Lồng ghép giáo dục môi trường một số tiết Sinh học lớp 9

1: Tiết 31: Di truyền học với con người:

 Nguồn phóng xạ trong các vụ thử hạt nhân, trong công nghiệp nguyên tử, trong tự nhiên đều là những nhân tố có khả năng gây hậu quả di truyền cho con người.

 Phụ nữ có thai bị nhiễm phóng xạ, trẻ sơ sinh đẻ ra tỉ lệ mắc bệnh bạch cầu, ung thư tăng lên gấp 2 lần, biến loạn nhiễm sắc thể trong tế bào xôma gây dị hình, dị tật, sẩy thai, chết thai v.v

 Hóa chất độc trong khí thải công nghiệp, từ các nhà máy, nhất là các nhà máy hóa chất xả ra, trong các môi trường ô nhiễm, ao tù nước đọng, cống rãnh bẩn, nước thải thành phố, trong phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm bánh kẹo, thức ăn đều là những yếu tố có thể dẫn tới nguy cơ ung thư, gây nhiều hậu quả di truyền.

 Cần có những hiểu biết, các phương hướng, biện pháp đề phòng góp phần vào việc bảo vệ môi trường trong lành chống các tình trạng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm thức ăn, ô nhiễm nước uống, ô nhiễm sinh thái nói chung, chính là để bảo vệ tương lai di truyền cho chúng ta và cho con cháu mai sau.

 2. Tiết 49: Quần thể sinh vật:

 a. Vai trò của quần thể:

 - Sử dụng hợp lý nguồn sống, trước hết là năng lượng đó là xu thế chủ yếu trong sự thiết lập và phát triển về mặt cấu trúc của quần thể.

 - Môi trường, nơi phân bố của quần thể được coi là trường tích tụ và truyền đạt thông tin của các cá thể trong loài. Giúp chúng thực hiện những chức năng sinh học cơ bản nhất của loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn, trước hết là tái sản xuất các thế hệ mới và hình thành các chức năng khác để khai thác thức ăn, chống kẻ thù có hiêu quả hướng đến duy trì và phát huy cao nhất vai trò sinh thái của mình trong mối quan hệ phức tạp giữa các loài trong sinh giới.

 - Quần thể là một hệ thống mở, các thành phần cấu trúc của nó như những biến số, đều có khả năng phản ứng thích nghi với những biến động của điều kiện môi trường để duy trì sự ổn định của quần thể.

 Những loài có vùng phân bố càng lớn thì thích nghi với môi trường kém ổn định. Những loài có vùng phân bố hẹp chúng chỉ sống trong điều kiện môi trường ổn định.

 b. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng các thể của quần thể và cân bằng quần thể:

 * Biến động theo chu kỳ:

