Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non

Bé Châu năm nay mới 2 tuổi nhưng rất thích tựlàm mọi việc, đặc biệt là

bắt chước chịLê. ChịLê biết tự đánh răng này! ChịLê còn tựbiết mặc quần áo

nữa. Chủnhật, cảnhà đi siêu thị, mẹcho hai chịem tựchọn lấy bàn chải đánh

răng mà mình thích. Mẹchỉdặn :

- Miệng Châu bé, Châu chọn bàn chải nhỏthôi. ChịLê lớn hơn, chịLê có

thểchọn bàn chải to hơn.

ChịLê chọn một chiếc bàn chải màu hồng có hình mèo Kytty rất xinh, còn Châu

thì chọn chiếc bàn chải màu xanh nước biển, lại có hình chuột Mickey ngộ

nghĩnh. Bàn chải của Châu còn có thể đứng được, mỗi khi đánh răng xong chỉ

cần ấn xuống bềmặt là nó đứng vững. Châu thích lắm, cứcầm bản chải suốt dọc

đường về. Châu còn bảo :

- Mẹdạy con đánh răng giống chịnhé!

Buổi tối, vừa ăn cơm xong, Châu đã đòi đi đánh răng. Cảnhà cười nhưng mẹbảo :

- Ăn cơm xong đánh răng cũng tốt.

Mẹcùng Châu vào phòng tắm. Mẹrót nước muối ra cốc (vì Châu còn bé, mẹ

cho Châu đánh răng bằng nước muối), cho Châu cầm bàn chải của Châu, rồi mẹ

cầm bàn chải của mẹ đểhướng dẫn. Mẹgiảng giải :

- Muốn đánh mặt trước của răng, con hãy nói chữ“i” nhiều vào. Muốn

đánh mặt nhai của răng hàm dưới, con đưa bàn chải vào hàm dưới và nói thật

nhiều chữ“a”. Còn muốn đánh mặt nhai của hàm trên thì nói chữ“ô”.

