Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi huyện Hồng Ngự

 + Thứ 4, đánh giá, xếp loại học lực học sinh ngoài việc thể hiện năng lực học tập thực còn phải đảm bảo tính công bằng nữa. Hùng như thế mà vẫn lên lớp dễ gây dư luận không tốt trong lớp, học sinh sẽ mất lòng tin vào giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng như các mặt khác sẽ gặp nhiều khó khăn hơn,

Thấy anh có vẻ đã hiểu vấn đề, tôi tiếp lời:

- Làm cha mẹ ai cũng mong con mình học chăm ngoan học giỏi nhưng không phải ai cũng được như thế. Chúng ta hãy nhìn thất bại hôm nay của em Hùng như bước lùi trong tư thế lấy đà tạo lực để bước xa hơn và mạnh mẽ hơn. Không có gì tệ hại lắm đâu anh. Hãy để em Hùng học lại năm sau, tôi tin rằng năm sau em nó sẽ tiến bộ hơn không chỉ về học lực mà còn cả hạnh kiểm nữa. Qua đây anh cũng cần cân đối thời gian để quan tâm con mình hơn. Tuy năm sau không làm chủ nhiệm Thanh Hùng nữa nhưng tôi sẽ luôn quan tâm giáo dục em.

 

docx4 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 4812 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi huyện Hồng Ngự, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MỘT LẦN KHÓ XỬ
Kính thưa Hội đồng giám khảo, quý thầy cô cùng toàn thể học sinh thân mến, xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Phi Long, hiện đang công tác tại trường THCS Phú Thuận A. Đến với cuộc thi hôm nay tôi lấy làm vinh dự khi là một trong những thành viên đại diện cho tập thể sư phạm trường THCS Phú Thuận A đến đây giao lưu, học tập những kinh nghiệm hay từ các quý đồng nghiệp. Qua đó giúp bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để công tác chủ nhiệm của mình ngày một được tốt hơn. 
 Kính thưa quý vị, năm nay tôi chỉ mới được 3 tuổi nghề thôi. Trong cả 3 năm tôi đều được phân công làm công tác chủ nhiệm. Đó là khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để tôi dần trưởng thành với nghề dạy học, đặc biệt là công tác làm chủ nhiệm lớp. Với người giáo viên chủ nhiệm, công việc của họ không chỉ đơn thuần quản lý các mặt của học sinh về hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh,  biết được những đặc điểm của từng em học sinh như sức khỏe, trình độ nhận thức, năng khiếu, nguyện vọng, bạn bè…. mà còn phải giáo dục, điều chỉnh, uốn nắn các hành vi chứa tốt của các em, hướng các em đến những điều tốt đẹp hơn. Việc hằng ngày chúng ta phải giải quyết rất nhiều tình huống từ những vi phạm của học sinh là chuyện thường tình. Quả thật giáo viên chủ nhiệm chịu rất nhiều áp lực. Và áp lực hơn khi có liên quan đến phụ huynh học sinh, nếu chúng ta giải quyết không tốt chắc chắn rằng sẽ để lại nhiều hệ quả không hay, ảnh hưởng không tốt đến công tác chủ nhiệm. Bởi gia đình là nơi học sinh bị tác động sâu sắc về các chuẩn mực đạo đức cũng như ý thức học tập, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giáo dục toàn diện của nước nhà. Cho nên nếu giữa giáo viên chủ nhiêm và phụ huynh học sinh có xảy ra sự việc gì thì cần phải được giải quyết êm đẹp trên có sở thấu tình đạt lý, vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cha mẹ học sinh, vừa đảm bảo nguyên tắc nghề nghiệp. Câu chuyện tôi sắp chia sẽ sau đây là một trong các trường đó như thế.
 Một ngày chiều thứ 5, tôi nhận được cuộc gọi của anh Thanh Tuấn, đây là một vị phụ huynh rất nhiệt tình, hầu như các phong trào nào của lớp anh đều tham gia ủng hộ đóng góp, nhờ thế mà các phong trào thực hiện được nhiều và hiệu quả hơn.
 Gặp tôi anh tươi cười hớn hở nhưng không giấu được sự lo lắng, thoáng buồn. Thấy thế tôi liền hỏi:
 - Có chuyện gì mà thấy anh có vẻ buồn vậy?
Bắt đầu câu trả lời của anh là một hơi thở dài với giọng điệu chậm rãi:
 - Thưa thầy, thật sự tôi mời thầy ra đây cũng có vài chuyện….. Xin phép cho tôi được đi thẳng vào vấn đề, chắc thầy đã biết kết quả học tập của Thanh Hùng rồi, năm nay không được lên lớp do học lực kém. Tôi… rất buồn thầy ơi! Nói thật với thầy tôi rất quan tâm đến việc học của nó nhưng vì phải đi làm ăn ở xa nên tôi không thường xuyên ở nhà. Nhiều lần điện về nhà hỏi việc học thì nó nói luôn tốt thế mà giờ đây lại như vậy đó.
 Anh dừng lại thở dài và nói tiếp: Nên bây giờ trăm việc nhờ thầy giúp đỡ Thanh Hùng vượt qua khó khăn này, tôi mang ơn thầy nhiều lắm!
