Một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung GD SKSS cho HS qua 1 số bài ở SGK Sinh học 8

Trong những thập kỉ vừa qua, thế giới – kể cả Việt nam đã có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến thanh thiếu niên, những người không giống với cha mẹ họ. Họ phải đối mặt với nhiều thách thức và các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị cho tương lai của mình. Nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân và sinh sản đang thay đổi. Rõ ràng, có nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi không hiểu biết đúng đắn về SKSS. Sự thiếu hiểu biết này có thể đẩy các em gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn, tình trạng nạo phá thai hoặc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, kể cả HIV/AIDS. GD SKSS vị thành niên có thể giúp lớp trẻ có cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao SKSS sau này.

 

doc26 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số phương pháp dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung GD SKSS cho HS qua 1 số bài ở SGK Sinh học 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
h dục. Vì vậy, việc cung cấp thông tin về GD SKSS cho vị thành niên là việc làm cần thiết, nhằm giúp thanh thiếu niên tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và có sự lựa chọn riêng, đồng thời nâng cao kiến thức và hiểu biết về các vấn đề SKSS. 
II/ Đặc điểm của VTN trong khu vực trường THCS Thị trấn Văn điển:
Khu vực Thị trấn Văn điển nằm ở ngoại thành phía nam Hà nội. ở khu vực này và các khu lân cận, trình độ văn hóa đã được nâng cao và những thay đổi lớn về giá trị văn hóa – kết quả của sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự tiếp xúc và sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin – quy mô gia đình giảm, ...có nhiều ảnh hưởng tới hành vi tình dục và SKSS ở tuổi VTN.
VTN là một bộ phận lớn dân cư, nên bất kỳ một thay đổi nào về cách giáo dục, hành vi, tuổi kết hôn và lối sống của VTN đều có ảnh hưởng quan trọng tới xã hội nơi họ đang sống. Theo các phân tích khoa học, thời kì giữa chín muồi tình dục và tuổi kết hôn tăng lên. Thêm vào đó, những phong tục truyền thống giúp ngăn chặn quan hệ tình dục trước hôn nhân bắt đầu bị xói mòn. Những thay đổi này cũng làm ảnh hưởng tới hành vi tình dục ở cả em trai cũng như em gái. Trước đây, quan hệ tình dục trước hôn nhân đối với phụ nữ là hành vi không được chấp nhận, còn đối với nam giới, kể cả những người “đang trở thành đàn ông”, vấn đề này thường được bỏ qua. Nhưng điều này giờ đây cũng đang thay đổi: quan hệ tình dục trong số VTN (kể cả nam và nữ) chưa có gia đình đang tăng lên. Nhiều nghiên cứu cho thấy không ít thanh niên ở khu vực đã có quan hệ tình dục, mà phần lớn là quan hệ tình dục không an toàn trước hôn nhân. Hậu quả là, nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS tăng lên nhanh chóng ở thanh thiếu niên.
Bất kể việc có thai xảy ra trong hay ngoài hôn nhân, thì mang thai sớm cũng có những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với VTN sống trong những điều kiện thiếu thốn, ít có khả năng sử dụng các dịch vụ y tế. Hơn nữa, phần lớn những trường hợp có thai ngoài ý muốn thường chọn giải pháp nạo phá thai (thường là trong điều kiện không an toàn với nguy cơ cao) gây biến chứng lâu dài, nghiêm trọng và thậm chí, có thể dẫn tới cái chết.
Mặc dù VTN thuộc cả hai giới đều đối mặt với những nguy cơ đó, nhưng ở nữ , những nguy cơ này đặc biệt lớn. Về cả thể chất lẫn tinh thần, các em gái phải chịu đựng những hậu quả bất lợi về SKSS do bị lạm dụng tình dục và những quan hệ tình dục không an toàn, cũng như thiếu khả năng tiếp cận những dịch vụ SKSS, kể cả khả năng tiếp cận thông tin và nguồn cung cấp các phương tiện tránh thai.
Các hậu quả do thiếu những hiểu biết cần thiết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bản thân VTN mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới nguồn lực xã hội, sự phát triển kinh tế xã hội và cả tương lai của vùng và của đất nước.