pdf24 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ó cảm nhận rõ hơn về sự mong đợi được nghe kể chuyện của trẻ. 
Và tôi cũng đã từng xúc động khi nghe phản hồi của phụ huynh hay chứng kiến 
những thay đổi theo hướng tích cực của trẻ sau mỗi câu chuyện tôi kể. Vậy là tôi 
nảy ra ý định ghi chép lại những câu chuyện đó, đồng thời nêu ra một vài kinh 
nghiệm sáng tạo chuyện kể để cùng trao đổi về một biện pháp giáo dục trẻ đã 
được kiểm nghiệm qua thực tế. 
 7
3. Một số kinh nghiệm sáng tác truyện kể cho trẻ mầm non 
3.1. Lựa chọn đề tài 
Đây có thể coi như bước đầu tiên của việc bắt đầu sáng tạo chuyện kể. 
Nói vậy có nghĩa là trước đó bạn đã phải chuẩn bị một vốn kiến thức, những 
hiểu biết về những mối quan tâm hoặc sở thích của trẻ. Bước này rất quan trọng, 
nó định hướng cho câu chuyện mà bạn sắp sáng tạo. Không như khi viết truyện, 
ta được phép ngồi suy nghĩ hoặc lựa chọn đề tài mà mình tâm huyết. Khi kể cho 
trẻ nghe, bạn phải kể theo đề tài mà trẻ chọn. Ban đầu, tôi cũng khá lúng túng vì 
mỗi trẻ có sở thích, mong muốn khác nhau mà cháu nào cũng muốn được cô đáp 
ứng. Tuy nhiên, sau nhiều lần, tôi đã rút ra được kinh nghiệm. Khi trẻ bắt đầu 
quây quần quanh mình, lắng nghe câu hỏi mà chúng chờ đợi “Các con có thích 
nghe cô kể chuyện không?”, “Các con thích nghe cô kể về đề tài gì?”, trẻ bắt 
đầu tranh luận sôi nổi. Hãy cứ để trẻ thảo luận thoải mái đi, đó chính là khoảng 
thời gian bạn lựa chọn đề tài đấy. Sau đó, bạn có thể can thiệp bằng việc định 
hướng, tổng kết lại những đề tài mà trẻ đã chọn. Nếu bạn lựa chọn được đề tài 
phù hợp với mình, hãy thỏa thuận với trẻ. Nếu bạn có khả năng sáng tạo tốt với 
nhiều chủ đề, hãy cho đại diện các đề tài thỏa thuận với nhau bằng một hình 
thức nào đó thu hút trẻ như trò chơi “oẳn tù tì” hoặc bắt thăm, tập tầm vông, xúc 
xắc…Vậy là bạn đạt được đồng thời nhiều mục đích : vừa lựa chọn được đề tài 
mà không trẻ nào cảm thấy ấm ức, vừa tạo ra trò chơi thu hút trẻ, tạo hứng thú 
cho trẻ và chắc chắn trẻ sẽ tập trung vào câu chuyện mà bạn sắp kể. Ngoài ra, 
nếu bạn đang có ý tưởng về một câu chuyện, bạn có thể chia sẻ ngay với trẻ và 
hỏi trẻ có muốn nghe câu chuyện về đề tài đó không. Tôi nhận thấy, trẻ rất thích 
và rất tin vào những “quảng cáo” kiểu đó. Tất nhiên, bạn cũng cần cố gắng để 
trẻ không bị thất vọng vì đã đặt lòng tin như thế. Để thu hút trẻ, bạn hãy lựa 
chọn những đề tài gần gũi với trẻ. Tốt nhất hãy chọn những đề tài hoặc giải thích 
những sự kiện mới xảy ra với trẻ hoặc trẻ vừa được chứng kiến. Như trường hợp 
thực tế của tôi : Trong giờ ăn, một số trẻ bỏ cà chua không ăn, tôi đã hỏi trẻ vì 
sao không ăn cà chua, rằng cà chua là một loại quả kỳ diệu. Sau đó tôi đã sáng 
tạo và kể cho trẻ nghe câu chuyện “Sự tích quả cà chua”. Cũng có thể đặt cho 
câu chuyện mà bạn sắp sáng tạo một cái tên thật thu hút, hấp dẫn kiểu như 