- Có nghĩa là giúp em Thanh Hùng được lên lớp? Tôi hỏi lại cho kỹ.
- Đúng rồi thầy ý của tôi là vây đó. Anh Thanh Tuấn trả lời:
Tôi im lặng và suy ngẫm. Thấy tôi không nói gì anh tiếp lời:
- Tôi biết thầy cũng khó xử lắm! Nhưng xin thầy thương tình mà giúp đỡ, dù sao đối với lớp tôi cũng đã tham gia và đóng góp rất nhiệt tình, nhìn quanh đi ngoẵn lại cũng chẳng có mấy phụ huynh như tôi. Xem như nể tình tôi mà giúp dùm lần này, chỉ lần này thôi thầy.
Tôi im lặng trong giây lát rồi nhẹ nhàng nói:
- Tôi hiểu nổi lòng của anh. Anh rất muốn giúp đỡ con mình khi thấy kết quả học tập không tốt, tôi hiểu điều đó, nhưng tôi không thể làm theo điều anh yêu cầu được. Bây giờ tôi nói với anh thế này:
 + Thứ 1, việc đánh giá kết quả học lực em Hùng là chính xác đúng theo quy định, điểm cuối năm các môn của em rất thấp, trong đó Toán chỉ là 1.5 điểm, còn Văn là 2điểm. 
 + Thứ 2, Nguyên nhân là do em Hùng thường xuyên không học bài và không làm bài tập trước khi đến lớp, vào lớp thì không nghiêm túc, đi học thường không ghi bài nếu ghi cũng rất ít, mặc dù giáo viên bộ môn kể cả tôi quan tâm nhắc nhở việc học của em rất nhiều nhưng bản thân em vẫn không cố gắng nên kết quả mới sa sút như vậy.
 + Thứ 3, nếu bây giờ tôi giúp em Hùng được lên lớp thì đây là điều vô cùng hại trọng, bởi như thế em nó sẽ nghĩ “học sao cũng được lên lớp” đâm ra em Hùng càng không cố gắng học hơn. Vả lại, nếu làm theo yêu cầu của anh chắc chắc rằng em nó ngồi nhầm lớp, kiến thức bị hỏng, rồi sẽ chán học, cúp tiết, bỏ bê việc học, bởi em nó không thể nào hiểu những gì mình đang học. Chấm dứt việc học tập là tất yếu.
 + Thứ 4, đánh giá, xếp loại học lực học sinh ngoài việc thể hiện năng lực học tập thực còn phải đảm bảo tính công bằng nữa. Hùng như thế mà vẫn lên lớp dễ gây dư luận không tốt trong lớp, học sinh sẽ mất lòng tin vào giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, công tác giáo dục đạo đức học sinh cũng như các mặt khác sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, 
Thấy anh có vẻ đã hiểu vấn đề, tôi tiếp lời:
- Làm cha mẹ ai cũng mong con mình học chăm ngoan học giỏi nhưng không phải ai cũng được như thế. Chúng ta hãy nhìn thất bại hôm nay của em Hùng như bước lùi trong tư thế lấy đà tạo lực để bước xa hơn và mạnh mẽ hơn. Không có gì tệ hại lắm đâu anh. Hãy để em Hùng học lại năm sau, tôi tin rằng năm sau em nó sẽ tiến bộ hơn không chỉ về học lực mà còn cả hạnh kiểm nữa. Qua đây anh cũng cần cân đối thời gian để quan tâm con mình hơn. Tuy năm sau không làm chủ nhiệm Thanh Hùng nữa nhưng tôi sẽ luôn quan tâm giáo dục em.
 Cuộc trò chuyện kết thúc trông anh có vẻ thoáng buồn nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của anh tôi thấy niềm tin mà anh dành những người làm công tác giáo dục như tôi, luôn trung thực, khách quan, nhiệt tình và luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, tất cả vì sự phát triển giáo dục bền vững của học sinh.
 Qua tình huống này đã để lại trong tôi rất nhiều cảm xúc và ý nghĩa sâu sắc:
- Chúng ta phải luôn thể hiện tinh thần khách quan, trung thực, chính xác trong công tác đánh giá, xếp loại kết quả học tập của học sinh.
- Phải có lập trường vững vàng trước mọi áp lực có khả năng ảnh hưởng không tốt đến kết quả đánh giá, xếp loại của học sinh.
- Cần có thái độ bình tỉnh, khéo léo trong quan hệ ứng xử với phụ huynh học sinh. Luôn thể hiện tinh thần chia sẽ, thông cảm, thấu hiểu nhưng trên nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
 Trên đây là hướng giải quyết của tôi,với hướng giải quyết này vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh học sinh vừa đảm bảo tính công bằng trong kết quả đánh giá, xếp loại của học trò. Do tuổi nghề còn non trẻ, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình xử lý, mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tình huống này được xử lý hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cảm ơn!
 Trước khi kết thúc câu chuyện của mình, tôi xin chúc Hội đồng giám khảo, quý thầy cô và toàn thể học sinh lời chúc sức khỏe, may mắn, chúc hội thi giáo viên chủ nghiệm giỏi cấp huyện năm học 2013 – 2014 thành công tốt đẹp.
 Thân chào!

File đính kèm:

  • docxCÂU CHUYỆN VỀ CHỦ NHIỆM.docx
Bài giảng liên quan