Một số bài thực hành Word - Excel cơ bản

1) Trình bày cấu trúc cơ bản của một trang bảng tính (Worksheet):

* Dòng (Row): Bảng tính có tất cả 65536 dòng, đánh thứ tự từ 1 đến 65536.

* Cột (Column): Bảng tính có tất cả 256 cột được đánh thứ tự từ A, B, C, Z,AA,AB, AZ, .IV.

* Ô (Cell): Là giao cuả dòng và cột.

Điạ chỉ cuả một ô là liên tiếp các ký tự chỉ cột và dòng cuả ô đó.Ví dụ: ô B3.

Điạ chỉ cuả một tập hợp các ô tạo thành khối hình chữ nhật ta viết điạ chỉ ô góc trái trên, dấu 2 chấm rồi đến điạ chỉ ô góc phải dưới. Ví dụ: khối C2:F7.

* Khung định vị: Khung định vị cho biết ô sẽ nhận dữ liệu vào, ô này là ô hiện hành.

* Con trỏ chuột: Thường có dạng dấu cộng. Nhưng sẽ thay đổi thành nhiều dạng khác nhau khi đang thực hiện nhiệm vụ nào đó.

* Thanh trượt dọc và thanh trượt ngang: Hiển thị những phần bị che khuất

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiha89 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Một số bài thực hành Word - Excel cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TÓM TẮT LÝ THUYẾT và MÔT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT – EXCEL
Trình bày cấu trúc cơ bản của một trang bảng tính (Worksheet):
	Dòng (Row): Bảng tính có tất cả 65536 dòng, đánh thứ tự từ 1 đến 65536.
	Cột (Column): Bảng tính có tất cả 256 cột được đánh thứ tự từ A, B, C,Z,AA,AB,AZ, ...IV.
	Ô (Cell): Là giao cuả dòng và cột.
Điạ chỉ cuả một ô là liên tiếp các ký tự chỉ cột và dòng cuả ô đó.Ví dụ: ô B3.
Điạ chỉ cuả một tập hợp các ô tạo thành khối hình chữ nhật ta viết điạ chỉ ô góc trái trên, dấu 2 chấm rồi đến điạ chỉ ô góc phải dưới. Ví dụ: khối C2:F7.
	Khung định vị: Khung định vị cho biết ô sẽ nhận dữ liệu vào, ô này là ô hiện hành.
	Con trỏ chuột: Thường có dạng dấu cộng. Nhưng sẽ thay đổi thành nhiều dạng khác nhau khi đang thực hiện nhiệm vụ nào đó.
	Thanh trượt dọc và thanh trượt ngang: Hiển thị những phần bị che khuất.
Các kiểu dữ liệu trong Excel
a) Kiểu số: Ký tự đầu là số, các dấu +, -, tiếp theo là các chữ số.
b) Kiểu chuỗi: Chưá ký tự chữ cái có thể lẫn chữ số. Nếu muốn quy định một số là loại chuổi thì phải nhập dấu nháy đơn rồi mới đến các ký tự số.
c) Kiểu công thức: Ký tự đầu là dấu =, kết quả hiển thị trong ô không phải là các ký tự gõ vào mà là kết quả cuả công thức.
	Nếu dữ liệu gồm cả chữ số lẫn chữ cái nhưng không thể diễn dịch được thành kiểu số thì ECXEL sẽ xem là kiểu chuỗi.
Nêu các toán tử trong Excel và cho biết thứ tự ưu tiên của các toán tử trong các phép toán đó?
Toán tử số học:	 
+,	-, *, /, %, ^ ( Luỹ thừa). 