“Nước tắm thần kỳ”. Tôi thấy rằng, những cái tên chứa đựng yếu tố “thần kỳ” 
thường khiến trẻ chú ý hơn. 
Tóm lại, bước này không khó nhưng rất quan trọng. Nó định hướng nội 
dung câu chuyện mà mình sắp sáng tạo và tạo hứng thú cho chính bản thân 
người kể chuyện. Đối với trẻ, tên câu chuyện sẽ thu hút sự chú ý của trẻ tùy theo 
sự khéo léo tạo tình huống lựa chọn đề tài của người kể chuyện. Làm tốt bước 
này, bạn đã đạt được thành công một nửa rồi đấy! 
3.2. Sáng tạo nội dung chuyện kể 
Nói một cách khác, mọi sự chuẩn bị đều nhắm tới mục đích này : sáng tạo 
ra nội dung, diễn biến của câu chuyện theo đề tài đã được xác định. Tôi nhận 
thấy, một câu chuyện hấp dẫn trẻ phải đảm bảo được 3 yếu tố sau : 
Thứ nhất, ngay từ câu ở đầu phải hấp dẫn được trẻ. 
 8
Thứ hai, nội dung câu chuyện phải có kịch tính, có cao trào, có các đoạn 
đối thoại. Các nhân vật trong truyện phải là những nhân vật gần gũi với trẻ và 
khơi gợi được trí tưởng tượng của trẻ. 
Thứ ba, kết thúc câu chuyện phải có hậu. 
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng xem xét kỹ hơn từng yếu tố. 
Yếu tố thứ nhất nhằm đảm bảo rằng trẻ sẽ tập trung tối đa mọi giác quan 
vào câu chuyện. Hãy bắt đầu bằng những câu, những từ thường khiến trẻ chú ý 
và thích thú như “Ngày xửa ngày xưa…”, “Các con biết không…”, “Ở một thế 
giới nọ…”, “Cách đây khoảng 1000 năm…”…Như thực tế tôi thấy ở trẻ lớp tôi, 
các con rất thích câu chuyện bắt đầu bằng những từ ngẫu hứng như “Ngày nảy 
ngày nay…”, “Xưa thật là xưa…”… 
Yếu tố thứ hai là phần sẽ lôi cuốn trẻ nhất. Thường thì trẻ thích đề tài về 
động vật và vì thế, các nhân vật là các con vật sẽ dễ thu hút trẻ hơn. Thực tế mà 
tôi thấy ở lớp mình là : mỗi khi tôi hỏi trẻ thích nghe kể chuyện về nhân vật nào 
thì các con thường chọn nhân vật là các con vật. Tuy nhiên, các con vật theo như 
tưởng tượng và mong muốn của trẻ phải có những thói quen và sinh hoạt như 
con người. Ngoài ra, các nhân vật có khuynh hướng cổ tích như công chúa, 
hoàng tử, tiên, bụt cũng được trẻ yêu thích. Và đặc biệt, khi đề nghị về những 
nhân vật của câu chuyện, trẻ thường đề nghị các nhân vật thuộc phe thiện. Nói 
như sách của Khổng Tử thì đó chính là biểu biện của “Nhân chi sơ, tính bản 
thiện”. Con người sinh ra ai cũng có tính thiện. Huống chi là trẻ em, tâm hồn 
như tờ giấy trắng. Và vì vậy, thông qua chuyện kể để lồng ghép kỹ năng sống, ý 
nghĩa giáo dục để dạy trẻ là rất phù hợp. Tuy nhiên, theo tôi, không cần phải quá 
căng thẳng trong việc giáo dục trẻ như vậy. Trẻ em của chúng ta ngày càng 
thông minh, đôi khi, các con còn nhận ra nhanh và nhiều hơn những gì chúng ta 
định nói với trẻ.Các nhân vật càng tạo được sự hấp dẫn hơn khi tham gia vào 
những tình huống của câu chuyện và ở đó, các nhân vật thể hiện được những 
đức tính theo như mong muốn của trẻ. Các câu chuyện mà có những tình huống 
đòi hỏi trẻ cùng suy nghĩ sẽ khiến trẻ tập trung hơn. Tôi thường kinh nghiệm 
