Sinh lý tiêu hoá

 Các kiểu dinh dưỡng của sinh vật

- Tự dưỡng

 + Quang hợp cây xanh

 + Hoá tổng hợp vi khuẩn

- Dị dưỡng

 + Dinh dưỡng kiểu động vật (ăn cỏ, ăn thịt, ăn tạp)

 + Hoại dưỡng phân huỷ

 + Ký sinh dưỡng (ngoại ký sinh, nội ký sinh)

- Bộ máy tiêu hoá ở người gồm: ống tiêu hoá (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn) và các tuyến tiêu hoá (nước bọt, tuỵ, mật )

 

ppt33 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sinh lý tiêu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Sinh lý tiêu hoáI. ý nghĩa và quá trình phát triểnTiêu hoá là quá trình thu nhận, chế biến bằng con đường cơ học, hoá học các chất dinh dưỡng của môI trường để cung cấp cho cơ thể những nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể đó, đồng thời cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống.Quá trình phát triển:+ Động vật đơn bào là quá trình tiêu hoá nội bào+ Ruột khoang: có túi tiêu hoá+ Da gai: vị trí thu nhận thức ăn và thải chất cặn bã là riêng biệt+ Động vật bậc cao có hệ tiêu hoá hoàn chỉnh	Các kiểu dinh dưỡng của sinh vậtTự dưỡng	+ Quang hợp cây xanh	+ Hoá tổng hợp vi khuẩnDị dưỡng	+ Dinh dưỡng kiểu động vật (ăn cỏ, ăn thịt, ăn tạp)	+ Hoại dưỡng phân huỷ	+ Ký sinh dưỡng (ngoại ký sinh, nội ký sinh)Bộ máy tiêu hoá ở người gồm: ống tiêu hoá (miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn) và các tuyến tiêu hoá (nước bọt, tuỵ, mật)	II. Tiêu hoá ở khoang miệngĐặc điểmTrong khoang miệng có các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hoá: răng, lưỡi, các tuyến nước bọt.Răng: ở người, răng phát triển theo 2 giai đoạn là răng sữa và răng trưởng thành (tổng số 32 răng). Tuy nhiên, một số động vật có số răng rất lớn (cá sấu: 120 răng/con và khoảng 3.000 răng trong đời, con số tương ứng với cá mập là 3.000 và 20.000)	Chức năng của răng: cắt, xé, nghiền thức ăn. 	Lưỡi: là khối cơ vân chắc, phủ ngoài bằng lớp màng nhày. Lưỡi có nhiều mạch máu và thần kinh. Đầu lưỡi mỏng, cử động tự do, gốc lưỡi dính liền với nền khoang miệng.	Chức năng của lưỡi	+ xáo trộn thức ăn trong khoang miệng	+ cảm giác vị giác	+ phát âmTuyến nước bọt: đôi tuyến mang tai, đôi tuyến dưới hàm, đôi tuyến dưới lưỡi.	Chức năng: tham gia vào quá trình tiêu hoá hoá học trong khoang miệng2. Tiêu hoá trong khoang miệng2.1. Tiêu hoá cơ họca. Nhai- Cơ quan thực hiện: răng, cơ nhai, lưỡi, má- Nhai giúp cắt, xé, nghiền thức ăn đồng thời xáo trộn thức ăn với nước bọt. Cuối cùng, thức ăn được tạo thành những viên nhỏ, trơn, rơi xuống hầu để thực hiện phản xạ nuốt.b. Nuốt- Giai đoạn miệng: sau khi thức ăn được nhai, trộn đều với nước bọt và viên trên mặt lưỡi, lưỡi sẽ thụt lại để đưa thức ăn về phía sau  phản xạ tuỳ ý.