Ví dụ: 10/5 = 2 , 2 * 5 = 10 , 3^2 = 9
Toán tử ghép chuỗi: &
Ví dụ: “Tây”&“Ninh” à TâyNinh (không khỏang cách). “Tây”&“ Ninh” à Tây Ninh
Toán tử so sánh:
, >=, =, 
Toán tử tham chiếu: : , space (khoảng trắng)
Ví dụ: 	: là Range A5:A10 tham chiếu nội dung tất cả các ô từ A5 đến A10
	, là Union A5:A10,C2:C8 Tham chiếu nội dung nhóm ô A5:A10 và C2:C8 
Thứ tự thực hiện tính toán: Khi sử dụng các toán tử trong công thức, EXCEL thực hiện tính toán theo quy luật từ trái qua phải và tính toán với các toán tử theo chế độ ưu tiên như sau:
Thứ tự ưu tiên
Kí hiệu
Toán tử
Thứ tự ưu tiên
Kí hiệu
Toán tử
1
()
Dấu ngoặc
7
^
Luỹ thừa
2
:
Range
8
* , /
Nhân , chia
3
,
Union
9
+ , - 
Cộng , trừ
4
Khoảng trắng
Space Intersec
10
&
Nối chuỗi
5
-
Lấy dấu số âm
11
=,,=,
Toán tử so sánh
6
%
Phần trăm
Hãy viết các biểu thức sau trong Excel.
a) = (-b-sqrt(b*b-4*a*c))/2*a*c 
b) = 2*p*sqrt(l/g)	
c) =g*((m*m)/(r*r))
Trình bày cấu trúc chung của một hàm trong Excel
Cú pháp tổng quát cuả một hàm là: =(đối số 1, đối số 2,..., đối số n).
Mỗi hàm gồm 3 thành phần:
Dấu “=” cho biết những gì sau đó sẽ là một hàm
: Sử dụng các tên gọi theo quy ước của EXCEL
Đối số: Là các giá trị số, chuỗi, tọa độ ô, tên vùng, công thức hoặc một hàm khác.
Ghi chú: Tên hàm không phân biệt chữ hoa hay thường. 
Trong hàm có thể chứa tối đa 30 đối số, nhưng không vượt quá 255 kí tự.
Nêu công dụng và cú pháp của tất cả các hàm (có giải thích các đối số của hàm). Mỗi hàm cho ví dụ minh hoạ.
I. CÁC HÀM THỐNG KÊ.
1. Hàm MAX(btS1,btS2,...) hay MAX(điạ chỉ khối).
Trả về giá trị số lớn nhất trong các biểu thức số hay trong điạ chỉ khối.
Ví dụ: =MAX(2, 5, 14, 8) à 14	=MAX(A2:A6) à 40
2. Hàm MIN(btS1,btS2,...) hay MIN(điạ chỉ khối).
Trả về giá trị số nhỏ nhất trong các biểu thức số hay trong điạ chỉ khối.
Ví dụ: =MIN(2, 5, 14, 8) à 2	=MIN(A2:A6) à 6
3. Hàm SUM(btS1,btS2,...) hay SUM(điạ chỉ khối).
Trả về tổng các biểu thức số hay tổng cuả các số trong điạ chỉ khối.
Ví dụ: =SUM(2, 5, 14, 8) à 29 	=SUM(A2:A6) à 89
4. Hàm AVERAGE(btS1,btS2,...) hay AVERAGE(điạ chỉ khối).
Trả về trung bình cộng cuả các biểu thức số hay cuả các số trong điạ chỉ khối.
Ví dụ: =AVERAGE(2, 5, 15, 10) à (32/4) = 8 	=AVERAGE(A2:A6) à (89/5) = 17.8
5. Hàm COUNT(btS1,btS2,...) hay COUNT(điạ chỉ khối)
	Đếm các biểu thức số hay các số trong địa chỉ khối.
Ví dụ: =COUNT(2, “A”, 15, 10) à 3 	=COUNT(A2:A6) à 5
6. Hàm COUNTA(bt1,bt2,...) hay COUNTA(điạ chỉ khối)
	Đếm các biểu thức khác rỗng (đếm cả số và chuỗi) hay các biểu thức trong địa chỉ khối.
Ví dụ: =COUNTA(2, “A”, 15, 10) à 4 	=COUNTA(A2:A6,”a”,”b”) à 7
7. Hàm COUNTIF(điạ chỉ khối, điều kiện)
	Đếm số phần tử trong địa chỉ khối thỏa điều kiện
Ví dụ: =COUNTIF(A2:A6,”>10”) à 3	=COUNTIF(A2:B6,”>=1000”) à 2
II. CÁC HÀM CHUỖI.
1. Hàm LEFT(btC,n) hay LEFT(đ/c ô,n).
Trả về n ký tự bên trái cuả biểu thức chuỗi btC hay cuả một ô. Nếu không viết đối số n thì xem như n=1.
Ví dụ: = LEFT("TAY NINH",2) à TA
Giả sử địa chỉ ô B5 có giá trị “TN_A_03”.	=LEFT(B5,1) à T
2. Hàm RIGHT(btC,n) hay RIGHT(đ/c ô,n).
 Trả về n ký tự bên phải cuả biểu thức chuỗi btC hay cuả một ô. Nếu không viết đối số n thì xem như n = 1.
Ví dụ: = RIGHT("TAY NINH",2) à NH
Giả sử địa chỉ ô B5 có giá trị “TN_A_03”.	=RIGHT(B5,1) à “3”
3. Hàm MID(btC,m,n) hay MID(đ/c ô,m,n).
Trả về n ký tự cuả chuỗi btC, lấy từ vị trí thứ m.
Ví dụ: = MID("TAY NINH",2,1) à A
Giả sử địa chỉ ô B5 có giá trị “TN_A_03”.	=MID(B5,4,1) à “A”
4. Hàm VALUE(btC) hay VALUE(đ/c ô).
Trả về một giá trị số tương ứng với biểu thức chuỗi ký số btC.
Ví dụ: =VALUE(RIGHT(B5,1)) à 3 
5. Hàm LEN(btC) hay LEN(đ/c ô).
Trả về chiều dài (length) của biểu thức btC.
Ví dụ: =LEN(“TAY_NINH”) à 8 =LEN(B5) à 7
III. CÁC HÀM TOÁN HỌC.
1. Hàm ABS(btS) hay ABS(đ/c ô).
Trả về giá trị tuyệt đối cuả biểu thức số btS.
Ví dụ: =ABS(-5) à 5
2. Hàm INT(btS) hay INT(đ/c ô).
Trả về phần nguyên cuả biểu thức số btS, bỏ đi phần thập phân.
Ví dụ: =INT(3.14) à 3	=INT(10/2) à 5
3. Hàm MOD(m,n) hay MOD(đ/c ô 1, đ/c ô 2).
Trả về phần dư cuả phép chia số nguyên m cho số nguyên n.
Ví dụ: = MOD(10,3) à 1	=MOD(15,5) à 0
4. Hàm ROUND(btS,n) hay ROUND(đ/c ô,n).
Trả về một số là kết quả làm tròn biểu thức số btS, lấy n số lẻ thập phân.
+ n>0 làm tròn đến phần thập phân
+ n=0 làm tròn đến phần nguyên
+ n<0 làm tròn đến hàng đơn vị
Ví dụ: =ROUND(125.456,1) à 125.5	= ROUND(125.456,2) à 125.46
	 =ROUND(125.456,-1) à 130	=ROUND(125.456,-2) à 100
 =ROUND(125.456,0) à 125
5. Hàm SQRT(btS) hay SQRT(đ/c ô).
Trả về căn bậc hai cuả biểu thức số không âm btS.
Ví dụ: = SQRT(25) à 5
IV. CÁC HÀM LUẬN LÝ.
1. Hàm IF(btL,bt1,bt2).
Trả về bt1 nếu biểu thức logic btL là đúng (cho giá trị True), ngược lại hàm trả về bt2.
 Ví dụ: Nếu Số lượng lớn hơn 10 thì Ghi chú là "KM", còn lại ghi chú là "Không"
=IF(Số lượng >10,"KM", "Không")
Nếu Loại ="A" thì đơn giá là 5000, loại ="B" thì đơn giá là 10000, loại ="C" thì đơn giá là 15000 ngoài ra Đơn giá là 20000.
= IF(Loại="A",5000,IF(Loại="B",10000,IF(Loại="C",15000,20000)))
Nếu kí tự đầu tiên của Mã SP là M thì mặt hàng là "Muối", là "G" thì mặt hàng là "Gạo", là "X" thì mặt hàng là "Xăng".
=IF(LEFT(Mã SP,1)="M","Muối", IF(LEFT(Mã SP,1)="G", "Gạo", IF(LEFT(Mã SP,1)="X", "Xăng")))
2. Hàm AND(btL1,btL2,...).
Cho kết quả là TRUE nếu tất cả các biểu thức logic đối số btL1,btL2,...là đúng (True), ngược lại chỉ cần 1 trong các biểu thức logic đối số là sai (False) thì hàm cho giá trị là FALSE.
Ví dụ: =AND(3>2, 5>1, 62, 5>1, 6>9) à FALSE
3. Hàm OR(btL1,btL2,...).
Cho kết quả là TRUE nếu 1 trong các biểu thức logic đối số btL1,btL2,...là đúng (True), ngược lại nếu tất cả các biểu thức logic đối số là sai (False) thì hàm cho giá trị là FALSE.
Ví dụ: =OR(3>2, 5>1, 6=9) à TRUE	=OR(39) à FALSE
4. Hàm NOT(btL).
Cho kết quả là TRUE nếu biểu thức logic đối số btL là đúng (True), ngược lại hàm cho giá trị FALSE.
Ví dụ: =NOT(32, 5>1, 6<9)) à FALSE
V. CÁC HÀM THỜI GIAN.
1. Hàm NOW().
Trả về ngày, giờ hiện tại theo đồng hồ trong máy (hệ thống).
Ví dụ: = NOW() à 10/08/2008 08:00
2. Hàm TODAY().
Trả về ngày hiện tại theo đồng hồ trong máy (hệ thống).
Ví dụ: = TODAY() à 10/08/2008 
3. Hàm DAY(bt Ngày).
Trả về số ngày cuả biểu thức ngày.
Ví dụ: = DAY(“10/08/2008”) à 10
4. Hàm MONTH(bt Ngày).
Trả về tháng cuả biểu thức ngày.
Ví dụ: = MONTH(“10/08/2008”) à 8
5. Hàm YEAR(bt Ngày).
Trả về năm cuả biểu thức ngày.
Ví dụ: = YEAR(“10/08/2008”) à 2008
6. Hàm DATE(Năm,Tháng,Ngày):
Trả về biểu thức ngày tương ứng với đối số. Dạng thể hiện cuả biểu thức ngày này phụ thuộc vào dạng thể hiện ngày tháng đang được WINDOWS quy định.
Ví dụ: = DATE(2008,08,10) à 10/08/2008 (nếu WINDOWS quy định là : dd/mm/yyyy)
Ví dụ: = DATE(2008,08,10) à 08/10/2008 (nếu WINDOWS quy định là : mm/dd/yyyy)
VI. CÁC HÀM DÒ TÌM.
1. Hàm VLOOKUP(bt,BDL,n,Order).
Hàm tiến hành dò tìm bt (biểu thức dò) trong cột đầu tiên (được gọi là cột chỉ mục) cuả bảng dữ liệu BDL nếu tìm thấy sẽ “chiếu” sang cột thứ n lấy kết quả trả về. Đối số Order chỉ nhận 1 trong 2 giá trị số: 0 hoặc 1. Nếu cột chỉ mục chưa được sắp xếp tăng dần thì ta ghi 0 vào vị trí Order, nếu cột chỉ mục đã được sắp xếp tăng dần thì ta ghi 1 hoặc có thể bỏ qua không cần đối số thứ 4 cuả hàm.
Lưu ý:
Điạ chỉ khối cuả bảng dữ liệu BDL phải là điạ chỉ tuyệt đối.
Điạ chỉ khối cuả bảng dữ liệu BDL chỉ gồm phần dữ liệu thật sự chứ không được bao gồm phần tiêu đề cuả bảng dữ liệu.
Thứ tự cuả cột n (mà hàm sẽ sang đó lấy giá trị trả về) được tính trong nội bộ bảng dữ liệu BDL, đếm từ trái sang phải, bắt đầu từ 1 tại cột chỉ mục.
Nếu không tìm thấy bt trong cột chỉ mục cuả bảng dữ liệu BDL thì hoặc là có dấu hiệu báo lỗi trong ô đang nhập công thức, hoặc là hàm sẽ trả về một giá trị không chính xác.
2. Hàm HLOOKUP(bt,BDL,n,Order).
Hàm tiến hành dò tìm bt (biểu thức dò) trong hàng đầu tiên cuả bảng dữ liệu BDL nếu tìm thấy sẽ “chiếu” sang hàng thứ n lấy kết quả trả về. Đối số Order chỉ nhận 1 trong 2 giá trị số: 0 hoặc 1. Nếu hàng đầu tiên chưa được sắp xếp tăng dần thì ta ghi 0 vào vị trí Order, nếu hàng đầu tiên đã được sắp xếp tăng dần thì ta ghi 1 hoặc có thể bỏ qua không cần đối số thứ 4 cuả hàm.
Lưu ý:
Điạ chỉ khối cuả bảng dữ liệu BDL phải là điạ chỉ tuyệt đối.
Điạ chỉ khối cuả bảng dữ liệu BDL chỉ gồm phần dữ liệu thật sự chứ không được bao gồm phần tiêu đề cuả bảng dữ liệu.
Thứ tự cuả hàng n (mà hàm sẽ sang đó lấy giá trị trả về) được tính trong nội bộ bảng dữ liệu BDL, đếm từ trên xuống dưới, bắt đầu từ 1.
Nếu không tìm thấy bt trong hàng đầu tiên cuả bảng dữ liệu BDL thì hoặc là có dấu hiệu báo lỗi trong ô đang nhập công thức, hoặc là hàm sẽ trả về một giá trị không chính xác.
3. Hàm RANK(n,Block,Order).
Trả về thứ hạng cuả số n trong khối Block. Nếu Order là 1 thì thứ hạng được tính tăng dần (số nhỏ nhất thì hạng 1), nếu Order là 0 (hoặc không ghi) thứ hạng được tính giảm dần (số lớn nhất thì hạng 1).
Lưu ý: Điạ chỉ khối cuả bảng dữ liệu BLock phải là điạ chỉ tuyệt đối.
Ví dụ2: Nếu có bảng tính sau:
A
B
C
D
1
5
52
84
43
2
10
32
67
45
3
17
42
18
22
4
20
83
76
47
	= VLOOKUP( 5, $A$1:$D$4, 3)	->	84
	= VLOOKUP(10, $A$1:$D$4, 0)	->	#VALUE !
	= VLOOKUP(20, $A$1:$D$4, 4)	->	47
	= HLOOKUP( 5, $A$1:$D$4, 3)	->	17
V. HÀM VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU: (HỌC THUỘC LÒNG)
1. Hàm SUMIF(cột chứa điều kiện, điều kiện, cột tính tổng) hoặc SUMIF(địa chỉ khối, điều kiện)
	Tính tổng trên cột của những dòng thỏa mãn điều kiện
 Ví dụ: =SUMIF($B$3:$B$10,”Ti vi”, ($D$3:$D$10) (không khối tiêu đề)
	Tính tổng từ D3:D10 tương ứng với cột B từ B3:B10 có giá trị là “Ti vi”
	=SUMIF(A2:A6,”>10”) à 75
 Ví dụ: Cho biết tổng lương của những người thuộc phòng “TC” 
=SUMIF($C$3:$C$7, “TC”, $G$3:$G$7) 
2. Hàm DSUM(Vùng cơ sở dữ liệu (bảng tính), cột tính tổng, vùng điều kiện)
	Tính tổng trên cột tính tổng của những dòng thỏa mãn điều kiện. (Vùng CSDL và vùng ĐK có khối tiêu đề cột)
 Ví dụ: Cho biết tổng lương của những người thuộc phòng “TC” 
 =DSUM($A$2:$G:$7,G2,$B$9:$B$10)
3. Hàm DCOUNT(Vùng cơ sở dữ liệu (bảng tính), cột đếm, vùng điều kiện)
	Đếm số phần tử có giá trị số của những dòng thỏa mãn điều kiện. (Vùng CSDL và vùng ĐK có khối tiêu đề cột)
 Ví dụ: Cho biết tổng số người thuộc phòng “TC” 
=DCOUNT($A$2:$G:$7,F2,$B$9:$B$10) à 3 (cột F2 có giá trị số)
4. Hàm DCOUNTA(Vùng cơ sở dữ liệu (bảng tính), cột đếm, vùng điều kiện)