rằng tới những đoạn bí ý tưởng, tôi sẽ đặt câu hỏi và chính những giải pháp mà 
trẻ đưa ra sẽ thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Đồng thời lại khiến trẻ thích 
thú vì câu chuyện dường như xảy ra theo sự sắp đặt của trẻ. Ví dụ như chuyện 
kể “Dỗ bạn”, chính là những ý tưởng của trẻ khi trả lời câu hỏi “Nếu con là bạn 
Bi con sẽ dỗ bạn bằng cách nào?” cùng với những kinh nghiệm khi tôi quan sát 
trẻ chơi với nhau đã giúp tôi hoàn thiện câu chuyện.Ngoài ra, trẻ rất thích các 
đoạn cao trào của câu chuyện . Có lẽ không chỉ trẻ mà đó là tâm lý chung của 
mọi người khi nghe hoặc xem một câu chuyện. Bởi vậy, ngay từ khi chọn được 
đề tài, bạn đã phải nghĩ ngay đến một cao trào phù hợp và hấp dẫn. Tuy nhiên, 
không nhất định các cao trào phải là những cuộc chiến đấu căng thẳng, cao trào 
có khi chỉ là tâm lý hồi hộp trước giờ tập bay của một chiếc máy bay con (“Máy 
bay con đã lớn”) hay là sự bướng bỉnh của bé Bảo Anh khi nhìn thấy chậu nước 
tắm không giống như bình thường (“Nước tắm thần kỳ”). Một câu chuyện hay 
đối với trẻ còn có nghĩa là giải đáp, giải tỏa một khúc mắc, một mối quan tâm 
 9
của trẻ về một vấn đề ngày thường như việc đánh răng (Bài học đánh răng). Tuy 
nhiên, đối với trẻ, các nhân vật trong truyện nhất thiết phải có sự giao tiếp với 
nhau. Qua giao tiếp, trẻ sẽ hiểu hơn về các nhân vật, nảy sinh những tình cảm và 
ấn tượng về các nhân nhận trong truyện. 
Một điều nữa cần chú ý là nội dung câu chuyện đừng nên quá dài hoặc 
quá ngắn. Hãy sáng tạo một câu chuyện có nội dung phù hợp với đối tượng mà 
bạn định kể. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, bạn có thể sáng tạo câu chuyện 
có từ 2 – 3 tình huống và tùy theo khả năng kể chuyện của bạn cũng như sự chú 
ý của trẻ, bạn có thể kéo dài câu chuyện từ 5 – 7 phút. Còn nếu chuyển sang 
ngôn ngữ viết (là ngôn ngữ súc tích hơn), câu chuyện có chiều dài khoảng hơn 
một trang là vừa. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ giảm dần sự tập trung thì nên 
chuyển sang phần kết của câu chuyện. 
Phần kết của câu chuyện luôn là phần trẻ mong đợi. Có những trẻ thông 
minh, chúng đoán trước phần kết, tuy nhiên, đa số trẻ đều không nói ra, chúng 
chờ đợi cô kể như một sự khẳng định về điều chúng mong đợi. Tôi đã thử 
nghiệm với một câu chuyện cổ tích về công chúa và hoàng tử . Khi tôi nghe thấy 
nhiều trẻ nói về kết thúc rằng cuối cùng công chúa sẽ lấy hoàng tử, tôi liền thay 
đổi nội dung kết chuyện rằng công chúa không lấy hoàng tử vì công chúa thích ở 
nhà với bố mẹ. Thế là tất cả trẻ lớp tôi đều có vẻ bị “sốc”. Sau đó, chúng phản 
đối và cuối cùng, tôi đành kể rằng, theo một bản kể khác, công chúa vẫn lấy 
hoàng tử và họ sống hạnh phúc trọn đời bên nhau.Các con đã vỗ tay nhiệt tình, 
khuôn mặt hoan hỉ thể hiện một sự thỏa mãn với một kết thúc đúng theo mong 
