Một số kỹ thuật dạy và học tích cực ở trung học cơ sở

Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?

 

Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:

 Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp

 Kích thích sự tham gia tích cực của HS:

Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).

 

ppt36 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 12167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kỹ thuật dạy và học tích cực ở trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
* MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ - Nâng cao NL quản lý, NL hoạt động chuyên môn cho CBQL, GV trong trường THCS về áp dụng các PPDH và KTDH tích cực. - Đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng áp dụng PPDH và KTDH tích cực. - Góp phần thay đổi về PP thiết kế giờ dạy; tổ chức HĐ trong giờ dạy; nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn trong trường THCS. - Phát huy tính tích cực của người học - Tăng cường quản lí, tổ chức kiểm tra, thanh tra chuyên môn, đánh giá tình hình dạy học của tổ chuyên môn. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ * Kĩ thuật dạy học Kĩ thuật dạy học là gì? - Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. - Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ: trong phương pháp thảo luận nhóm có các kĩ thuật dạy học như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép... * A-MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC * 1. Kỹ thuật sử dụng câu hỏi trong dạy học Đặt câu hỏi là trung tâm của PPDH tích cực. Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút họ vào các cuộc thảo luận hiệu quả. PPDH bằng cách đặt câu hỏi được thực hiện thông qua việc đặt ra những câu hỏi thăm dò và thách thức nhằm đến các kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp và đánh giá. Đưa ra các câu hỏi có tính thách thức có thể kích thích học sinh khám phá các ý tưởng và ứng dụng kiến thức mới vào nhiều tình huống khác. * CÁC DẠNG CÂU HỎI : 1.CH đóng: chỉ có thể trả lời Đúng – Sai hoặc Có – Không. - CH dạng này thường dùng trong phần kết luận bài, cuối phần giới thiệu bài hoặc sau khi GV nêu nhiệm vụ cho HS và không (ít) sử dụng trong thảo luận để chia sẻ thông tin hoặc để phát triển tư duy HS. CÁC DẠNG CÂU HỎI : 2.  CH mở : Các câu hỏi yêu cầu học sinh tự bảo vệ ý kiến và giải thích lý do của mình gọi là những câu hỏi mở. Các câu hỏi đóng chỉ cần cho phép 1-2 học sinh trả lời đúng hoặc sai. Câu hỏi mở kích thích học sinh đào sâu suy nghĩ và đưa ra nhiều quan điểm. Không chỉ có một câu trả lời đúng. Đưa ra các câu hỏi mở, GV sẽ thu được nhiều ý tưởng hoặc câu trả lời khác nhau từ HS. + CH mở giúp HS có cái nhìn tổng quan hoặc đưa ra những băn khoăn, thắc mắc về tình huống hiện tại : Khi nào. . . ? Cái gì . . .  ? Ở đâu. . . ? Đến đâu . . . ? Để làm gì ? * 2. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” Thế nào là Kĩ thuật “khăn trải bàn”? - Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS * Kĩ thuật “Khăn trải bàn” Cá nhân 1 2 4 3 Nhóm Cá nhân Cá nhân Cá nhân * Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề Viết ý kiến cá nhân 1 3 4 2 Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân Viết ý kiến cá nhân Kĩ thuật “Khăn trải bàn” * Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn” Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm) Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…) Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn * 	 3. Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”? Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp Kích thích sự tham gia tích cực của HS: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). * 	 * Thực hành áp dụng Kĩ thuật “Các mảnh ghép”: “Tìm hiểu về sự phát triển của cây”: + Vòng 1: - Điều gì xảy ra nếu cây không có rễ? Điều gì xảy ra nếu cây không có thân? Điều gì xảy ra nếu cây không có lá? Điều gì xảy ra nếu cây không có hoa/ quả? + Vòng 2: Nêu các yếu tố cần thiết cho cây phát triển tốt và giải thích tại sao? * Kĩ thuật “Các mảnh ghép” Vòng 1 Vòng 2 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 * 	 VÒNG 1 Hoạt động theo nhóm 3 hoặc 4 hs Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C) Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao Mỗi thành viên đều trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm VÒNG 2 Hình thành nhóm 3 hoặc 4 hs mới (1hs từ nhóm 1, 1hs từ nhóm 2 và 1 hs từ nhóm 3…) Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm ở vòng 2 để giải quyết Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ ở vòng 2 Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép” * Thiết kế nhiệm vụ “Mảnh ghép” Lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1 Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược) Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (thực hiện ở vòng 1). Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2 * Ví dụ Chủ đề: Câu tiếng Việt * Vòng 1: Nhiệm vụ 1: Thế nào là câu đơn? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 2: Thế nào là câu ghép? Nêu và phân tích VD minh họa Nhiệm vụ 3: Thế nào là câu phức? Nêu và phân tích VD minh họa * Vòng 2: Câu đơn, câu phức và câu ghép khác nhau ở điểm nào? Phân tích VD minh hoạ * 1. Kỹ thuật KWL là gì? 2. Cách tiến hành. 3. Một số lưu ý. 4. Thực hành. 4. Kỹ thuật “KWL” * Kỹ thuật “KWL” là gì? 1.1. Giải thích thuật ngữ: K (Know): Những điều đã biết W (Want): Những điều muốn biết L (Learned): Những điều đã học được 1.2. KWL là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học. * Sơ đồ KWL Chủ đề: Tên: Ngày : * Ví dụ về sơ đồ KWL Chủ đề: Tìm hiểu sự thích nghi của sâu bọ với môi trường sống Tên: Nguyễn Thị Thịnh + Trần Hồng Hoa * 5. KỸ THUẬT SƠ ĐỒ TƯ DUY  Sơ đồ tư duy Chủ đề Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan Vấn đề liên quan * Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy là gì? Là một công cụ tổ chức tư duy. Là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Là một phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả: + Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng + Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. * Sơ đồ tư duy giúp gì cho bạn? - Sáng tạo hơn Tiết kiệm thời gian Ghi nhớ tốt hơn Nhìn thấy bức tranh tổng thể Tổ chức và phân loại - ... * Sơ đồ tư duy Cách tiến hành Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan. Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan. Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng * Ví dụ về Sơ đồ tư duy Quả Đặc điểm Cách sử dụng Ích lợi Nơi trồng Các loại quả * 6. Kĩ thuật HỎI VÀ TRẢ LỜI. Đặt ra các câu hỏi cho học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc rất quen thuộc đối với người giáo viên. Tuy nhiên cách đặt câu hỏi làm sao để khuyến khích được học sinh phát huy tính tích cực, chủ động là công việc không hề dễ dàng chút nào. Điều quan trọng là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và thu hút các em vào các cuộc thảo luận hiệu quả. * 1. Mục tiêu của kĩ thuật hỏi và trả lời là gì? Kĩ thuật hỏi trả lời nhằm giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học thông qua việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. 2. Kĩ thuật hỏi và trả lời có tác dụng như thế nào? + Giúp HS củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học. + Phát triển kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng trình bày, diễn đạt, tính chủ động, tự tin và khả năng phản ứng nhanh cho HS. + Tạo hứng thú học tập cho HS. + Giúp GV biết được kết quả học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của HS * 3. Kĩ thuật hỏi và trả lời được tiến hành theo các bước ntn? + Trước hết GV giới thiệu chủ đề sẽ thực hiện kĩ thuật hỏi và trả lời. + GV (hoặc một HS) sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. + HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt một câu hỏi tiếp theo và yêu cầu một HS khác trả lời. + HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp ... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại. * Lưu ý: - Để hoạt động này thêm hấp dẫn, có thể cho cả lớp/nhóm đứng thành vòng tròn. Người thứ nhất cầm bóng nêu câu hỏi và ném bóng cho một bạn đứng trong vòng tròn. Người thứ hai nhận được bóng, trả lời câu hỏi xong sẽ được quyền nêu câu hỏi và tiếp tục ném bóng cho người thứ 3 ... - Kĩ thuật hỏi và trả lời có thể tổ chức theo nhóm hoặc theo lớp. * Một số cách đặt câu hỏi có hiệu quả nhất: - Đặt những câu hỏi mang tính chất thách thức. - Đặt những câu hỏi mở. - Đặt những câu hỏi ngắn gọn. Các câu hỏi mở: Cho HS biết điều gì có giá trị và điều gì quan trọng Khơi gợi nhiều đáp án khác nhau Kích thích trao đổi giữa giáo viên, học sinh   Thúc đẩy thảo luận và tranh luận trong lớp * Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. 7. Kĩ thuật “Trình bày một phút” * 1. Mục tiêu của kĩ thuật trình bày một phút là gì? Tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học, đặt câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng cách trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. 2. Kĩ thuật trình bày một phút có tác dụng như thế nào? + Các câu hỏi cũng như các câu trả lời của HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em. + Giúp GV thấy được các em HS hiểu được vấn đề như thế nào. MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Kĩ thuật động não Kĩ thuật giao nhiệm vụ Kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật công đoạn Kĩ thuật “chúng em biết 3” Kĩ thuật “hoàn tất một nhiệm vụ” Kĩ thuật “viết tích cực” Kĩ thuật phân tích video Kĩ thuật nói cách khác Một số phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học theo nhóm Phương pháp dạy học tích hợp Phương pháp dạy học theo dự án Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề Phương pháp đóng vai Phương pháp trò chơi… KẾT LUẬN* Quan điểm dạy học ngày nay: Lấy học sinh làm trung tâm. Mọi hoạt động dạy học đều hướng về người học* Từ quan điểm dạy học đó đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, các PPDH tích cực cần được sử dụng và sử dụng có hiệu quả. * KTDH tích cực sẽ giúp gv đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học 

File đính kèm:

  • pptKTDH.ppt
Bài giảng liên quan