- Giai đoạn hầu: thức ăn chạm vào thành hầu  kích thích thụ quan  xung hướng tâm truyền về TW thần kinh theo dây V, IX, X. Trung khu phản xạ nuốt ở hành tuỷ  xung ly tâm theo V, IX, X, XII. Khi phản xạ nuốt xảy ra đòi hỏi: lưỡi cong lên , môi ngậm lại, màng khẩu cái nâng lên đóng kín đường lên mũi. Thanh quản nhô cao, sụn thanh thiệt ngả về phía sau đóng kín thanh quản, khí quản lại. Lúc này thực quản nhô lên cao, mở ra để viên thức ăn rơi vào thực quản.Giai đoạn cử động nhu động của thực quản: 2-3 giây2.2. Tiêu hoá hoá họcCác đôi tuyến nước bọt: mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi.Thành phần nước bọt: 98% là nước, còn lại là chất nhày, muối vô cơ, enzym ptyalin, pH = 7.Tại khoang miệng chỉ có glucid được phân giải đến dạng đường kép. Protein và lipid chưa được phân huỷ.Lượng nước bọt tiết ra liên tục, nhiều hay ít phụ thuộc vào bản chất thức ăn (ăn được hay không), độ khô của thức ăn, trung bình khoảng 1,5lít/người/ngày.Nước bọt được tiết ra nhờ cả phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Tạo không khí vui vẻ, màu sắc thức ăn đa dạng, mùi vị hấp dẫn để tăng cường phản xạ tiết nước bọt có điều kiện, giúp tiêu hoá tốt hơn. III. Tiêu hoá ở dạ dàyĐặc điểm cấu tạoLà phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, hình dạng là túi hơi cong (bờ cong bé phía phảI, bờ cong lớn phía trái), nằm trong khoang bụng, V đạt 3 lít.Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn. Bao phủ toàn bộ mặt trong của dạ dày là lớp niêm mạc, nhiều nếp nhăn. Giữa lớp cơ trơn và niêm mạc là đám rối Meissner và Auerbach.Phía trên bờ cong bé có lỗ thông với thực quản gọi là tâm vị. Dạ dày thông xuống tá tràng qua lỗ môn vị.ở trẻ nhỏ, dạ dày có hình hơi tròn, nằm ngang và cao. Hình dạng của dạ dày thay đổi tuỳ theo tư thế, tuỳ theo lúc no hay đói. Ngoài ra, cơ thắt tâm vị phát triển yếu, lỗ tâm vị rộng, cơ thắt môn vị phát triển mạnh.2. Chức năng tiêu hoá của dạ dày2.1. Chức năng chứa đựng thức ănDo dạ dày là phần có thể tích lớn nhất của ống tiêu hoá.Thân dạ dày có tính đàn hồi lớn.Quy luật Bayliss – Starling: một kích thích (tới ngưỡng) vào một điểm của ống tiêu hoá sẽ gây co lại ngay bên trên và dãn ra bên dưới điểm bị kích thích.Nguyên tắc đóng, mở tâm vị. Hiện tượng ợ hơi, ợ chua, ăn chóng no nên phải ăn làm nhiều bữa trong ngày thường có ở những người bị viêm loét dạ dày2.2. Chức năng tiêu hoá cơ học của dạ dàyLúc đói, dạ dày co bóp yếu và thưaSau khi ăn 10-20 phút, cử động nhu động của dạ dày tăng dần. Khối thức ăn được chuyển từ trên xuống dưới sát hai bên thành dạ dày sau đó lại được nhồi lên ở giữa.	Thức ăn được nghiền nát, trộn đều với dịch vị, gọi là “vị trấp”, sau đó sẽ được chuyển qua môn vị xuống tá tràng.Nguyên tắc đóng, mở môn vịNguyên nhân đóng, mở môn vị: nhu động dạ dày, môi trường axit của vị trấp, môi trường kiềm của tá tràng.Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày tuỳ thuộc bản chất thức ăn, mức độ hoạt động của cơ thểNói chung, người và động vật ăn thành bữa cách nhau 5-7 giờ, nhưng quá trình hấp thu diễn ra liên tục.Tránh ăn quá no hoặc ăn thức ăn giàu lipid vào bữa tối.Thức ăn phải hợp lý: về lượng, thành phần, cách chế biến tránh những thức ăn kị nhau (ví dụ: trứng + tỏi; thịt bò + dưa hấu; bí ngô + tôm, cua) dễ gây ra đau bụng, ngộ độcMột số ngoại lệ:	+ Phàm ăn nhất: voi trưỏng thành 200kg thức ăn + 200 lít nước/ngày	+ Nhịn ăn: rắn 8-10 bữa/năm. Trăn có thể nhịn ăn 12 tháng liền nhưng cũng có thể ăn 1 con linh dương 60 kg/bữa.2.3. Chức năng tiêu hoá hoá học của dạ dàyTuyến vịVị trí: niêm mạc dạ dàyCác loại tế bào: TB chính tiết pepsinogen, TB thành tiết HCl, TB cổ tuyến tiết chất nhày mucinDịch vị có thể tiết ra nhờ phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.Thành phần dịch vị: nước 98%, pepsinogen, chymosin (rennin), chất nhày mucin, HCl, một số muối vô cơ khác. pH 0,9-1,5 (nguyên chất), pH sẽ cao hơn khi lẫn thức ăn (trẻ nhỏ pH cao hơn người lớn)b. Chức năng tiêu hoá hoá học - 	Môi trường axit của HCl sẽ hoạt hoá pepsinogen thành pepsin. Tác dụng của pepsin: cắt liên kết peptid của protein, phân giải chúng thành các polypeptidChymosin (presur, rennin): phân giải sữa, hoạt động trong môi trường tối ưu pH=4 (khi pH còn 1,5 thì chymosin mất tác dụng) HCl: hoạt hoá pepsinogen, tạo môi trường hoạt động tối ưu cho enzym này, tiêu diệt vi khuẩn, thuỷ phân cellulose thực vật, tham gia cơ chế đóng mở tâm vị, môn vị, kích thích gây tiết dịch vị, mậtChất nhày mucin: bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự giảm tiết chất nhày dễ gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, glycoprotein (có trong chất nhày) tạo phức với vit B12 làm tăng hấp thu vitamin này ở ruột non.IV. Tiêu hoá ở ruột non1. Đặc điểm cấu tạoLà đoạn dài nhất của ống tiêu hoá (người khoảng 3-6 m)Đoạn đầu tiên của ruột non là tá tràng, tiếp theo là hỗng tràng, hồi tràng.Hành tá tràng (đoạn đầu của tá tràng) là nơi ống tuỵ, ống mật đổ vào. Đoạn này cũng thường xuyên chịu sự tấn công của môi trường axit từ dạ dày nên dễ bị viêm loét.Thành ruột non được cấu tạo bằng 2 lớp cơ trơn (dọc ở ngoài, vòng ở trong). Ngoài lớp cơ dọc là lớp thanh mạc dính với các mô liên kết khác gọi là mạc treo có tác dụng giữ các phần khác nhau của ống tiêu hoá nằm đúng vị trí trong cơ thể.Lớp trong cùng của ruột là niêm mạc có rất nhiều lông ruột, làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần.Tại niêm mạc ruột non có các tuyến ruột (tuyến LieberKuhn), tuyến Brunner.Thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết phân bố vào các lông ruột, giúp quá trình hâp thu các chất dinh dưỡng.2. Chức năng tiêu hoá cơ học của ruột nonCo thắt từng phần (phân đoạn)	Chủ yếu do cơ vòng, nhào trộn thức ăn với các dịch tiêu hoá ở từng đoạn.b. Cử động quả lắc 	Các đoạn ruột trườn đi, trườn lại để xáo trộn thức ăn tránh ứ đọng.c. Cử động nhu động	Là cử động nhịp nhàng lan truyền từ trên xuống dưới. Tác dụng đẩy thức ăn xuống giúp hấp thu dễ dàng hơn. Khi bị ngộ độc, viêm ruột, cử động nhu động tăng mạnh gây ỉa chảyd. Cử động phản nhu động	Ngược chiều với cử động nhu động, giúp hấp thu triệt để hơn. Khi cử động này quấ mạnh dễ gây nôn.3. Chức năng tiêu hoá hoá học của ruột non3.1. Dịch tuỵLà tuyến pha, tuỵ ngoại tiết gồm nhiều nang tiết ra enzym tiêu hoáDịch tuỵ tinh khiết: lỏng, trong suốt, hơi quánh, pH=7,8-8,4. Thành phần dịch tuỵ: nước (98%), NaHCO3 và các enzym tiêu hoá	Tác dụng của dịch tuỵNhóm enzym phân giải proteinTrypsin: được tiết ra ở dạng trypsinogen. Nhờ enterokinase do ruột tiết ra, trypsinogen được hoạt hoá thành trypsin.	