Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Như đã nói ở trên muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em.

Đặc biệt là những đối tượng học sinh ở nơi tôi đang công tác thì việc hiểu được tâm tư của các em là vô cùng khó đoi đó để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi phải luôn gần gũi ,tìm hiểu về hoàn cảnh, sở thích ,tính cách của các em. Vì vậy mà khi được giao chủ nhiệm lớp 8A tôi tìm hiểu các em ở một số mặt sau đây.

Thành phần gia đình:

• Con thương binh, liệt sĩ: 0.

• Con dân tộc ít người: 19 ( DT Thái)

 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:

• Lò Văn Hảo: Nhà xa, cha mẹ li thân, kinh tế khó khăn.

• Bùi Thị Hương: Thường xuyên ốm đau,gia đìnhkhó khăn.

Học sinh cá biệt:

Vi Văn Thạnh ( Chậm, thụ động, uể oải trong học tập )

Địa bàn cư trú :Các em ở tất cả các bản trong xã(6 bản) xa nhất là bản Tình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 12661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình ở nhà là những trò con ngoan biết kính trọng,lễ phép với người lớn,biết vâng lời ông,bà,cha mẹ, ở trường là những trò giỏi, sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Tam Lư. 
2 .Cơ sở thực tiễn 
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng,giữa miền xuôi và miền ngược đang ngày càng phát triển. Điều đó đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ, càng ngày việc xuất hiện nhiều học sinh có những biểu hiện chưa tốt như (học sinh vô lễ, ra đường không biết chào hỏi người lớn tuổi) ….mà ở đây một phần là do chưa được sự quan tâm đúng mức của gia đình . Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức của các em. 
3. Tính mới của đề tài
 Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế,… rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người yêu lao động sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. 
 Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua(Từ năm 2008-đến nay), đặc biệt là năm 2013 – 2014. Rất mong sự góp ý chân thành của BGH Nhà trường , quý bạn đồng nghiệp (đặc biệt là những đồng chí đã đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi trong những năm học trước), để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn.
B-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 
1. Thuận lợi
Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của Ban Giám Hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong HĐSP nhà trường.Cùng lãnh đạo địa phương nơi công tác,hội phụ huynh .
Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng.
Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động.Như các em:Hà Thị Lam,Lữ Hồng Nhung,Vi Thị Thương B
2. Khó khăn 
Đầu năm học 2013 - 2014 tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8A. Đây là lớp 7A của năm học 2012 – 2013. Trình độ học sinh trong lớp chủ yếu ở mức trung bình (TS: 20) 
- Giỏi: 0. 
- Khá: 7.
- Trung Bình: 13.
- Yếu: 0.
- Kém: 0.
Đa số các em đều có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, nhà xa, ít dành thời gian cho việc học.
 Đa số học sinh chưa ý thức học tập còn ham chơi.
Phụ huynh học sinh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái .
Lớp có 2 học sinh cá biệt 
Vi Văn Thạnh (Chậm, thụ động, uể oải trong học tập,hay nghỉ học vô lí do).
Lương Văn Hiệp ( Trốn tiết, gia đình buông lỏng, có hành vi vô lễ với thầy cô).
Trong năm học 2013-2014 có em Vi Văn Tú do điều kiện Gia đình đã chuyển trường nên sỉ số lớp bị xáo trộn ít nhiều.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
1. Người giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng đạt được một số yêu cầu sư phạm cơ bản