III/ Những nội dung GD SKSS trong chương trình SGK Sinh học 8 
Những nhu cầu chung nhất về thông tin cần được cung cấp là:
Đối với các em chuẩn bị bước vào tuổi dạy thì, cần cung cấp các thông tin về những biến đổi về thể chất, tình cảm và tâm lí sắp diễn ra để các em không bỡ ngỡ, lo lắng khi nó xảy đến. Điều quan trọng khác là cung cấp thông tin về cách giữ vẹ sinh, chăm sóc sức khỏe, rèn luyện cơ thể và cách giữ gìn các quan hệ tốt và lành mạnh với cha mẹ và bạn bè, kể cả bạn khác giới. Thêm nữa các em cũng cần biết về các cơ quan sinh dục và chức năng của chúng để chuẩn bị cho tương lai của bản thân.
Đối với các em trong tuổi dạy thì, cần cung cấp thêm những thông tin về các biện pháp tránh thai và cách tránh các bệnh lây qua quan hệ tình dục.
ở nước ta, hầu hết các em trong độ tuổi 10 – 14 và 15 -19 đang theo học ở các trường. Được sự quan tâm của nhà nước, hệ thống GD SKSS cho VTN được đưa một cách có hệ thống vào cuối chương trình của SGK Sinh học 8. Cụ thể như sau:
Vị trí bài
Tên bài
Nội dung cơ bản
Lưu ý
Bài 58
Tuyến Sinh dục
Nêu được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Kể tên các hoocmon sinh dục nam và hoocmon sinh dục nữ.
Những ảnh hưởng của hoocmon sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể của tuổi dậy thì.
Giáo dục ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ cơ thể.
Bài 60
Cơ quan sinh dục nam
Xác định được các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam và đường đi của tinh trùng từ nơi sản sinh đến khi ra ngoài cơ thể.Nêu được chức năng của các bộ phận đó.
Nêu rõ đặc điểm của tinh trùng
Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.
Bài 61
Cơ quan sinh dục nữ
Xác định và nêu được chức năng cơ bản các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ.
Nêu đặc điểm đặc biệt của trứng.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục
Bài 62
Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
Nêu được những điều kiện của sự thụ tinh và sự thụ thai.
Sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.
giải thích hiện tượng kinh nguyệt.
Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.
Bài 63
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình.
Những nguy cơ khi có thai ở tuổi VTN.
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Giáo dục ý thức tự bảo vệ mình, tránh mang thai ở tuổi VTN
Bài 64
Các bệnh lây qua đường sinh dục
Tác hại của một số bệnh tình dục phổ biến (lậu, giang mai, HIV/AIDS) đối với sức khỏe và việc sinh con.
Các con đường lây truyền và cách phòng tránh.
Giáo dục ý thức tự giác phòng tránh, sống lành mạnh.
Bài 64
Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người.
Tác hại của AIDS và virus HIV.
Các con đường lây truyền và cách phòng ngừa bệnh AIDS
Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn.
Chương II: Bước đầu tìm hiểu về các phương pháp GD SKSS trong nhà trường.
I/ Tìm hiểu hứng thú của HS với các kiến thức về SKSS.
Để tìm hiểu hứng thú của HS với các kiến thức về SKSS và cách tiếp nhận chúng, tôi đã dùng phiếu điều tra và trò chuyện với các HS lớp 8. Sau khi tìm hiểu, tôi rút ra nhận xét như sau:
+ Hầu hết HS cho rằng cần thiết phải đưa nội dung GD SKSS vào chương trình học.
+ Đa số HS tự tìm hiểu thông qua bạn bè, anh chị, sách báo,.. một số ít được người lớn, cha mẹ, ông bà hướng dẫn.
+ Nhiều HS còn e ngại khi nói hoặc hỏi các vấn đề liên quan đến SKSS, nhất là ở trong lớp có cả các bạn khác giới.
+ Nhiều HS cũng cho rằng kiến thức SKSS cung cấp thành hệ thống như SGK là rất hay nhưng nên có thêm những giờ ngoại khóa để có thể tìm hiểu cụ thể và kĩ hơn.