 - Biến động theo chu kỳ ngày, đêm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Lồng ghép giáo dục môi trường một số tiết Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ TIẾT SINH HỌC LỚP 9
	1: Tiết 31: Di truyền học với con người:
	Nguồn phóng xạ trong các vụ thử hạt nhân, trong công nghiệp nguyên tử, trong tự nhiên đều là những nhân tố có khả năng gây hậu quả di truyền cho con người.
	Phụ nữ có thai bị nhiễm phóng xạ, trẻ sơ sinh đẻ ra tỉ lệ mắc bệnh bạch cầu, ung thư tăng lên gấp 2 lần, biến loạn nhiễm sắc thể trong tế bào xôma gây dị hình, dị tật, sẩy thai, chết thai v.v
	Hóa chất độc trong khí thải công nghiệp, từ các nhà máy, nhất là các nhà máy hóa chất xả ra, trong các môi trường ô nhiễm, ao tù nước đọng, cống rãnh bẩn, nước thải thành phố, trong phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm bánh kẹo, thức ăn đều là những yếu tố có thể dẫn tới nguy cơ ung thư, gây nhiều hậu quả di truyền.
	Cần có những hiểu biết, các phương hướng, biện pháp đề phòng góp phần vào việc bảo vệ môi trường trong lành chống các tình trạng gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm thức ăn, ô nhiễm nước uống, ô nhiễm sinh thái nói chung, chính là để bảo vệ tương lai di truyền cho chúng ta và cho con cháu mai sau.
	2. Tiết 49: Quần thể sinh vật:
	a. Vai trò của quần thể:
	- Sử dụng hợp lý nguồn sống, trước hết là năng lượng đó là xu thế chủ yếu trong sự thiết lập và phát triển về mặt cấu trúc của quần thể.
	- Môi trường, nơi phân bố của quần thể được coi là trường tích tụ và truyền đạt thông tin của các cá thể trong loài. Giúp chúng thực hiện những chức năng sinh học cơ bản nhất của loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn, trước hết là tái sản xuất các thế hệ mới và hình thành các chức năng khác để khai thác thức ăn, chống kẻ thù có hiêu quảhướng đến duy trì và phát huy cao nhất vai trò sinh thái của mình trong mối quan hệ phức tạp giữa các loài trong sinh giới.
	- Quần thể là một hệ thống mở, các thành phần cấu trúc của nó như những biến số, đều có khả năng phản ứng thích nghi với những biến động của điều kiện môi trường để duy trì sự ổn định của quần thể.
	Những loài có vùng phân bố càng lớn thì thích nghi với môi trường kém ổn định. Những loài có vùng phân bố hẹp chúng chỉ sống trong điều kiện môi trường ổn định.
	b. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng các thể của quần thể và cân bằng quần thể:
	* Biến động theo chu kỳ:
	- Biến động theo chu kỳ ngày, đêm.
	- Biến động theo mùa: khi gặp điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của quần thể thì quần thể tăng nhanh và ngược lại. Ví dụ: muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6; ếch nhái phát triển váo mùa mưa.
	- Biến động theo chu kỳ nhiều năm: những thay đổi điều kiện sống có tính chất chu kỳ nhiều năm làm cho số lượng cá thể của quần thể cũng biến đổi theo.
	* Biến động không có tính chu kỳ:
	Do sự cố bất thường là những biến động do thiên tai, dịch họa gây ra làm giảm số lượng cá thể một cách đột ngột.
	Nguyên nhân gây biến động là do một hoặc một tập hợp nhân tố sinh thái đã tác động đến tỉ lệ sinh đẻ, tỉ lệ tử vong và sự phát tán của quần thể. Nhân tố quyết định sự biến động số lượng có thể khác nhau tùy từng quần thể và tùy giai đoạn trong chu kỳ sống. Ví dụ động vật sâu bọ ăn thực vật thì các nhân tố khí hậu có vai trò quyết định, còn động vật chim nhân tố quyết định lại là thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè.
* Trạng thái cân bằng của quần thể:
Mỗi quần thể sống trong một môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở một trạng thái số lượng các thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Đôi khi quần thể có biến động mạnh. Ví dụ: Số lượng cá thể do nguồn thức ăn phong phú, vượt khỏi mức bình thường. Số lượng cá thể vọt lên cao khiến cho sau một thời gian nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt (cây bị phá hại mạnh, con mồi hiếm hoi) nơi đẻ và nơi ở không đủ, do đó nhiều cá thể bị chết, quần thể lại được điều chỉnh về mức 1.
Cơ chế điều hòa mật độ của quần thể là sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong, nhờ đó mà tốc độ sinh trưởng của quần thể được điều chỉnh.
	3. Tiết 50: Quần thể người:
Sự bùng nổ dân số thế giới: Lần thứ nhất xảy ra khoảng 1 vạn năm trước công nguyên trong khoảng 2000 năm dân số tăng từ 3 triệu đến 8 triệu người. Lần thứ hai xảy ra vào thời kỳ khoảng 6000 năm trước công nguyên và kéo dài tới thế kỷ 17 sau công nguyên, dân số tăng vọt lên tới 500 triệu người (năm 1650).
Sự phát triển bùng nổ dân số mạnh mẽ từ đầu thế kỉ 18 đến nay vào đầu thế kỉ 20 (1920) dân số thế giới đã đạt được 1 tỉ 800 triệu người. Như vậy là không đầy 300 năm quần thể người đã tăng được gấp 4 lần. Tới năm 1980 đã lên tới 4 tỉ 432 triệu người. Năm 1987 đã tới 5 tỉ người. Năm 2000 đã lên 6,5 tỉ người và ước tính sẽ lên tới 8,5 tỉ vào năm 2010. Như vậy là mới chỉ sau 50 – 60 năm dân số đã tăng gấp hơn 2 lần.
Ở những nước trung bình và nghèo có mức tăng trưởng dân số quá nhanh như các nước ở Châu Phi, Châu Á, Mĩ La Tinh. Các nước này trong những thập kỉ gần đây đã thấy diễn ra cái vòng luẩn quẩn: Dân số tăng nhanh→ nghèo→ đói→dốt→ ốm yếu→ sản xuất kém→ Dân số tăng nhanh.
Đi cùng với sự phát triển dân số quá nhanh các tệ nạn xã hội ngày càng trầm trọng (nghiện hút, mại dâm, tiêm chích ma túy, trộm cắp, cướp của, giết người)
Sự phát triển dân số ở Việt Nam: Năm 1900: 12,5 triệu người. Năm 1965: 30 triệu người. Năm 1985: 59,9 triệu người. Năm 1990: 66,7 triệu người. Năm 2010: ước tính khoảng 85,8 triệu người.
Ở nước ta đất nông nghiệp nay bị giảm 1/2 so với năm 1940 chỉ còn 0,1 ha / người. Phần lớn đất nông nghiệp của ta hiện nay được trồng lúa 64%, khoảng 20% trồng màu 8% trồng cây lâu năm, 4% trồng cỏ, 3% là kênh mương, ao , hồ. Nhiều vùng đất trung du đang bị xói mòn, thoái hóa, 46 vạn ha đất cát và nhiều vùng đất phèn chưa có điều kiện cải tạo tốt.
Dân số tăng và nạn phá rừng: Tổng diện tích rừng trên thế giới giảm nhanh từ chỗ có diện tích rừng che phủ 50% trái đất nay chỉ còn khoảng 34% tổng diện tích (khoảng 3700 triệu ha).
Ở Việt Nam rừng bị chặt phá ghê gớm, diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Năm 1943 rừng chiếm 48,3% diện tích tự nhiên, đến năm 1975 còn 29,1% và đến năm 1983 chỉ còn 23,6% diện tích tự nhiên.
Dân số tăng nhanh nhu cầu củi, gỗ trong sinh hoạt và xây dựng tăng nhanh. Đốt rừng để du canh, du cư, làm nương rẫy hoặc làm bãi chăn thả gia súc.
 Dân số tăng nhanh rừng bị tàn phá khốc liệt, khí hậu thay đổi theo chiều hướng rõ rệt; các sa mạc sẽ nóng bỏng hơn, các cơn bão sẽ nhiều hơn và tàn phá rộng hơn, những trận lụt sẽ tràn lan hơn. Làm suy thoái hoặc tiêu diệt nhiều hệ sinh thái quí giá. Nhiều loài động, thực vật quí hiếm sẽ bị tiêu diệt hay đang bị tiêu diệt (voi, tê giác, hổ, báo, các cây thuốc, lim, nghiến, kim giao)
Dân số tăng nhanh diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do xây dựng. Tài nguyên vùng biển bị phung phí, một số loài quí hiếm bị cạn kiệt. Làm cho nạn đói ngày càng trầm trọng nhất là ở châu Á và châu Phi.
	4. Tiết 51: Quần xã sinh vật:
	Các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh đã tạo nên tính chất thay đổi theo chu kỳ của quần xã. Quần xã ở vùng nhiệt đới thay đổi theo chu kỳ ngày đêm rất rõ: phần lớn động vật hoạt động vào ban ngày, nhưng ếch nhái, chim cú, vạc, muỗi.. hoạt động mạnh về ban đêm. Còn quần xã ở vùng lạnh thay đổi chu kì theo mùa rõ hơn. Chim và nhiều động vật di trú vào mùa đông giá lạnh. Rừng cây lá rộng ở vùng ôn đới rụng lá vào mùa khô.)
	Giữa các quần thể trong quần xã thường xuyên diễn ra các quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. Ví dụ, sâu bọ phát triển mạnh khi điều kiện thuận lợi ( thời tiết ấm áp, có mưa nhỏ, cây cối phát triển xanh tươi) khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm đi nhanh. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng các thể của quần thể khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học. Sự khống chế sinh học này làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã sinh vật cũng dao động trong thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. 
 5. Tiết 52: Hệ sinh thái:
	Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên mối quan hệ dinh dưỡng xác định, cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã chu trình tuần hoàn vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh. Các thành phần của quần xã sinh vật gắn bó với nhau bởi nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ dinh dưỡng có vai trò cực kì quan trọng được thự hiện qua chuỗi và lưới thức ăn.
	Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.
	Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
	Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài lại được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài. Sở dĩ có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống khác nhau trên các môi trường địa lý của trái đất: (các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc) Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc) độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh (môi trường đới lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại. Còn những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm giới thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.
	Hiện nay, hiện tượng làm mất các hệ sinh thái tự nhiên và làm mất các loài đang hàng ngày hàng giờ xảy ra trên khắp hành tinh chúng ta. Mỗi năm trên toàn cầu mất đi khoảng hơn 2000 loài động – thực vật, nghĩa là mất đi hơn 10% số loài đã được mô tả. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất, sự mất đi các loài động, thực vật và vi sinh vật đã dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên. 
. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân, khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của động vật.
Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường. Sự thuần hóa, lai tạo động vật đã làm tăng độ đa dạng về đặc điểm sinh học, tăng thêm độ đa dạng về loài, đáp ứng mọi yêu cầu về các mặt trong đời sống của con người. 
	Do vậy việc bảo vệ đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng của toàn dân.

File đính kèm:

  • docLONG GHEP GDMT LOP 9.doc
Bài giảng liên quan