đợi. Điều đó cũng cho thấy rằng, bản tính hướng tới sự hoàn thiện , tốt đẹp là 
tiềm năng trong mỗi con người, mỗi đứa trẻ. 
3.3. Giọng điệu kể chuyện 
Đây tuy không phải là yếu tố chính trong các giai đoạn sáng tác chuyện kể 
nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải nội dung câu 
chuyện tới trẻ. Có thể nói giọng điệu của người kể chuyện đã tạo ra linh hồn và 
sức sống cho câu chuyện. Câu chuyện muốn hấp dẫn trẻ phụ thuộc nhiều vào 
giọng điệu của người kể chuyện. Tôi nhận thấy rằng để kể một câu chuyện hay 
cần phải thay đổi nhiều giọng điệu phù hợp với từng diễn biến khác nhau của 
câu chuyện. Đối với trẻ lớp tôi, tôi thấy rằng các con rất thích nghe kể chuyện 
theo xu hướng hài hước hóa câu chuyện. Đây chính là thế mạnh của hình thức 
kể chuyện so với việc viết truyện. Người kể chuyện có thể sáng tạo, thêm bớt từ 
ngữ kết hợp điệu bộ, cử chỉ để tăng thêm hiệu quả cho điều mình muốn thể hiện. 
Lúc này, khả năng vận dụng ngôn ngữ kết hợp với nghệ thuật kể chuyện phải 
được phát huy tối đa. Không những kể hay, người kể còn phải biết diễn đạt bằng 
thứ ngôn ngữ dễ hiểu, gần gũi với trẻ. Đặc biệt, trẻ rất thích những liên hệ thực 
tế với những điều xung quanh chúng. Có lần, tôi tả về một nàng công chúa, nhận 
thấy trẻ chưa thực sự chú ý, tôi liền tả “nàng công chúa có làn da trắng như bạn 
Hà Thanh (là một bạn gái đang chưa tập trung), có đôi mắt đen và rất đẹp như 
mắt của bạn Hồng Minh, mái tóc dài như mái tóc của bạn Linh Đan …”Thế là 
các con tỏ ra rất thích thú và tập trung ngay vào câu chuyện. Hoặc những đoạn 
 10
miêu tả tiếng nói của các con vật, những giao tiếp của các nhân vật, bạn hãy 
cường điệu lên một chút, trẻ sẽ thích thú vô cùng. 
Trẻ sung sướng nghe cô diễn tả giọng điệu của nhân vật một cách hài hước 
 Những khuôn mặt căng thẳng khi nghe kể tình huống máy bay con tập bay 
 11
Các con thích thú tập “Bài học đánh răng” 
4. Kết quả đạt được 
 Kể chuyện là một hoạt động quen thuộc đối với giáo viên mầm non. Tuy 
nhiên, sáng tạo chuyện kể và thể hiện chuyện kể một cách hấp dẫn thì không 
phải giáo viên nào cũng làm tốt. Ngay bản thân tôi cũng có cảm nhận rằng 
không phải câu chuyện nào của tôi cũng hấp dẫn được trẻ. Tuy nhiên, tôi luôn 
suy nghĩ rằng mình cần cố gắng hơn, nắm bắt nhanh hơn tâm lý và mong muốn 
của trẻ, đồng thời thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm sống và nâng 
cao khả năng kể chuyện diễn cảm. Dưới đây là một số chuyện kể tôi tự sáng tác 
cho trẻ mầm non theo các chủ đề trong năm học: 
Chủ đề Trường mầm non 
Truyện : Dỗ bạn 
Năm học này, cả lớp bé Bi lên lớp mẫu giáo nhỡ. Ngày đầu tiên đi học 
sau hai tháng nghỉ hè, bé Bi không muốn vào lớp. Mặc dù đã phải trò chuyện, 
động viên từ mấy hôm trước nhưng cũng phải khá vất vả, mẹ mới đưa được Bi 
vào tay cô giáo và đi vội ra xe trong tiếng gọi với theo của Bi. 
Bi vào lớp với cô, không khóc to nhưng cứ dấm dứt. Cô giáo trò chuyện mãi rồi 
