Hội thi tìm hiểu an toàn giao thông huyện Châu Đức

Câu 1: Người điều khiển môtô, xe gắn máy có hành vi lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong và ngoài đô thị thì bị xử phạt như thế nào?

DA: Từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ(5.000.000đ).

 Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.

 

Câu 2: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn gây tai nạn giao thông nhưng chưa đếm mức nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào?

DA: Từ 80.000đ đến 100.000đ(90.000đ).

 Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.

 

Câu 3: Hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính bị xử phạt như thế nào ?

DA: Từ 1000.000đ đến 2000.000đ(1500.000đ).

 Tịch thu tiền hoặc tài sản vật chất khác và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.

 

doc13 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Hội thi tìm hiểu an toàn giao thông huyện Châu Đức, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BỘ ĐỀ
PHẦN THI TRẢ LỜI CẦU HỎI
BỘ ĐỀ 1
Câu 1: Khi gần đến đường giao nhau thì người lái xe phải xử lý như thế nào?
DA : Khi đến đường giao nhau thì người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
 * Tại nơi giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên phải.
 * Tại nơi giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái đến.
 * Tại nơi giao nhau giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Câu 2: Quyền của xe ưu tiên khi đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp được quy định như thế nào?
DA:
 Xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên theo quy định.
 Không bị hạn chế tốc độ
 Được phép đi vào đường cấm, đường ngược chiều, kể cả khi đèn đỏ.
 Phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Câu 3: Có mấy nhóm biển báo hiệu đường bộ ? Ý nghĩa của từng nhóm.
DA: Có 5 nhóm báo hiệu đường bộ bao gồm: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ.
 * Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm.
 * Biển báo nguy hiểm để cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra.
 * Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.
 * Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
 * Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Câu 4: Người lái xe đang điều khiển trên đường mà nồng độ cồn có trong máu vượt quá bao nhiêu thì bị nghiêm cấm?
DA: Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu thì bị cấm.
Câu 5: Nghị định 146/2007/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối người điều khiển xe môtô, gắn máy không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố như thế nào?
DA: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường, làn đường, làn đường quy định hoặc điều khiển đi trên hè phố thì bị phạt tiền từ 80.000đ đến 100.000đ (90.000đ).
Câu 6: Xe môtô, gắn máy chở quá từ 3 người trở lên so với số người được phéo chở(một người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi) trừ trường hợp chở người bị bệnh đi cấp cứu, áp giải người phạm tội thì bị xử phạt như thế nào?
 DA: Từ 200.000đ đến 300.000đ(250.000đ).
Tạm giữ xe 30 ngày.
Câu 7: Người điều khiển xe môtô có hành vi không báo hiệu trước khi vượt gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 40.000đ đến 60.000đ(50.000đ).
	Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 8: Xe môtô, xe gắn máy không có bộ phận giảm thanh hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 100.000đ đến 200.000đ(150.000đ).
Câu 9: Người điều khiển xe ôtô có hành vi vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 200.000đ đến 400.000đ(300.000đ
BỘ ĐỀ 2
Câu 1: Hành vi đổ thóc, lúa, rơm rạ, nông lâm, hải sản trên đường bộ bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 30.000đ đến 50.000đ.
	Buộc phải thu dọn vật liệu, đồ vật chiếm dụng mặt đường.
Câu 2: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên bị xử phạt như thế nào ?
DA: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000đ đến 60.000đ(50.000đ).
	Tạm giữ xe từ 30 ngày đến 45 ngày.
Câu 3: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có hành vi đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều( trừ xe ưu tiên ) gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 100.000đ đến 200.000đ(150.000đ).
Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 4: Người điều khiển môtô, xe gắn máy chạy quá tốc độ qui định trên 20% bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 400.000đ đến 800.000đ(600.000đ).
	Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 30 ngày.
