Phòng chống bệnh lao

Lao màng não: Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn.

Lao hạch ngoại vi: Hạch cổ dọc theo cơ ức đòn chủm, hạch sưng to, chắc, ấn không đau.

Lao màng phổi: Đau ngực, sốt khó thở nhẹ sau tăng dần, khám phổi có hội chứng 3 giảm hoặc 3 mất.

Lao kê: Bệnh nhân có triệu chứng ho khan, khó thở tăng dần, có các dấu hiệu cùng lúc lao nhiều cơ quan khác.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 3428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Phòng chống bệnh lao, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO Báo cáo viên: Nguyễn Phú Quang Suối Tiên, 19 tháng 4 năm 2014 Bệnh lao là gì ? Lao là một bệnh truyền nhiễm, Bệnh do trực khuẩn lao gây nên. Mọi người đều có thể mắc bệnh Lao. Bệnh lao bao gồm lao phổi và ngoài phổi , trong đó lao phổi thường gặp nhất và là nguồn lây truyền chủ yếu. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn gọi là mycobacterium Người khoẻ mạnh bị truyền vi khuẩn lao qua đường hô hấp trong môi trường không khí từ ho hoặc hắt hơi từ phía người nhiễm bệnh Đường lây truyền bệnh Những yếu tố thuận lợi mắc bệnh lao Người cao tuổi Trẻ em Những người cơ quan miễn dịch yếu, chẳng hạn như mắc bệnh AIDS, hoá học trị liệu, hoặc uống thuốc chống lại nôn mửa sau khi cấy cơ quan Người mắc bệnh thường xuyên liên hệ với người khác. Sống chung trong môi trường đông đúc, vệ sinh ăn ở kém. Chế độ ăn uống hằng ngày không đủ thành phần dinh dưỡng. Nhiễm bệnh HIV. Cơ thể suy nhược. Triệu chứng Triệu chứng lao phổi Ho và sốt nhẹ. Mệt mỏi. Giảm cân. Ho ra máu. Sốt và đổ mồ hôi đêm. Ho đờm dãi. Đau ngực. Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ban đêm. Thở khò khè. Triệu chứng lao ngoài phổi Lao màng não: Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn. Lao hạch ngoại vi: Hạch cổ dọc theo cơ ức đòn chủm, hạch sưng to, chắc, ấn không đau. Lao màng phổi: Đau ngực, sốt khó thở nhẹ sau tăng dần, khám phổi có hội chứng 3 giảm hoặc 3 mất. Lao kê: Bệnh nhân có triệu chứng ho khan, khó thở tăng dần, có các dấu hiệu cùng lúc lao nhiều cơ quan khác. Bệnh lao có nguy hiểm không ? Bệnh lao rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn cả là những biến chứng do nó gây ra và đặc biệt là bệnh lao kháng thuốc. Biến chứng thường gặp của lao phổi là ho ra máu và tràn khí màng phổi. Bệnh lao nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bệnh phát hiện sớm và chữa theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa lao, dùng phối hợp các thuốc chống lao, dùng thuốc đúng liều, dùng đều hàng ngày và đủ 8 tháng. Nếu chữa bệnh lao không đúng cách làm cho vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh và những người xung quanh. Làm thế nào để phát hiện bệnh lao ? Khi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cần đến ngay cơ quan y tế để khám bệnh và làm các xét nghiệm cụ thể. Điều trị bệnh lao như thế nào ? Hiện nay thuốc điều trị bệnh lao được cấp phát miễn phí Bệnh lao hiện nay chữa khỏi được bằng thuốc nhưng bạn phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ điều trị. Những thuốc thường dùng để trị bệnh lao là: Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol, Strpetomycin. Nếu bạn bị lao phổi, họng nên ở nhà một thời gian nhằm tránh lây lan cho những người khác. Sau khi dùng thuốc được vài tuần lễ, bạn sẽ thấy khá hơn, không còn lây cho những người khác. Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, đủ thời gian. Thuốc điều trị bệnh lao được cấp miễn phí. Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị vì như vậy bệnh không khỏi mà còn sinh ra lao kháng thuốc, điều trị càng khó khăn. Trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện nguyên tắc đúng - đủ - đều (đúng phác đồ; đủ thuốc, đủ thời gian; đều đặn hàng ngày). Phòng bệnh lao như thế nào ? Để phòng chống bệnh lao có hiệu quả, ngay tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa các bệnh lao cấp tính. Mọi người khi ho kéo dài hơn 2 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao. Phòng bệnh lao như thế nào ? Đặc biệt khi bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 2 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày. Phòng bệnh lao như thế nào ? Nhà cửa cần thoáng mát, sạch sẽ. Đối với những người bị tiểu đường, suy dinh dưỡng, người có HIV... rất dễ bị bệnh lao, do đó phải thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh lao. Phòng bệnh lao như thế nào ? Đồng thời, cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật. Cộng đồng cần có quan niệm đúng về bệnh lao, không nên mặc cảm hoặc kỳ thị người mắc bệnh lao để chương trình phòng chống lao ngày càng hiệu quả. CHUYÊN ĐỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO Báo cáo viên: Nguyễn Phú Quang Suối Tiên, 19 tháng 4 năm 2014 

File đính kèm:

  • pptChuyen de benh lao TTHTCD.ppt