Như chúng ta đã biết thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ ở đó con người phải là trung tâm của sự phát triển, vừa là động lực của sự phát triển. Sự phát triển đấy hầu như tác động và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống .Muốn chiếm lĩnh công nghệ hiện đại thì phải có tri thức điều đó phụ thuộc nhiều vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ ra sao,giáo dục nhân cách cho học sinh cũng rất quan trọng nhất là đối với những giáo viên đang trực tiếp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như tôi. Do đó người giáo viên và giáo viên chủ nhiệm phải có những phẩm chất và kiến thức phù hợp .
Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề ,hiểu được chủ trương ,chính sách của đảng và nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục. 
Thứ hai, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn vững vàng . Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục và chấp nhận sự giáo dục của mình. 
Thứ ba là người giáo viên chủ nhiệm “phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và yêu mến học sinh đối xử công băng với học sinh. Hiểu hoàn cảnh của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm ,có như vậy thì ta mới thực sự cảm hóa được các em, bởi , chúng ta dùng tình cảm để tác động đến các em. phải có niềm tin ở các em. Chính niềm tin ấy sẽ tiếp thêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Khi tiếp xúc với các em thì cử chỉ ,lời nói và thái độ ứng xử phải chuẩn mực,đúng đắn,thực tế cho thấy giáo viên được học sinh tôn trọng thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả.
2.Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm 
Như đã nói ở trên muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em.
Đặc biệt là những đối tượng học sinh ở nơi tôi đang công tác thì việc hiểu được tâm tư của các em là vô cùng khó đoi đó để hiểu được những đều ấy một cách tường tận? Theo tôi phải luôn gần gũi ,tìm hiểu về hoàn cảnh, sở thích ,tính cách … của các em. Vì vậy mà khi được giao chủ nhiệm lớp 8A tôi tìm hiểu các em ở một số mặt sau đây. 
Thành phần gia đình:
Con thương binh, liệt sĩ: 0.
Con dân tộc ít người: 19 ( DT Thái)
 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế:
Lò Văn Hảo: Nhà xa, cha mẹ li thân, kinh tế khó khăn.
Bùi Thị Hương: Thường xuyên ốm đau,gia đìnhkhó khăn.
Học sinh cá biệt:
Vi Văn Thạnh ( Chậm, thụ động, uể oải trong học tập )
Địa bàn cư trú :Các em ở tất cả các bản trong xã(6 bản) xa nhất là bản Tình.
Học lực và hạnh kiểm năm học trước( 2012 – 2013)
Học lực: Giỏi: 0; Khá: 7; Trung Bình: 13
Hạnh Kiểm: Tốt: 18; Khá: 2
Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các công việc sau:
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới .(Thông qua học bạ và sổ điểm năm học trước)
Bước 2: 
Từ các thông tin đã thu thập được qua nhiều kênh thông tin tôi như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh,qua hồ sơ..… Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi còn trò chuyện với GVCN của năm trước(Cô Lê Thị Yến).
 Bước 3: 
Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn, cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm và liên hệ với gia đình học sinh qua các hình thức truyền thống như điện thoại, sổ liên lạc. Đặc biệt đối với những học sinh cá biệt tôi còn thường xuyên đến tận nhà những em đó để trao đổi trực tiếp với phụ huynh tìm ra nguyên nhân các em hay nghỉ học,hay thường vi phạm trong các giờ học ....để từ đó có biện pháp phù hợp đối với đối tượng học sinh .
+ Tiến hành làm sổ chủ nhiệm
Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất là:
 - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại).
 - Sơ đồ chỗ ngồi.
- Danh sách cán bộ lớp.
- Nội quy trường lớp.
- Theo dõi kết quả thi đua.
- Theo dõi học sinh cá biệt.
- Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ.
- Kiểm diện phụ huynh đi họp.
3. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực
Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được.
Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:
* Bầu ban cán sự lớp
* Bầu tổ trưởng
 * Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự vừa được bầu.
 * Một số yêu cầu khác:
- Cho học sinh nắm rõ nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp thông qua các buổi sinh hoạt cuối tuần.