Câu 5: Người điều khiển xe môtô, gắn máy chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 80.000đ đến 100.000đ(90.000đ).
Câu 6: Ở những nơi nào cấm quay đầu xe?
DA: Những nơi cấm quay đầu xe: Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt,, đường hẹp, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Câu 7: Hãy cho biết thế nào là phương tiện giao thông đường bộ? Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ? Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ?
DA: Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ..
 * Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm: xe ôtô, máy kéo, xe môtô2-3 bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
 * Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ(xe thô sơ) gồm: các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ như xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Câu 8: Hãy cho biết khái niệm “dải phân cách”.
DA: Dải phân cách là bộ phận của đường để chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Câu 9: Người điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh trên 50cm3 và các loại xe cơ giới phải có những điều kiện gì?
DA: Người điều khiển môtô, xe gắn máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 và các loại xe cơ giới phải có giấy phép lái xe do cơ quan nhà nướùc có thẩm quyền cấp và phải đội mũ bảo hiểm trên các tuyến đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
BỘ ĐỀ 3
Câu 1: Người điều khiển môtô, xe gắn máy có hành vi lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong và ngoài đô thị thì bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ(5.000.000đ).
	Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 2: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn gây tai nạn giao thông nhưng chưa đếm mức nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 80.000đ đến 100.000đ(90.000đ).
	 Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 3: Hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 1000.000đ đến 2000.000đ(1500.000đ).
	Tịch thu tiền hoặc tài sản vật chất khác và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 4: Hành vi chiếm dụng hè phố, lòng đường để đặt biển báo hiệu buôn bán vặt, sữa chữa xe đạp, môtô, xe gắn máy làm mái che các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan đường phố bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 50.000đ đến 100.000đ(75.000đ).
	 Buộc phải tháo dỡ công trình trái phép.
Câu 5: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 100.000đ đến 200.000đ(100.000đ).
	Tạm giữ xe 30 ngày.
Câu 6: Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?
DA: Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện sau:
 * Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng còi hoặc đèn, trong đô thị và khu đông dân cư từ 22h đến 5h sáng ngày hôm sau chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
 * Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
 * Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải, xe vượt phải vượt bên trái.
Câu 7: Những loại xe nào được quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau?
DA: Quyền ưu tiên đi trước khi qua đường giao nhau của các xe khi tham gia giao thông được quy định theo thứ tự sau đây:
 * Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
 * Xe quân sự, Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp,
 * Xe cứu thương đang làm nhiệm vụ cấp cứu.
 * Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
 * Đoàn xe có cảnh sát dẫn đường.
 * Đoàn xe tang.
Câu 8: Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn có nghĩa vụ gì ?
DA: Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn có nghĩa vụ:
 * Bảo vệ hiện trường;
 * Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
 * Báo tin ngay cho cơ quan Công an hoặc Uûy ban nhân dân nơi gần nhất;
 * Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
 * Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan Công an.
Câu 9: Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những loại nào?
DA: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm:
 * Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
 * Tín hiệu đèn giao thông.
 * Biển báo hiệu giao thông .
 * Vạch kẻ đường.
 * Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ.
 * Hàng rào chắn.
BỘ ĐỀ 4
Câu 4: Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?
Câu 4: Người tham gia giao thông đường bộ gồm những thành phần:
 Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
 Người điều khiển, dẫn dắt súc vật.
 Người đi bộ trên đường.
Câu 9: Các hành vi nào nghiêm cấm đối với người ngồi trên xe môtô 2-3 bánh, xe gắn máy, xe đạp ?