Phần lớn HS còn thấy e ngại trong việc tiếp thu các kiến thức về SKSS trong nhà trường, nguyên nhân chủ yếu là do các quan niệm, phong tục, lối sống... chưa đổi mới, vẫn còn mang nặng tư tưởng kín đáo của người á đông. Tuy nhiên, HS cũng thấy được sự cần thiết của việc đưa nội dung GD SKSS vào chương trình học. Thậm chí, có nhiều HS còn cho rằng nhà trường nên dạy kiến thức về SKSS sớm hơn hay tổ chức các buổi ngoại khóa về SKSS cho HS vì ngày nay, do điều kiện cuộc sống được nâng cao, nhiều HS dậy thì sớm. Trong khi đó, ở chương trình lớp 7, các em mới chỉ được học về cơ thể động vật chứ chưa biết gì về cơ thể người. Sau khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên đánh dấu tuổi dậy thì như hiện tượng kinh nguyệt ở nữ và xuất tinh ở các em nam, thì các em luôn quan tâm tìm hiểu về cơ thể mình nhiều hơn. Là vấn đề tế nhị, nên sự tìm hiểu của các em gặp nhiều khó khăn và ngại. Do vậy, trong việc GD SKSS cho HS, GV trước hết cần có thái độ tự nhiên, nghiêm túc trong quá trình giảng dạy; có kiến thức chuẩn xác và kết hợp các phương pháp dạy phù hợp khắc phục tính e ngại của HS.
II/ Một số phương pháp dạy học giáo dục SKSS.
Như đã nêu ở trên, GDSKSS VTN nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, SKSS và sức khỏe tình dục cho vị thành niên, đồng thời nhằm hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có được những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho hiện tại cũng như tương lai.
Như chúng ta đã biết, có khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con người. Vì vậy, GDSKSS VTN không nên chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn phải gây được ảnh hưởng tới hành vi hiện tại và sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cầp chú trọng vào công việc phát triển kĩ năng sống của học sinh (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định tiêu chuẩn, kĩ năng ra quyết định) nhằm đảm bảo tác động tích cực lên cuộc sống của các em. khi những kĩ năng này của lớp trẻ được phát triển , thì sự tự tin và tự trọng cũng được nâng lên, và đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các em.
Để đạt được những mục tiêu trên, một yêu cầu lớn phải đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần nâng cao vai trò chủ động và tích cực của người học. Dưới đây là một số phương pháp dạy học mới có thể sử dụng trong quá trình GDSKSS VTN. Những phương pháp này cũng có thể rất hữu ích và phù hợp với việc giảng các môn học khác hoặc cho giáo dục cộng đồng.
Những phương pháp đó là:
Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh.
Động não.
Điều tra/phát hiện.
Giải quyết vấn đề.
Xác định giá trị.
Học theo nhóm.
Đóng vai.
Trò trơi mô phỏng.
1/ Phương pháp Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh.
Phương pháp Thuyết trình là một phương pháp dạy học phổ biến nhất thường được giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học. Dạy học theo phương pháp Thuyết trình thường được hiểu là: giáo viên trình bày bài giảng trên lớp, bằng cách:
Giới thiệu khái quát chủ đề.
Giải thich các điểm chính của bài.
Giao bài tập cho học sinh.
Phương pháp Thuyết trình là một phương pháp dạy học “một chiều”. Tuy nhiên giáo viên không nên sử dụng quá thường xuyên phương pháp này mà phải kết hợp với các phương pháp khác để học sinh tham gia tích cực hơn vào quá trình dạy học.
*Cách tiến hành:
Thu hút sự chú ý của HS.
Giới thiệu chủ đề/ mục tiêu để HS biết được ý nghĩa và nội dung của bài học.
Trình bày chủ đề một cách rõ ràng và súc tích.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu đối với HS.
Chia nội dung bài học và công việc phải làm theo từng giai đoạn.
Nêu rõ thứ tự công việc phải làm.
Soạn ra những câu hỏi gợi ý nhằm chỉ dẫn HS cách tiếp thu kiến thức mới trong quá trình học.