- Qui định về thưởng phạt: Trong các ngày lễ lớn phát động phong trào thi đua về nhiều mặt ví dụ như :Thi đua giành nhiều điểm tốt,trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, học sinh nào đạt được chỉ tiêu sẽ được thưởng 2 cuốn vở .(Trích từ quỹ lớp,tiền thưởng của lớp...).
 + Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. 
Trong phiên họp phụ huynh đầu năm theo kế hoạch của nhà trường tôi gửi thư mời trước một tuần. Và đề nghị phụ huynh có mặt đầy đủ để nắm được kết quả học tập ,rèn luyện của con em mình,đồng thời nắm được kế hoạch của nhà trường trong năm học mới. .Trước khi vào cuộc họp kiểm diện sự có mặt của phụ huynh .
Khi tiến hành cuộc họp thông báo các nội dung sau đây:
* Thông báo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh trong năm học trước và đầu năm học.
 *Thông qua nội quy nhà trường,của lớp học trong năm học mới.
 *Thông báo về các khoản thu đầu năm ( xin ý kiến của phụ huynh học sinh ở một số khoản thu như tiền điện,nước uống cho học sinh,tiền mua dụng cụ y tế học đường... Nhằm tạo sự đồng thuận lớn trong việc xây dựng nhà trường ,Tránh việc học sinh lợi dụng lấy tiến của cha mẹ để đi chơi ).
 *Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh ( Những PH nhiệt tình,năng nổ trong công tác của hội Như anh :Lữ Hồng Mặn,Chị Vi Thị Túc)
+ sinh hoạt 15 phút đầu giờ:
- Giúp giáo viên nắm được tình hình của lớp sau mỗi buổi học để có biện pháp phù hợp đối với học sinh.
+ Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Thời gian sinh hoạt vào tiết 5 ngày thứ 7 hàng tuần .Ngoài sinh hoạt 15 phút đầu giờ thì đây là thời gian mà giáo viên chủ nhiệm gần gũi và tiếp xúc với các em nhiều nhất trong tuần học và hoạt động, là thời gian nhìn nhận lại các hoạt động của lớp về các mặt.Do đó tiết sinh hoạt phải đạt được các mục tiêu như sau:
Khi sinh hoạt phải tạo cho học sinh tâm lí thoải mái , học sinh sẵn sàng chia chia sẻ với g áo viên những khó khăn vướng mắc gặp phải trong học tập,quan hệ bạn bè ở trong tuần.
 - Hs tự nhận lỗi và khuyết điểm về mình,biết cách để sửa chữa.
 - Học sinh nói chuyện trong giờ học, không làm bài đầy đủ hoặc có nhiều biểu hiện hành vi tốt như làm bài hay, sáng tạo thì giáo viên chủ nhiệm có thể nhắc nhở, tuyên dương, động viên, khen thưởng bằng lời hoặc cho điểm tốt phù hợp…
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau:
-Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của các tổ. 
- Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm 
Nêu ưu điểm.
Nêu khuyết điểm.
Nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm, thi hành kỉ luật đối với từng học sinh vi phạm tùy theo mức độ năng nhẹ mà nhắc nhở, khiển trách, ...
- Đánh giá xếp loại của các thành viên trong tổ và lớp học.
- Xây dựng kế hoạch cho tuần sau,giáo viên chủ nhiệm đề ra các biện pháp phù hợp đối với tập thể lớp
- Công khai xếp loại thi đua của học sinh theo tuần,tháng do học sinh tự xếp loại dựa trên những quy định chung của trường và lớp (thực hiện ở các tiết sinh hoạt và đánh giá trên bảng thi đua xếp loại lớp học) 
4. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác.
 * Phối hợp với gia đình học sinh 
Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị bố ,mẹ bị la rầy, nên hầu hết các em không muốn báo cáo cho bố mẹ biết kết quả học tập và rèn luyện của mình . Vì vậy là người trực tiếp theo dõi các em tôi lên kế hoạch thông báo cho gia đình của các em biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức giữa học kì và cuối các học kì trong năm học.Từ đó gia đình biết được tình hình học tập và rèn luyện của con , hành vi của con em mình để có những biện giáo dục pháp phù hợp .
Ngoài việc sử dụng sổ liên lạc ,điện thoại để liên hệ do điều kiện địa hình tôi còn đến nhà để trực tiếp trao đổi với phụ huynh nhất là đối với gia đình có học sinh cá biệt ví dụ như học sinh Vi Văn Thạnh,Lương Văn Hiệp tôi thường xuyên đến nhà các em để trao đổi trực tiếp với bố,mẹ về tình hình học tập và rèn luyện của các em ở trường,ở lớp. Điều này đã giúp cho phụ huynh nắm được những hoạt động của con em mình từ đó tạo được sự đồng thuận của bố mẹ trong việc nhắc nhở con em mình.