cũng phải ra đón bạn khác. Xung quanh, các bạn vẫn chơi đùa, chẳng bạn nào 
 12
khóc cả. Đang ỉ ôi, bỗng Bi giật bắn người khi có một tiếng khóc to rồi cô giáo 
bế một bạn gái đi vào. Cô dỗ mãi bạn rồi đặt bạn ngồi cạnh Bi. Cô giới thiệu : 
- Đây là bạn Bi, bạn ấy là một bạn trai rất ngoan của của mình đấy. Còn 
đây là bạn Bông, bạn ấy mới đi học lần đầu. Bi ơi con giúp bạn làm quen với lớp 
mình nhé! 
Bi vừa ngạc nhien, vừa tự hào về lời giới thiệu của cô đến nỗi quên cả khóc. Bi 
nhìn bạn mới thấy bạn rất xinh, trên váy của bạn lại có đính một chú gấu bông 
nhỏ. Bi thích quá: 
- Ồ, bạn có con gấu đẹp thế! 
Bông nghe vậy liền quên cả khóc xoè ngay gấu ra khoe : 
- Ừ, đẹp không, mẹ tớ mua cho đấy. 
 Nhưng chợt nhớ ra, Bông lại oà khóc : 
- Nhưng mẹ đi làm rồi, không yêu tớ nữa. 
Bi thấy vậy tức quá bảo : 
- Cậu chẳng hiểu gì cả. Bố mẹ phải yêu con chứ nhưng bố mẹ còn phải đi 
làm. Cậu mà khóc thế thì bố mẹ không yên tâm đâu. 
Bông ngạc nhiên hỏi : 
- Sao cậu biết? 
- Cô giáo bảo thế. 
- Cô còn bảo gì nữa? 
- Cô còn dạy nhiều thứ hay nữa, cô dạy hát này, dạy vẽ này, kể chuyện 
nữa nhé… 
- Ôi thích nhỉ! 
Cứ thế hai bạn trò chuyện đến quên cả khóc. Khi Bi ngẩng lên dã thấy ánh mắt 
cô trìu mến nhìn 2 bạn. 
Đến chiều, mẹ của bạn Bông đến đón. Thấy Bông không khóc, mẹ ngạc nhiên 
và cảm ơn cô giáo. Cô bảo: 
- Đó là nhờ bạn Bi dỗ đấy! 
Mẹ Bông cảm ơn bé Bi và nhờ Bi giúp đỡ bạn Bông. Bi sung sướng quá và cảm 
thấy mình như lớn thêm. 
Sáng hôm sau, cả nhà ngạc nhiên thấy Bi dậy sớm, tự giác đi học. Mẹ tròn mắt 
nhìn Bi như muốn hỏi :”Đây có phải là bé Bi hay nhõng nhẽo không nhỉ? ” 
Bi hơi xấu hổ, bé bẽn lẽn nói : 
- Mẹ ơi, mau đến trường thôi., con còn phải dỗ bạn Bông nữa mà! 
 13
 Chủ đề Bản thân 
Truyện : Bài học đánh răng 
Bé Châu năm nay mới 2 tuổi nhưng rất thích tự làm mọi việc, đặc biệt là 
bắt chước chị Lê. Chị Lê biết tự đánh răng này! Chị Lê còn tự biết mặc quần áo 
nữa. Chủ nhật, cả nhà đi siêu thị, mẹ cho hai chị em tự chọn lấy bàn chải đánh 
răng mà mình thích. Mẹ chỉ dặn : 
- Miệng Châu bé, Châu chọn bàn chải nhỏ thôi. Chị Lê lớn hơn, chị Lê có 
thể chọn bàn chải to hơn. 
Chị Lê chọn một chiếc bàn chải màu hồng có hình mèo Kytty rất xinh, còn Châu 
thì chọn chiếc bàn chải màu xanh nước biển, lại có hình chuột Mickey ngộ 
nghĩnh. Bàn chải của Châu còn có thể đứng được, mỗi khi đánh răng xong chỉ 
cần ấn xuống bề mặt là nó đứng vững. Châu thích lắm, cứ cầm bản chải suốt dọc 
đường về. Châu còn bảo : 
- Mẹ dạy con đánh răng giống chị nhé! 
Buổi tối, vừa ăn cơm xong, Châu đã đòi đi đánh răng. Cả nhà cười nhưng mẹ bảo : 
- Ăn cơm xong đánh răng cũng tốt. 
Mẹ cùng Châu vào phòng tắm. Mẹ rót nước muối ra cốc (vì Châu còn bé, mẹ 
cho Châu đánh răng bằng nước muối), cho Châu cầm bàn chải của Châu, rồi mẹ 
cầm bàn chải của mẹ để hướng dẫn. Mẹ giảng giải : 