Kiểm tra sự hiểu bài của HS ngay sau khi GV trình bày bằng cách đưa ra các câu hỏi phù hợp với bài học.
Khuyến khích HS đưa ra câu hỏi.
Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học để hỗ trợ cho việc trình bày bài giảng được rõ ràng và sinh động.
*Lưu ý:
Khi vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học, GV cần dùng từ đơn giản, dẽ hiểu và trình bày chậm rãi. Dành đủ thời gian cho HS nghĩ, vận dụng những điều vừa nghe giảng và trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
*Gợi ý sử dụng:
Có thể sử dụng phương pháp này cho tất cả các bài học, tuy nhiên nên kết hợp với các phương pháp khác.
2/ Phương pháp động não
Đây là một phương pháp dạy học nhằm giúp HS có thể đưa ra các ý tưởng, giả định, giả thuyết một vấn đề nào đó.
*Cách tiến hành:
Nêu một vấn đề cần bàn bạc cho cả lớp hoặc nêu vấn đề với từng nhóm từ 4 – 10 HS.
Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
Để HS tự nguyện hoặc cử một người làm thư kí ghi tất cả mọi ý kiến lên bảng hoặc giấy to, tránh trùng lặp.
Phân loại các ý kiến.
Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
Tổng hợp ý kiến và hỏi xem HS còn thắc mắc hay bổ sung gì không.
*Lưu ý:
Phương pháp động não có thể dùng để thảo luận bất kỳ một vấn đề nào. Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp cho những vấn đề ít nhiều đã quen thuộc với HS.
Cần hướng dẫn HS nêu các ý kiến phát biểu một cách ngắn gọn và súc tích.
Hoan nghênh và chấp nhận tất cả mọi ý kiến đóng góp của HS, không tỏ thái độ phê phán vội vàng đúng hay sai. Đối với bất kì một ý kiến nào, mục đích của phương pháp động não là thu được càng nhiều ý kiến càng tốt.
Cuối giờ thảo luận nên nhấn mạnh rằng kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả HS.
*Gợi ý sử dụng:
Phương pháp động não có thể được dùng cho nhiều chủ đề thảo luận trong các bài giảng. Ví dụ:
Tuổi vị thành niên là gì và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó.
Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/AIDS.
Mang thai sớm.
Các biện pháp tránh thai....
3/ Phương pháp điều tra/ phát hiện
Đây là phương pháp nhằm giúp HS tự mình tìm ra giải pháp trước một vấn đề mà lời giải của nó chưa có sẵn trong sách.
*cách tiến hành;
Xác định vấn đề.
Gợi ý để HS tự đưa ra một giải pháp/ giả thuyết có liên quan đến vấn đề.
Hướng dẫn HS thu thập thông tin.
Hướng dẫn HS thử nghiệm giả thuyết.
Rút ra kết luận.
*Lưu ý:
Chỉ nên dùng phương pháp này nếu các vấn đề không quá phức tạp. Hướng dẫn HS sử dụng phương pháp này theo các bước đơn giản bằng cách tự đặt ra và trả lời những câu hỏi thích hợp: 
Cần phải tìm cái gì? Hỏi cái gì? Hỏi ai?
Tìm thông tin ở đâu? Khi nào? Ghi chép ra sao? 
Có thể rút ra những kết luận gì từ thông tin thu thập được?
*Gợi ý sử dụng:
Có thể áp dụng phương pháp này cho các chủ đề như:
Tác động của gia tăng dân số đến sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng.
Lợi ích của việc sinh đẻ có kế hoạch thực hiện kế hoạch hóa gia đình...
4/ Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là kỹ năng cơ bản nhất cần phát triển ở HS. Đó là những khả năng xem xét, phân tích điều đang xảy ra, và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình. Khi biết cách sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, chúng ta có thể tìm ra cách giải quyết cho từng vấn đề cụ thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
*Cách tiến hành:
Có thể hướng dẫn HS thực hiện giải quyết vấn đề theo quy trình sau:
a, Xác định vấn đề: Suy nghĩ xem vấn đề gì phải giải quyết?
b, Thu thập thông tin có liên quan tới vấn đề và nêu câu hỏi giúp giải quyết vấn đề:
Vấn đề này xảy ra trong điều kiện nào?