Với những vấn đề đã nêu ở trên tôi thiết nghĩ khi phối hợp với gia đình là giáo viên chủ nhiệm thì cần phải đặc biệt linh hoạt trong việc sử dụng các biện pháp giáo dục đối với từng đối tượng học sinh ‎ ,bởi vì hoàn cảnh gia đình của các em họ sinh không phai là giống nhau tùy theo hoàn cảnh mà có biện pháp giáo dục phù hợp có như vậy mới đạt được kết quả cao.
 * Phối hợp với các Giáo viên bộ môn.
Ở từng cấp học thì chúng ta đã biết đối với bậc học mầm non và tiểu học thì học sinh được học các môn học chủ yếu là với thầy cô chủ nhiệm (Trừ các bộ môn đặc thù:Âm nhạc,Thể dục...) Tuy nhiên từ bậc THCS đến các bậc cao học cao hơn thì học sinh phải học nhiều môn,mà mỗi môn học là do1 hoặc 2 giáo viên bộ môn phụ trách và giảng dạy. Do đó muốn biết được kết quả rèn luyện về quả học tập và đạo đức của học sinh là người giáo viên GVCN phải luôn kết hợp với những giáo viên bộ môn trực tếp giảng dạy lớp mình . Để cho sự phối hợp này được thuận lợi tôi đã làm các công việc sau:
 - Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp, cũng như của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt tôi đề nghị với các giáo viên bộ môn có hình thức giáo dục ,phương pháp giảng dạy giáo dục phù hợp. 
- Đối với các em tôi động viên các em phải mạnh dạn phát biểu ‎ kiến trong các giờ học tùy theo sự hiểu biết của mình .Phải nghiêm túc‎ nghe các thầy cô giảng trong các giờ học.,các giờ kiểm tra.
- Lên sinh hoạt 15 phút hàng ngày kết hợp với việc kiểm tra sổ đầu bài để từ đó biết được kết quả rèn luyện của từng học sinh trong lớp ,đồng thời kịp thời trao đổi với GV bộ môn về những nhận xét của tiết học.
* Phối hợp với Đội TNTP HCM.
Trong hoạt động của học sinh việc các em học tập kiến thức văn hóa là quan trọng tuy nhiên phải kết hợp hài hòa để các em tham gia các hoạt động của Đội .
Trong hoạt động của đội còn có việc đánh giá kết quả thi đia giữa các lớp theo tuần,tháng. Từ các quy định thi đua của đội sẽ được làm cơ sở đưa ra biểu điểm thi đua phù hợp với lớp mình phụ trách. Để đánh giá xếp loại khách quan ,công bằng đối với học sinh thì cần có sự kết hợp của các thành viên trong ban cán sự lớp ,căn cứ vào sổ đầu bài. Sông song với những nhận xét thì phải tùy từng đối tượng học sinh mà có những nhận xét phù hợp “dành những lời khen tặng học sinh khi tốt, phê bình học sinh vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ từ khiển trách trước lớp đến làm bản kiểm điểm, cảnh cáo dưới cờ”. 
C . KẾT LUẬN
1.Kết quả đạt được
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của BGH, hội đồng Đội, các thầy cô trong trong hội đồng sư phạm ,PHHS. 
- Hs biết vâng lời thầy cô,ngoan ngoãn và lễ phép vơi thầy cô và người lớn tuổi. tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt sau nửa năm học lớp 8A được sự tin tưởng thương yêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. 
Kết quả của học kì I đạt được như sau:
*Học lực:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
3
16,8%
10
55,5%
5
27,7%
0
0%
0
0%
*Hạnh kiểm 
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
18
94,8%
1
5,2%
0
0%
0
0%
Các phong trào khác:
- Đạt giải nhất về phong trào học tập và giải nhì về giao lưu Thể thao trong đợt thi đua chào mừng ngày ngày nhà giáo việt nam 20/11/2013 do đoàn nhà trường phát động .Tham gia giải bóng đá nam do đoàn trường phát động kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26/3
2. Bài học kinh nghiệm
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm liên tục từ khi ra trường( 2008- đến ngày hôm nay.Bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm bổ ích cho mình như sau :
Là một giáo viên chủ nhiệm nhất là ở vùng có điều kiện phát triển kinh tế xã hội đặc 

File đính kèm:

  • docChu nhiem THCS - Ha Van Duong - THCS Tam lu - Quan Son.doc