- Muốn đánh mặt trước của răng, con hãy nói chữ “i” nhiều vào. Muốn 
đánh mặt nhai của răng hàm dưới, con đưa bàn chải vào hàm dưới và nói thật 
nhiều chữ “a”. Còn muốn đánh mặt nhai của hàm trên thì nói chữ “ô”. 
Thế là hai mẹ con vừa đánh răng vừa “học chữ”. Châu thích lắm, mãi mới rời 
phòng tắm. 
Sáng hôm sau, Châu tự động dậy, không phải để bố mẹ gọi như mọi khi. 
Châu đứng cạnh chị Lê và đánh răng với sự hướng dẫn của mẹ 
Còn bố thì cứ tủm tỉm cười và bảo : 
- Bài học đánh răng của mẹ hiệu quả ghê. Chắc là những chữ cái đầu tiên 
mà Châu biết sẽ là “i”, “a”, “ô”. 
Còn Châu thì cười tươi khoe hàm răng trắng bóng như muốn thể hiện hiệu quả 
của việc đánh răng. 
Chủ đề Gia đình 
Truyện : Gà con tìm mẹ 
Có một cô gà mái, cô làm ổ ở dưới hiên bếp. Hôm nay, cô cảm thấy trong 
người bứt rứt, khó chịu lắm, cô đi ra đi vào, mồm kêu quang quác, xù cả lông 
 14
lên. Mấy bác gà già bảo, ấy là vì cô sắp đẻ đấy! Quả thật, đến trưa thì cô đẻ. Một 
quả rồi hai quả, ba quả…Cô đẻ liền một lèo 9 quả trứng. Quả nào quả nấy cứ 
hồng lên như những viên ngọc quý giá. Cô sung sướng quá! Chợt cô thấy khát 
nước. Cô liền bươn bả ra vườn tìm vũng nước uống. Trong lúc uống, cô bất ngờ 
…đẻ quả trứng thứ 10. Cô cuống quýt quay lại nhìn nhưng quả trứng nhanh quá, 
đã kịp lăn đâu mất. Cô kêu “cục …cục…” một hồi rồi đành vội vã quay lại ổ 
trứng của mình. Cô nằm lên đống trứng để ấp mà vẫn nghĩ về đứa con bị thất lạc 
của mình. 
Còn quả trứng thứ mười bị rơi xuống ao. Một chú cá nhìn thấy liền quẫy 
đuôi tung quả trứng lên bờ ao bên kia. Quả trứng lăn vào dưới đống rơm và nằm 
im trong đấy. Rơm phủ lên trứng thật là ấm! 
Cô gà mái ấp ủ, nâng niu đàn trứng của mình mỗi ngày. Tới một buổi 
sáng, bỗng nhiên cô thấy dưới bụng mình động đậy rồi có tiếng nứt vỡ nhè nhẹ. 
Cô hồi hộp nhìn xuống thì thấy một quả trứng đang nứt vỏ rồi một cái mỏ xinh 
xinh thò ra. Chú gà con nhanh chóng tự mình tách vỡ nốt lớp vỏ trứng rồi chui 
ra, luôn miệng kêu “Chiếp…chiếp…”. Rồi lần lượt những quả trứng khác cũng 
tách vỏ, những chú gà con khác cũng lần lượt chui ra. Tới khi đủ chín chú thì 
đàn gà con giống như những nắm bông vàng biết chạy, tiếng “chiếp…chiếp” 
râm ran một góc vườn. Gà mái mẹ sung sướng quá, luôn mắt nhìn con, luôn 
miệng đếm “Một này…cục, cục …hai này… cục,cục…”. Đếm đủ chín đứa, gà 
mẹ dẫn gà con ra vườn. Khi đi qua chỗ mà hôm nào gà mẹ làm thất lạc quả 
trứng thứ mười, gà mẹ có vẻ bần thần nhớ. Không biết quả trứng ấy giờ ở đâu? 
Gà mẹ không biết rằng, quả trứng thứ mười nhờ sự ấp ủ của rơm, nhờ 
những tia nắng mặt trời sưởi ấm, cũng đang nứt vỏ. Chú gà con thứ mười đang 
rũ bỏ nốt mảnh vỏ cuối cùng bám vào người. Chú run rẩy chui ra khỏi đống 
rơm, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và cất tiếng gọi 
- Chiếp…chiếp…Mẹ ơi! 
Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng anh chim họa mi đang líu lo trên cành cây. 
Gà con tưởng là mẹ liền gọi : 
- Chiếp…chiếp…Mẹ ơi! 
Anh chim họa mi nhìn gà con và bảo : 
- Chích…chích…Anh không phải là mẹ em đâu. 
Gà con buồn bã. Chú đi về phía hàng rào. Chú nhìn thấy một cô bò đang gặm 
cỏ. Chú liền gọi : 
- Chiếp…chiếp…Mẹ ơi! 
Cô bò vẫy đuôi bảo : 
- Ò…Ò…Cô không phải là mẹ cháu đâu. 
Gà con tiếp tục đi, chú lại thấy một nàng mèo đang nằm sưởi nằng trong sân. 
Chú đang ngẩn ngơ nhìn thì mèo đứng dậy, kêu “Meo” một tiếng rồi nhẹ nhàng 
đi vào nhà. Gà con tự nhủ : 
 15
- Chắc không phải là mẹ mình rồi! 
Gà con đang buồn thì bỗng chú thấy một đàn vịt con, dẫn đầu là vịt mẹ. Đàn vịt 
con thoạt trông giống chú quá, cũng như nắm lông vàng. Gà con mừng quá, chú 
chạy vội theo, vừa chạy vừa gọi : 
- Chiếp…chiếp… Mẹ ơi chờ con với! 
Bỗng chú thấy cả đàn vịt nhảy xuống ao, chú cũng vội vàng nhảy theo mà không 
biết là mình không biết bơi. 
Thế là chú bị ngộp nước, chú vùng vẫy kêu : 
- Chiếp…chiếp…mẹ ơi cứu con! 
Lúc này vịt mẹ mới chú ý đến gà con. Vịt mẹ vội bơi đến, dùng mỏ túm lấy gà 
con và đưa lên bờ. 
Gà con ôm lấy cổ vịt mẹ và thổn thức : 
- Chiếp…chiếp…Mẹ ơi! 
Vịt mẹ ôm gà con vỗ về: 
- Khổ thân cháu, chắc cháu bị lạc mẹ phải không? Nhưng ta không phải là 
mẹ của cháu. 
Gà con ngạc nhiên ; 
- Nhưng con giống mẹ mà. Con cũng có 2 cánh, có mỏ giống mẹ, con 
cũng có 2 chân này. Con cũng giống các anh chị, có lông vàng này. 
Vịt mẹ dịu dàng : 
- Ừ, nhưng chúng ta là vịt, chúng ta còn biết bơi. Còn con thuộc giống gà, 
con không thể bơi như chúng ta. Nếu ta không nhầm thì con là con của chị gà 
mái mơ, nhà ở dưới hiên bếp kia. Sáng nay ta thấy chị ấy dẫn đàn con mới nở ra 
vườn đấy. Con thử lại đó xem. 
Thế là một lần nữa, gà con lại tạm biệt vịt mẹ và đi về phía hiên bếp. Tới nơi, gà 
con nhìn thấy ổ rơm, xung quanh vương vãi những túm lông của gà mẹ, vài 
mảnh vỏ trứng. Gà con mừng rơi nước mắt. 
- Hẳn đây là nhà mình rồi! Nhưng mẹ và các anh chị em đâu rồi? 
Bỗng có nhiều tiếng chiêm chiếp, rồi tiếng cục cục. Rồi gà mẹ và những anh em 
gà lần lượt xuất hiện. Mọi người ùa vào nhìn gà con, sững sờ trong giây lát. Gà 
mẹ kêu lên : 
- Cục, cục, con tôi! 
Gà con ùa vào lòng mẹ nức nở. Và chú biết rằng, từ bây giờ chú sẽ luôn được 
sống trong vòng tay yêu thương của gia đình chú. 
 16
Chủ đề Giao thông 
Truyện : Máy bay con đã lớn! 
Ở một thế giới khác, thế giới của các loại phương tiện giao thông. Nơi ấy, các 
phương tiện giao thông cũng sinh hoạt như con người, có suy nghĩ và cũng có gia đình 
như con người chúng ta. Có một gia đình máy bay. Máy bay bố thì to, dài giống như 
những những chiéc máy bay chở khách của hãng Viêtnam Airline mà các con hay 
nhìn thấy, Máy bay mẹ thì nhỏ nhẹ, duyên dáng, thuộc họ nhà trực thăng. Máy bay 
con thì đáng yêu lắm nhé! Màu đỏ này, có cánh quạt đằ

File đính kèm:

  • pdfMột số kinh nghiệm trong việc sáng tác chuyện kể cho trẻ mầm non.pdf
Bài giảng liên quan