Xảy ra khì nào?
Xảy ra ở đâu?
Vấn đề có liên quan tới ai?
c, Giải quyết vấn đề
Cân nhắc tới tất cả các tình huống có thể xảy ra khi vận dụng một giải pháp.
Thử nghiệm với các giải pháp khác nhau.
Quyết định chọn giải pháp tốt nhất.
Lặp lại tất cả các bước trên nếu kết quả chưa đạt.
Cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất!
*Lưu ý:
Vấn đề được lựa chọn phải phù hợp với mục đích học tập và gắn với thực tế.
Cần lưu ý kích thích sự sáng tạo của HS.
Cách giải quyết vấn đề phải là giải pháp tốt nhất.
*Gợi ý sử dụng:
Có thể sử dụng phương pháp này cho một số chủ đề như:
Làm thế nào để tăng cường nhận thức về vấn đề HIV/AIDS?
Làm thế nào để đẩy mạnh bình đẳng giới?
5/ Phương pháp xác định giá trị
Đây là phương pháp nhằm thúc đẩy HS rèn luyện phương pháp tư duy và xác định các giá trị cho bản thân.
*Cách tiến hành:
Đưa ra các câu hỏi và tạo cho HS nhiều khả năng lựa chọn khác nhau; khuyên khích các em làm sáng tỏ những ý kiến và những suy nghĩ của mình, cân nhắc các hành động, từ đó xác định các giá trị mà mình theo đuổi.
Cố gắng giúp HS nhận thức rằng mọi người có quan niệm, lòng tin, thái độ và hành vi khác nhau. Điều này là hết sức bình thường và cần được tôn trọng.
Hướng dẫn HS cân nhắc, lựa chọn cac khả năng dựa trên kết quả để hình thành quan niệm lòng tin, thái độ và hành vi của bản thân.
*Lưu ý:
Phương pháp xác định giá trị không có nghĩa là giảng dạy một hệ thống giá trị nhất định nào đó, hay áp đặt cac tiêu chuẩn đạo đco cho HS. HS có thể hoàn toàn tự xây dựng các tiêu chuẩn về giá trị cho bản thân mình.
Mục đích của phương pháp này là giúp HS hình thành quan điểm và lòng tin của bản thân. Hãy giúp các em tin tưởng rằng các em có thể lựa chọn một cách tự do và dựa vào chính hệ thống tiêu chuẩn của bản thân.
*Gợi ý sử dụng: Có thể sử dụng phương pháp này vào nhiều chủ đề khác nhau.
6/ Phương pháp học theo nhóm (thảo luận nhóm)
Là phương pháp nhằm khuyến khích HS trao đổi và biết cách làm làm việc hợp tác với người khác. Học nhóm giúp mọi người tham gia tích cực vào quá trình học tập, lắng nghe và ghi lại những ý kiến và quan điểm khác nhau của mọi người, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm, đưa ra ý kiến giải quyết một vấn đề chung.
*Cách tiến hành:
GV phân chia HS trong lớp thành các nhóm nhỏ.
Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư kí.
Cả nhóm tiến hành thảo luận: trình bày mục đích chung của chủ đề cần thảo luận và phạm vi thảo luận, thảo luận cac vấn đề đặt ra.
Vai trò của nhóm trưởng: dẫn dắt buổi thảo luận, khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và đảm bảo cuộc thảo luận đi đúng hướng bắng cách đưa ra những câu hỏi đã chuẩn bị kĩ (do GV giúp).
Vai trò của thư kí: ghi lại các ý kiến được phát biểu.
Cử đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm mình.
*Lưu ý: Phương pháp thảo luận nhóm chỉ có thể thành công khi:
Các nhóm được giao nhiệm vụ rõ ràng kèm theo khoảng thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ.
Các thành viên của nhóm đều hiểu rõ nhiệm vụ vủa mình, phải tham gia tích cực vào cuộc thảo luận, phải lắng nghe ý kiến/quan điểm của những người khác trong nhóm...
Có sự kiểm tra của GV để đảm bảo tất cả HS đều hiểu rõ nhiêm vụ phải làm.