Khi ứ đọng dịch tuỵ, tại pH = 7,1 trypsinogen tự hoạt hoá thành trypsin  gây viêm tuỵ.	Trypsin sẽ cắt liên kết peptid có phần –COOH gắn với aa kiềmChymotrysin: được tiết ra ở dạng chymotrypsinogen, được hoạt hoá nhờ trypsin	Chymotrypsin sẽ cắt liên kết peptid có phần _COOH thuộc aa thơmCacboxypolypeptidase: được tiết ra ở dạng Procacboxypolypeptidase, được hoạt hoá nhờ trypsin	 Cacboxypolypeptidase sẽ cắt rời aa đứng ở đầu C của chuỗi poly peptid	Tác dụng của dịch tuỵ	b. Nhóm enzym phân giải lipidLipase: cắt liên kết este giữa glycerol và axit béo, do đó phân giải các triglicerit của lipid đã nhũ tương thành monoglicerit, acid béo, glicerol. Phospholipase: cắt liên kết este giữa glycerol và axit phosphoric, do đó phân giải phospholipid thành phosphat và diglicerit.Cholesterolesterase: phân giải lipid của cholesterol và các sterol thành các axit béo và sterol	Tác dụng của dịch tuỵ	c. Nhóm enzym phân giải glucidAmilase dịch tuỵ: phân giải tinh bột (sống, chín) thành maltose Maltase: phân giải maltose thành glucose. 	d. NaHCO3	Tạo pH thích hợp cho các enzym hoạt động, cùng với HCl tham gia vào cơ chế đóng mở môn vị.3. Chức năng tiêu hoá hoá học của ruột non3.2. Dịch mậtMật do TB gan sản xuất, khoảng 500-1000ml dịch mật/24giờKhi ăn: dịch mật tiết ra đổ vào ống mật chủ rồi đổ vào tá tràng. Ngoài ra, dịch mật được đưa vào túi mật ở gan.Dịch mật là dịch lỏng, màu thay đổi từ xanh  vàng tuỳ thành phần sắc tố mật và mức độ đậm đặc.	Tác dụng của dịch mậtMuối mật trong dịch mật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhũ tương hoá lipid.Kết quả từ giọt mỡ lớn dưới tác dụng của muối mật tạo thành các giọt nhỏ tạo điều kiện cho các enzym phân giải lipid hoạt độngMuối mật cần thiết cho việc hấp thu các chất hoà tan trong lipid (vitamin A, D, E)Mật ức chế hoạt động của vi khuẩn, chống hiện tượng lên men, thối rữa các chất ở ruột3. Chức năng tiêu hoá hoá học của ruột non3.2. Dịch ruộtCác thành phần của dịch ruột có nguồn gốc khác nhau: các enzym tiêu hoá do các tế bào niêm mạc ruột theo chu kỳ khoảng 3 ngày bong ra và giải phóng các enzym; nước, chất nhày, các chất vô cơ do các tuyến Lieberkuhn, Brunner tiết raDịch ruột: lỏng, nhớt, đục (do có nhiều mảnh vỡ tế bào), pH=8,3Tác dụng của dịch ruột: bổ sung và hoàn thiện quá trình tiêu hoá hoá học trong ruột nonNhóm enzym tiêu hoá proteinAminopeptidase: cắt aa đứng ở đầu N2. SynapLiên hệ giữa các TBTKMột sợi trục tạo 10.000 synap với các TBTK khácTheo vị trí: trục – thân, trục – nhánh, trục – trục, nhánh – nhánh, thân – thân  Màng trước synap: có các túi chứa chất dẫn truyền (HP/ƯC)- Khe synap: rộng khoảng 20 nm, chứa dịch ngoại bào- Màng sau synap: có các receptor phù hợp với chất dẫn truyền ở màng trước	Phân loại synapSynap hưng phấn: chứa chất trung gian hoá học gây hưng phấnSynap ức chế: chứa chất trung gian hoá học gây ức chế

File đính kèm:

  • pptbai giang tieu hoa.ppt
Bài giảng liên quan