 Đếm số phần tử khác rỗng (cả số và chuỗi) của những dòng thỏa mãn điều kiện. (Vùng CSDL và vùng ĐK có khối tiêu đề cột)
 Ví dụ: Cho biết tổng số người thuộc phòng “TC”
=DCOUNTA($A$2:$G:$7,C2,$B$9:$B$10) à 3 (cột C2 có giá trị chuỗi)
5. Hàm DMAX(Vùng cơ sở dữ liệu (bảng tính), cột lấy MAX, vùng điều kiện)
 Trả về giá trị MAX của những dòng thỏa mãn điều kiện. (Vùng CSDL và vùng ĐK có khối tiêu đề cột)
 Ví dụ: Cho biết Hệ số cao nhất của những người thuộc phòng “TC” 
=DMAX($A$2:$G:$7,F2,$B$9:$B$10) à 4.46
6. Hàm DMIN(Vùng cơ sở dữ liệu (bảng tính), cột lấy MIN, vùng điều kiện)
	Trả về giá trị MIN của những dòng thỏa mãn điều kiện. (Vùng CSDL và vùng ĐK có khối tiêu đề cột)
 Ví dụ: Cho biết Hệ số thấp nhất của những người thuộc phòng “TC”
=DMIN($A$2:$G:$7,F2,$B$9:$B$10) à 3.70
7. Hàm DAVERAGE(Vùng cơ sở dữ liệu (bảng tính), cột tính trung bình, vùng điều kiện)
	Tính giá trị trung bình (bình quân) của những dòng thỏa mãn điều kiện. (Vùng CSDL và vùng ĐK có khối tiêu đề cột)
 Ví dụ: Cho biết tổng lương bình quân (trung bình) của những người thuộc phòng “TC”
=DAVERAGE($A$2:$G:$7,G2,$B$9:$B$10)
Trình bày cách xếp thứ tự cơ sở dữ liệu trong Excel bằng lệnh SORT.
Nếu cơ sở dữ liệu độc lập chỉ cần đưa khung định vị vào ô bất kỳ trong cơ sở dữ liệu nếu không nên đánh dấu khối các mẫu tin trong cơ sở dữ liệu cân tác động.
Thực hiện lệnh DATA/Sort.
Chọn tên cột dùng làm khoá sắp xếp trong khung Sort By.
Chọn 1 hình thức sắp xếp chính (khóa thứ nhất): Tăng dần (Ascending) hoặc giảm dần (Descending).
Khi các mẫu tin bị trùng khoá thứ nhất thì chọn khoá sắp xếp thứ 2 trong khung Then By.
Ngoài ra cần báo rõ một số tham số sau:
Khung My List Has:
Header Row: Cho biết phạm vi đánh dấu khối có chưá dòng tiêu đề cột.
No Header Row: Phạm vi đánh dấu khối không chưá dòng tiêu đề cột.
Trình bày cách rút trích dữ liệu (lọc) bằng lệnh Data \ Filter \ Advanced Filter.
Tạo bảng tiêu chuẩn rút trích
Sau khi đã chuẩn bị xong bảng tiêu chuẩn ta thực hiện các thao tác sau:
Đưa khung định vị vào ô bất kỳ trong cơ sở dữ liệu. 
Lệnh: DATA/Filter/Advanced Filter. Màn hình hiện ra một hộp đối thoại có các thành phần sau:
Khung Action: Quy định vị trí chưá dữ liệu lọc.
Filter the List, in-place: Những mẫu tin được lọc ra hiện ngay trong cơ sở dữ liệu, các mẫu tin khác ẩn đi.
Copy to Another Location: Sao chép những mẫu tin lọc đến một vị trí khác.
Ba khung bên dưới là các điạ chỉ:
List Range: Điạ chỉ cuả cơ sở dữ liệu.
Criteria range: Điạ chỉ cuả bảng tiêu chuẩn.
Copy To: Điạ chỉ cuả nơi chưá dữ liệu lọc.