*Gợi ý sử dụng:
Có thể sử dụng phương pháp này cho nhiều chủ đề khác nhau như:
Làm thế nào để đẩy mạnh quá trình bình đẳng giới trong độ tuổi vị thành niên?
Nhận thức và phòng tránh HIV/AIDS...
7/ Phương pháp đóng vai
Đóng vai là một phương pháp để HS thực hành một hoặc một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào đó trong một môi trường được quan sát bởi nhiều người khác theo một tình huống nhằm tạo ra vấn đề cho những thảo luận.
*Cách tiến hành:
Đưa ra cho HS một tình huống cụ thể để diễn tả trước lớp (các vai được xác định rõ ràng).
Lựa chon vai. HS có thể xung phong hoặc do GV chỉ định.
Dành thời gian cho các vai diễn chuẩn bị cách thể hiện.
Bắt đầu diễn xuất (HS có thể diễn xuất theo ý muốn và trình diễn khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và cảm xúc bản thân).
Yêu cầu HS khác quan sát diễn xuất và cho ý kiến lúc kết thúc.
Những người đóng vai hội ý cách thể hiện:
Nêu rõ nhiệm cụ của khán giả.
Đề nghị khán giả đặt mình vào vai diễn và xem họ suy nghĩ gì, hành động như thế nào?
Nhận xét về các vai diễn đã chọn để giải quyết vấn đề.
Đánh giá cách giải quyết vấn đề và xem đây có phải là giải pháp tốt nhất hay còn giải pháp khác.
*Lưu ý: Phương pháp đóng vai chỉ đạt hiệu quả khi:
Mục đích của tình huống phải rõ ràng.
Người đóng vai phải hiểu rõ vai trò của mình.
Những HS nhút nhát cũng cần được khích lệ tham gia hoạt động này.
*Gợi ý sử dụng:
Có thể sử dụng phương pháp này cho các chủ đề sau:
Tình bạn và tình yêu (ví dụ: từ chối không đi chơi khuya với bạn trai).
áp lực bạn bè cùng lứa (ép những bạn khác cùng hút thuốc hoặc uống rượu).
Bạn khác giới (Bạn trai cố ép bạn gái quan hệ tình dục)....
8/ Trò chơi mô phỏng
Đây là một phương pháp rất có hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của HS. HS học về một vấn đề thông qua việc tham dự một trò chơi. Trong cuộc chơi, mọi HS đều bình đẳng và cố gắng đạt kết quả tới mức cao nhất. Đây là biện pháp giúp HS tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý và giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học tập.
*Cách tiến hành:
Phổ biến luật chơi, thời gian chơi.
Đảm bảo được HS nắm được quy tắc chơi (chơi thử).
Sau khi trò chơi kết thúc, GV tổng kết lại cho HS biết họ đã học được gì qua trò chơi này.
*Lưu ý: 
Xác định rõ mục đích của trò chơi.
Các trò chơi phải dễ tổ chức và dễ thực hiện.
Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian, sức lực để tránh ảnh hưởng xấu đến giờ học tiếp theo.
*Gợi ý sử dụng: Có thể sử dụng phương pháp này để:
Để giới thiệu bài học mới.
Để khởi động.
Để thư giãn đầu óc cho HS.
Để chuyển tải một kiến thức nào đó. 
Nên khuyến khích áp dụng xen kẽ phương pháp này trong các buổi học, bài học của tất cả các chủ đề.
Kết luận: 
Điều quan trọng là GV biết cách trình bày và tổ chức thảo luận các chủ đề về GD SKSS VTN một cách thú vị, chủ động với HS nhằm làm cho HS tích cực và hứng thú với chủ đề học. Mỗi phương pháp trên đều có những thuận lợi và khó khăn cho người dạy và người học. Tùy theo từng nội dung và trình độ của HS, với các tài liệu và phương tiện dạy học sẵn có, GV cần chủ động lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất.
Chương III: Minh họa áp dụng một vài biện pháp lồng ghép qua bài dạy “Tuyến sinh dục.”
Tiết 61 – bài 58: Tuyến sinh dục.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được chức 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc