm, nhận biết sự thiện cảm của người khác v.v… PHÂN LOẠI (Theo UNESCO) Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình gồm: Kỹ năng tự nhận thức; lòng tự trọng; sự kiên định; đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng. Kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: Kỹ năng quan hệ / tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác; thương lượng giao tiếp có hiệu quả. Kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng: Tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; ra quyết định; giải quyết vấn đề. Theo UNICEF MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng tự nhận thức Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng kiên định Kỹ năng ứng phó với căng thẳng Kỹ năng Khái niệm Cách hình thành kỹ năng Vận dụng giải quyết tình huống giả định CÁCH TIẾP CẬN GQ Vấn đề Giải pháp giải quyết vấn đề Phân tích kỹ năng được sử dụng Cách hình thành và rèn luyện kỹ năng KỸ NĂNG LẮNG NGHE * Thảo luận: Thế giới sẽ thế nào nếu mọi người lắng nghe nhau? 2. Nghĩ đến những mối quan hệ của bạn ở nhà. Người thân của bạn sẽ khác đi thế nào khi bạn lắng nghe họ nhiều hơn? * Bạn THỰC SỰ lắng nghe được bao nhiêu % khi người khác nói chuyện với bạn? Trung bình chúng ta chỉ nghe được từ 25% đến 50% những điều người khác nói với chúng ta. * Ng­êi thø 1	 Ng­êi thø 2	Ng­êi thø 3	 Vßng 1 Ng­êi nãi	 Ng­êi nghe	Ng­êi quan s¸t	 Vßng 2 Ng­êi quan s¸t Ng­êi nãi	 Ng­êi nghe	 Vßng 3 Ng­êi nghe	 Ng­êi quan s¸t	 Ng­êi nãi	 TRẢI NGHIỆM Lắng nghe người đối thoại một cách tích cực nhằm giao tiếp có hiệu quả. Mục tiêu Nghe là hiện tượng tự nhiên khi cơ quan thính giác của một người phản xạ lại bất kỳ một âm thanh nào mà nó bắt gặp được. Khái niệm nghe Lắng nghe là chú ý những âm thanh lọt vào tai, là sự cảm nhận qua quan sát, đồng cảm. Khái niệm lắng nghe Vì sao phải lắng nghe? Để thu thập thông tin Để hiểu rõ đối tượng Để thu hút đối tượng vào cuộc trao đổi Cần lắng nghe những gì? Lắng nghe nội dung, cách nói. Lắng nghe, chia sẻ tâm trạng, thái độ của đối tượng. Lắng nghe sự phản hồi của đối tượng. Lắng nghe như thế nào? Bằng tai Bằng ánh mắt Bằng nét mặt, nụ cười Bằng cách ngồi Bằng cách đặt câu hỏi để có thêm thông tin và lắng nghe câu trả lời Lắng nghe như thế nào? (tiếp) Tỏ ra quan tâm, hứng thú, đồng cảm với những điều đối tượng nói Không tranh luận, có định kiến Không tỏ ra sốt ruột, chán nản Lắng nghe như thế nào? (tiếp) Ngừng làm việc Ngừng xem TV Ngừng đọc Nhìn vào người nói Giữ khoảng cách phù hợp giữa hai người Đừng quay sang hướng khác khi người nói đang nói Tư thế ngồi ngay ngắn Lắng nghe như thế nào? (tiếp) Hãy gật đầu và nói “vâng, vâng”, “tôi hiểu” … để cho người đối thoại biết rằng bạn đang thực sự lắng nghe và hiểu những gì họ nói . Nếu bạn không hiểu, hãy nói cho họ biết, đừng giả vờ lắng nghe! Nhắc lại các cụm từ mang thông tin chính là để nắm rõ hơn những gì người đối thoại đang nói. Đừng ngắt lời người đang nói. 5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt Tập trung vào những ý chính người nói đang trình bày, không để suy nghĩ bị phân tán bởi những chi tiết phụ. Lắng nghe, suy nghĩ và phân tích những sự kiện để có thể đoán trước được những ý của người nói sắp trình bày. Phân biệt rõ những sự kiện và cảm xúc của người nói đang diễn đạt có ăn khớp với nhau không. 5 quy tắc cần luyện tập để lắng nghe tốt (tiếp) Đánh giá toàn bộ vấn đề (Sự kiện nêu ra có hợp lý không? Có sức thuyết phục không?) Vừa lắng nghe, vừa nhìn thẳng vào người đối diện, đồng thời bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của bạn với vấn đề đang trình bày. * Lắng nghe hiệu quả Nên 1.Nhìn người nói. 2. Có Ngôn ngữ cử chỉ hợp lý. 3. Lắng nghe bằng trái tim. 4. Nghe đầy đủ. 5. Lặp lại đôi chút những điều người nói nói. “Vậy, chị cảm thấy ….” . 6. Đặt chân của mình vào đôi giầy của người nói. Khoanh tay. Đưa ra nhiều lời khuyên. 3. Khiển trách. 4. Ngắt lời 5. Ngáp hay tỏ ra thờ ơ Không nên Lắng nghe tích cực 1. Nhắc lại nội dung. 2. Nhắc lại cảm xúc. Chúc các thầy cô sức khỏe và thành công! 

File đính kèm:

  • pptGiao duc Ky nang song(1).ppt
Bài giảng liên quan