Khi không tính được hàm, EXCEL thường trả về một số dạng thông báo lỗi và ý nghĩa của các dạng lỗi:
#VALUE! : giá trị không đúng kiểu
#NAME? : sai tên trong biểu thức
#NUM!	: trị số không hợp lệ
#N/A!	: không tính được
#DIV/0!: không thể chia cho số 0
#REF!	: không tham chiếu được
#NUL!	: không có gì để tính
TÓM TẮT LÝ THUYẾT và MÔT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT – WORD
Trình bày các thành phần cửa sổ WORD
Thanh tiêu đề (Title Bar): cho biết tên chương trình và tên tập tin
Thanh menu (Menu Bar): chứa các lệnh của Word
Thanh công cụ (Tool Bar: chứa một số biểu tượng thể hiện 1 số lệnh thông dụng
Thanh thước (Ruler): chứa 1 số biểu tượng định dạng thông dụng
Vùng sọan thảo (Text area): Dùng để sọan thảo văn bản
Thanh trạng thái (Status Bar): Cho biết tình trạng đang sọan thảo
Thanh trượt (Scroll Bar): Dùng để di chuyển màn hình cửa sổ văn bản bằng chuột (hiển thị vùng bị che khuất)
Trình bày chi tiết định dạng kí tự
- Chọn khối kí tự 
- Lệnh FORMAT \ FONT. hộp thọai xuất hiện:
	+ Font: chọn mẫu chữ, dạng chữ
	+ Font Style: kiểu chữ
	+ Size: kích thước kí tự
	+ Font color: Màu kí tự
	+ Underline: Kiểu gạch chân
	+ Effects: Các hiệu ứng kí tự
Định dạng trang in: 
Lệnh File \ Page Setup, hộp thoại xuất hiện:
Chọn thẻ Margins để xác định:
+ Top: lề trên trang in	+ Left: Lế trái trang in	
+ Bottom: Lề dưới trang in	+ Right: Lề phải trang in
+ Orientation: Xác định trình bày theo chiều dọc (Portrait) hay chiều ngang (Landscape) của giấy in
Định dạng cột báo (COLUMN)
Chọn khối văn bản 
Lệnh Format \ Columns, xuất hiện hộp thoại
+ Preset: Xác định 1 số dạng mẫu chia cột theo mẫu
+ Number of column: Xác định số cột theo ý muốn
+ Width and Spacing: độ rộng mỗi cột và khoảng cách với cột sau cho mỗi cột
+ Line between: Xác định có hay không đường gạch đứng giữa các cột.
Định dạng TAB STOP
Lệnh Format \ Tabs, hộp thoại xuất hiện:
+ Tab stop postion: xác định vị trí của Tab stop (theo Ruler- thanh thước)
+ Alignment: Xác định loại Tab
+ Leader: Xác định kí tự dẫn khi nhấn phím Tab
+ Nhắp nút SET để xác định cho một Tap stop.
Định dạng danh sách liệt kê bằng số thứ tự, kí hiệu:
Lệnh Format \ Bullets and Numbering, xuất hiện hộp thoại
+ Chọn Bulleted: dạng kí tự
+ Chọn Numbered: dạng số thứ tự
Tạo Bảng biểu (Table)
Lệnh Table \ Insert \ Table, xuất hiện hộp thoại
+ Number of columns: nhập số cột của Table
+ Number of rows: nhập số dòng của Table
Kí tự lớn đầu đoạn văn bản: 
Chọn đoạn văn bản
Lệnh Format \ Drop Cap, hộp thoại xuất hiện:
+ Position: mẫu chọn dạng trình bày
+ Option: 
Font (xác định Font kí tự làm lớn). 
Lines to drop: Xác định số dòng mà kí tự chiếm chỗ. 
Distance from Text: Khoảng cách hàng ngang từ kí tự lớn này đến đoạn
Tạo chữ WordArt: Lệnh Insert \ Picture \ WordArt
Chèn hình ảnh: Lệnh Insert \ Picture \ Clip Art
Tạo tiêu đề Header (Đầu trang), Footer (cuối trang):
Lệnh View \ Header and Footer, thanh công cụ xuất hiện, gõ nội dung cần trình bày vào đầu trang hay cuối trang
Đánh số trang: Lệnh Insert \ Page Numers 

File đính kèm:

  • docTOM TAT LY THUYET (W_E).doc