Sử dụng PowerPoint hỗ trợ dạy học bài "Ba định luật Niu-Tơn" - Nguyễn Thị Thanh Huyền

Định nghĩa:

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật

b) Tính chất:

Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

Khối lượng có tính chất cộng

 

ppt27 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng PowerPoint hỗ trợ dạy học bài "Ba định luật Niu-Tơn" - Nguyễn Thị Thanh Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Trường trung học phổ thông ngọc tảo Môn: vật lý Sử dụng powerpoint hỗ trợ dạy học bài “Ba định luật Niu-Tơn” Gv: Nguyễn Thị Thanh Huyền I. Định luật I Niu-Tơn II. Định luật II Niu-Tơn III. Định luật III Niu-Tơn Định luật I Niu-Tơn1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê. Tại sao hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu? Vì có ma sát h 1 2 Hình 10.1a h 1 Hình 10.1b 2 Nếu không có ma sát và nếu máng 2 nằm ngang thì hòn bi sẽ lăn với vận tốc không đổi mãi mãi 2. Định luật I Niu-tơn. Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. h 1 Hình 10.1c 2 3. Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn  Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. ? Tại sao xe đạp chạy được thêm một quãng đường nữa mặc dù ta đã ngừng đạp? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập chân lại? Nếu hợp lực tác dụng vào vật khác không thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Vật chuyển động có gia tốc Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng: - Lực tác dụng vào một vật càng lớn thì gia tốc của vật càng lớn - Cùng một lực tác dụng nhưng nếu vật nào có khối lượng càng lớn thì gia tốc của vật càng nhỏ. - Gia tốc của vật cùng hướng với lực gây ra gia tốc đó. II. Định luật II niu-tơn1. Định luật II Niu-Tơn Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của các lực đó: F a O F1 F2 F Dựa vào những hiểu biết cũ về khối lượng đã học ở lớp 6 hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khối lượng của một vật chỉ . . . . . . . . . tạo thành vật đó. 1000 g sữa chứa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 500 g sữa. Cho hai vật chịu tác dụng của những lực có độ lớn bằng nhau. Hãy chứng minh rằng, vật nào có khối lượng lớn hơn thì thay đổi vận tốc ít hơn. lượng chất lượng sữa gấp đôi ? 2. Khối lượng và mức quán tính b) Tính chất: Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. Khối lượng có tính chất cộng Định nghĩa: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật 3. Trọng lực. Trọng lượng Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Kí hiệu: * Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống * Điểm đặt tại trọng tâm của vật b) Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật. Kí hiệu: P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế. c) Công thức của trọng lực P Trắc nghiệm Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 3m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì 	A. vật dừng lại ngay. 	B. vật đổi hướng chuyển động. 	C. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. 	D. vật chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại. Chọn đáp án đúng. 2) Câu nào đúng ? 	A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật phải đứng yên. 	B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại. 	C. Khi thấy vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn là đã có lực tác dụng lên vật. 	D. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó. III. Định luật III Niu-Tơn1. Sự tương tác giữa các vật VD1: A B Bi A tác dụng vào bi B một lực làm bi B thu gia tốc để chuyển động, đồng thời bi B cũng tác dụng vào bi A một lực, làm bi A thu gia tốc nên thay đổi chuyển động VD2: Bóng tác dụng vào vợt một lực làm vợt biến dạng, đồng thời vợt cũng tác dụng vào bóng một lực làm bóng biến dạng VD3: +Nối hai xe bằng một sợi dây để lò xo bị nén lại +Đốt sợi dây quan sát hiện tượng ta thấy: Sau khi dây bị đứt thì cả hai xe đều thu được gia tốc và chuyển động ngược chiều nhau. Hiện tượng A và B tác dụng vào nhau, gây ra gia tốc hoặc biến dạng cho nhau, gọi là hiện tượng tương tác. Lực của vật A tác dụng lên vật B và lực của vật B tác dụng lên vật A có mối quan hệ gì về độ lớn và hướng hay không? 2. Định luật Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. 3. Lực và phản lực - Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia là phản lực. Có phảI búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa ? Nói một cách khác, lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không ? Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao búa lại hầu như đứng yên ? Nói một cách khác, cặp “lực và phản lực” có cân bằng nhau không? ? đẩy nhau hút nhau I. Định luật I Niu-Tơn II. Định luật II Niu-Tơn III. Định luật III Niu-Tơn Các bài 13, 14, 15 SGK (trang 65) Hai người kéo co, vì sao lại có người thắng. người thua? Điều đó có tráI với định luật III Niu-tơn không? - Do xe đạp có quán tính nên nó có xu hướng bảo toàn chuyển động thẳng đều mặc dù ta đã ngừng đạp. Xe chuyển động chậm dần là do có ma sát cản trở chuyển động. - Khi nhảy từ bậc cao xuống, bàn chân bị dừng lại đột ngột trong khi thân người tiếp tục chuyển động do có quán tính làm cho chân bị gập lại Theo định luật II Niu-tơn, vật nào có khối lượng lớn hơn thì thu gia tốc nhỏ hơn, tức là thay đổi vận tốc chậm hơn. Nói một cách khác, vật nào có khối lượng lớn hơn thì khả năng bảo toàn vận tốc càng cao. Không. Đinh cũng tác dụng lên đĩa một lực. Không. Lực bao giờ cũng xuất hiện từng cặp trực đối. Vì búa có khối lượng lớn. Không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Trắc nghiệm Câu nào đúng? 	Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là 	A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. 	B. lực mà xe tác dụng vào ngựa. 	C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. 	D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa. 2) Câu nào đúng ? 	Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn. 	A. bằng 500 N. 	B. bé hơn 500 N. 	C. lớn hơn 500 N. 	D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất 

File đính kèm:

  • pptbadinhluatNiuTon.ppt
  • mp31.For Elise - Beethoven.mp3
Bài giảng liên quan