Câu 9: Các hành vi nghiêm cấp đối với người ngồi trên môtô, xe gắn máy, xe đạp:
 * Mang vác vật cồng kềnh;
 * Sử dụng ô;
 * Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
 * Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái ;
 * Các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
Câu 14: Trong khu vực đông dân cư với điều kiện đường khô ráo, thời tiết bình thường loại phương tiện nào được chạy với tốc độ tối đa 40km/h ?
Câu 14: Trong khu vục đông dân cư với điều kiện đường khô ráo, thời tiết bình thường các loại xe sau đây được chạy với vận tốc tối đa 40km/h: Oâtô chở người trên 30 chỗ ngồi, ôtô tải có trọng tải từ 3.500kg trở lên, ôtô sơmi rơ mooc, rơ mooc, ôtô kéo xe khác, ôtô chuyên dùng, xe môtô,gắn máy.
Câu 19: Xe sau có thể vượt lên bên phải xe trước trong những trường hợp nào?
Câu19: Xe sau có thể vượt bên phải xe trước trong trường hợp:
 * Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
 * Khi xe điện đang chạy giữa đường.
 * Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Câu 24: Người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe gắn máy, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Câu 24: Từ 100.000đ đến 200.000đ(100.000đ).
Câu 29: Người điều khiển môtô, xe gắn máy có hành vi chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào?
Câu 29: Từ 80.000đ đến 100.000đ(90.000đ).
Câu 34: Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện buông cả 2 tay, chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy, dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp điện bị xử phạt như thế nào ?
Câu 34: Từ 60.000đ đến 100.000đ(80.000đ).
Câu 39: Người điều khiển xe ôtô có hành vi để xe, đỗ xe ở lòng đường hè phố trái quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào ?
Câu 39: Từ 200.000đ đến 400.000đ(300.000đ).
Câu 44: Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu bị xử phạt như thế nào ?
Câu 44: Từ 100.000đ đến 300.000đ(200.000đ).
BỘ ĐỀ 5
Câu 1: Luật giao thông đường bộ quy định hành vi của người tàn tật, người già yếu khi tham gia giao thông như thế nào ?
DA:
 Người tàn tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch đường dành cho người đi bộ.
 Người khiếm thị đi trên hè phố phải có người dắt hoặc phải có công cụ báo hiệu cho người khác biết đó là người khiếm thị.
 Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người già yếu, tàn tật khi qua đường.
Câu 2: Trình bày ý nghĩa của đèn giao thông 3 màu ?
DA: 
 Ý nghĩa đèn giao thông ba màu: 
 Gồm ba màu xanh, vàng. đỏ.
 * Tín hiệu màu xanh là được đi.
 * Tín hiệu màu đỏ là dừng lại.
 * Tín hiệu màu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu đèn. Khi đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch sơn, trừ trường hợp đi qua vạch thì được đi tiếp.
 * Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi tiếp nhưng cần chú ý.
Câu 3: Ngoài khu vực đông dân cư với điều kiện đường khô ráo, thời tiết bình thường loại phương tiện nào được chạy với tốc độ tối đa 70km/h ?
DA: Ngoài khu vực đông dân cư với điều kiện đường khô ráo thời tiết bình thường các loại xe sau đây được chạy với vận tốc tối đa 70km/h: Oâtô chở người trên 30 chỗ ngồi( trừ ôtô buýt ) ôtô tải có trọng tải từ 3.500kg trở lên.
Câu 4: Trên đường giao thông khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn tín hiệu hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
DA: Khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn giao thông hoặc biển báo thì phải tuân theo hệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 5: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 200.000đ đến 300.000đ(250.000đ).
	Tạm giữ xe 30 ngày.
Câu 6: Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức nghiêm trọng bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 80.000đ đến 100.000đ.
	 Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 7: Người đi bộ có hành vi trèo qua dải phân cách, đi qua đường không đảm bảo an toàn bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 40.000đ đến 80.000đ(60.000đ).
Câu 8: Người điều khiển xe ôtô có hành vi dừng xe, đỗ xe, mở cửa xe không đảm bảo an toàn gây tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào ?
DA: Từ 100.000đ đến 200.000đ(150.000đ).
	Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 90 ngày.
Câu 9: Hành vi ném gạch, đất đá hoặc vật khác gây nguy hiểm cho người hoặc phương tiện đang tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào?
DA: Từ 500.000đ đến 1000.000đ(750.000đ).

File đính kèm:

  • docBỘ ĐỀ CAU HOI.doc
Bài giảng liên quan