Một số hoạt động Mĩ Thuật từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930

Nhằm đào tạo và khai thác tài năng của các nghệ nhân Việt Nam phục vụ cho chính sách “ Khai hóa”, thực dân Pháp đã thành lập :

Trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một (1901)

Trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định (1913)

Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1925)

 

ppt15 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3294 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Một số hoạt động Mĩ Thuật từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Tổ 2: Xin trình bày về một số hoạt động Mĩ Thuật từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930 Đây là giai đoạn hoàn tất một loạt các công trình kiến trúc lăng tẩm, đền, miếu H.A 1 => Chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp - Về hội họa chưa có gì đáng kể ngoài một vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến và vài họa sĩ khác H.A 2 Lăng Khải Định Lăng Tự Đức Lăng Minh Mạng Lăng Gia Long Đền Ngọc Sơn Đền Hùng Hà Nội –Văn Miếu T.2 Bình Văn Chân dung cụ Tú Mền Kí họa màu nước: “Con trâu quả thực” của họa sĩ Tô Ngọc Vân" Tranh màu bột của Nguyễn Hiêm: "Trận tầm vu" T.2 Nhằm đào tạo và khai thác tài năng của các nghệ nhân Việt Nam phục vụ cho chính sách “ Khai hóa”, thực dân Pháp đã thành lập : Trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một (1901) Trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định (1913) Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1925) => Việc này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Một thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo cơ bản, chính quy trong giai đoạn này như: Nguyễn Phan Chánh 	 Mai Trung Thứ Nguyễn Gia Trí 	Lê Thị Lựu Tô Ngọc Vân 	Lê Phổ Trần Văn Cẩn 	Vũ Cao Đàm Lê Văn Đệ 	Nguyễn Khang Nguyễn Đỗ Cung …  Điều này cho thấy nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam đang từng bước phát triển Sau ñaây toå 2 xin trình baøy moät soá hieåu bieát veà caùc hoïa só, nhaø ñieâu khaéc ñöôïc ñaøo taïo cô baûn, chính quy trong gia ñoaïn naøy: Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh Họa sĩ Tô Ngọc Vân Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung Họa Sĩ Nguyễn Gia Trí T.L T.L T.L T.L Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892 tại làng Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là sinh viên khóa 1 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925 - 1930). Ông là người chuyên vẽ tranh lụa, Từ những năm 30 của thế kỷ XX, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài qua các cuộc trưng bày tranh. Đặc biệt là cuộc trưng bày ở Pa-ri (Pháp) năm 1931. Tranh lụa của ông làm rung động lòng người bởi tình cảm chân thực, giản dị, trữ tình, dựa vào kỹ thuật châu Âu nhưng vẫn giữ nét hòa sắc bố cục của nghệ thuật Phương Đông truyền thống, đậm đà tâm hồn Việt. Ông là người mở đầu và có công rất lớn đối với tranh lụa Việt Nam hiện đại. Ông mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội, thọ 92 tuổi. Năm 1996 - Nhà nước truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: Chơi ô ăn quan (1931), Rửa rau cầu ao (1931), Hái rau muống (1934), Sau giờ lao động (1960), Bữa cơm mùa thắng lợi (1960), Sau giờ trực chiến (1968),... T.11 Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà Nội, quê ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương năm 1931 và sớm trở thành một trong những họa sĩ nổi tiếng của nền nghệ thuật tạo hình VN hiện đại. nghệ thuật của ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau ở trong nước và giới yêu chuộng nghệ thuật nước ngoài. Ông là họa sĩ tiêu biểu cho lớp nghệ sĩ trí thức Hà Nội tham gia kháng chiến. Trước CMT8 năm 1945, ông chuyên vẽ các thiếu nữ thị thành đài các, sau CM và trong kháng chiến, ông chuyển hẳn sang vẽ về những chị nông dân, những anh vệ quốc đoàn, những bà già và cô gái dân tộc tham gia kháng chiến. Ông từng làm trưởng đoàn văn hóa kháng chiến và làm hiệu trưởng đầu tiên của trường mỹ thuật kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc (1951). Ông là người chịu khó thâm nhập thực tế ở nông thôn và tham gia các chiến dịch. Nhiều kí họa, ghi chép của ông như: Chị cán bộ cốt cán, Đi học đêm, Hành quân qua suối, Tôi có ý kiến... là những tác phẩm quý giá trong kho tàng mỹ thuật Việt Nam. Với cách vẽ chân phương nhưng không kém phần khoáng đạt, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét là khuynh hướng mới trong sáng tác của ông. Tô Ngọc Vân đã hi sinh anh dũng trên đường tham gia kháng chiến chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Đánh giá công lao và vai trò sáng tác của họa sĩ, năm 1996 Nhà nước đã truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật . T.11 Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1912, quê ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống nho học khoa bảng. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1934. Trước CMT8, ông là người mang nặng những u uất trăn trở. Nhưng sau khi CM thành công, ông đã nhanh chóng chút bỏ ưu tư và tham gia hoạt động ngay từ những ngày đầu trong chính quyên mới. Ông đã đi theo đoàn quân Nam tiến và có mặt ở vùng cực Nam trung bộ. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đã vẽ về cuộc chiến đấu hào hùng, đầy khí thế của nhân dân ta và các lực lượng vũ trang. Một số tác phẩm nổi tiếng như: Du kích tập bắn, Làm kíp lựu đạn, Khai hội,... đã được sáng tác tại chỗ. Ngoài ra, ông còn mở lớp đào tạo các họa sĩ trẻ cho vùng Trung trung bộ để phục vụ kháng chiến. Hòa bình lập lại, họa sĩ vừa sáng tác nghệ thuật, vừa dồn hết công sức trí tuệ để xây Viện bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện nghiên cứu Mỹ thuật. Ông là viện trưởng đầu tiên của các Viện trên và có nhiều bài viết nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc. Ông mất ngày 22-9-1977 tại Hà Nội, hưởng thọ 65 tuổi. Để ghi nhận công lao đóng góp và sáng tạo nghệ thuật, năm 1996, nhà nước đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. T.11 Nguyễn Gia Trí (1908-1993) sinh tại tỉnh Hà Tây, Việt Nam. Khi còn là sinh viên của trường đại học nổi tiếng Indochina Fine Arts College (1931-1936), ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là "Vua sơn mài" Sinh thời,Bùi Xuân Phái rất ngưỡng mộ tài năng của Nguyễn Gia Trí,và xem ông như bậc đàn anh đáng kính. Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể tìm thấy trong Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội và Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật tại Sài Gòn. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã được chỉ định là Bảo Vật Quốc Gia. Vì thế, những tác phẩm của ông đã không được phép rời khỏi Việt Nam. T.11 

File đính kèm:

  • pptMot so hoat dong Mi Thuat tu cuoi the ki XIX den nam 1930.ppt