Sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ

• Thân hình đã bắt đầu thẳng , đầu đã có hình dạng rõ và phần đuôi nhỏ hầu như biến mất.Thai nhi giờ đã lớn gấp 4 lần khi mới 6 tuần và được gọi là bào thai.

Đầu và mặt:

 Đầu có trán cao và có thể nhìn thấy tai, mũi, môi và xương còn sơ khai để tạo nên gương mặt . Từ lúc này , mầm răng đã được định vị và gai vị giác đang phát triển.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Sự phát triển thai nhi trong bụng mẹTrứng thứ 4 ,5 sau khi thụ tinh phôi đến dạ con và quá trình phân cắt tạo 100 tế bào .Lúc này phôi là 1 khối tế bào hình cầu rỗng gọi là phôi túi .Khoang phôi túi chứa đầy chất dịch,1 khối tế bào bên trong mà sau này sẽ thật sự phát triển thành thai nhi và 1 lớp tế bào ở bên ngoài gọi là lá nuôi phôi nó tiết ra enzim làm phôi túi gắn vào lớp lót dạ con (1 tuần sau khi thụ tinh) GIAI ĐOẠN 1: _ 6 TUẦN ĐẦU TIÊN: trong 6 tuần đầu tiên, nhóm tế bào sẽ phát triển thành thai nhi được gọi là phôi. Phôi dài khoảng 15mm và nặng chưa đến 1 g .+ Đầu và mặt: Phần giống như đầu người cong lại hướng về phía chóp đuôi. Trên đầu có những nếp gấp như khe mang sẽ phát triển thành các đường nét trên mặt.+ Các chi: Những mầm nhỏ xuất hiện ở 4 phía sẽ phát triển thành các chi,trên đó có những mấu sẽ phát triển thành bàn tay , bàn chân. + Hệ thống nuôi dưỡng phôi thai: Các tế bào của trứng đã thụ tinh đào sâu vào thành tử cung . Ở đó các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu cho phôi. Nhu cầu của phôi thai đầu tiên rất đơn giản , chỉ cần năng lượng và protein hấp thụ từ noãn và các tế bào phân chia rất nhanh._ TỪ TUẦN LỄ THỨ 9 :Thai nhi dài khoảng 4 cm và nặng khoảng 12 g.+ Đầu và mặt: Đầu có trán cao và có thể nhìn thấy tai, mũi, môi và xương còn sơ khai để tạo nên gương mặt . Từ lúc này , mầm răng đã được định vị và gai vị giác đang phát triển.Thân hình đã bắt đầu thẳng , đầu đã có hình dạng rõ và phần đuôi nhỏ hầu như biến mất.Thai nhi giờ đã lớn gấp 4 lần khi mới 6 tuần và được gọi là bào thai.+ Tim : Giờ đã là quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn , tim đập khoảng 180 lần/phút , nhanh gấp đôi so với người trưởng thành.+ Tay và chân: Mầm tay thoạt đầu nhú lên cổ tay và các ngón, sau mọc dài ra thành cánh tay và hoàn chỉnh với chỗ gập ở cùi chỏ . Sự phát triển chân cũng theo quy trình như vậy._ THAI NHI ĐẾN 12 TUẦN TUỔI :Dài khoảng 6 cm và nặng khoảng 15 g .+ Mặt: Mặt đã được tạo hình hoàn chỉnh với cằm, trán cao và chóp mũi nhỏ xíu.Đôi mắt đã phát triển hơn và mí mắt còn nhắm chặt.+ Tay và chân: Đang bắt đầu cử động .+ Da: Da thai nhi đỏ , trong suốt và thấm được nước ối .+ Tim: Tim đã vận hành đầy đủ, bơm máu đi khắp cơ thể .+ Hệ tiêu hoá: Bao tử đã được hình thành liên kết với miệng và ruột.+ Chân và tay: ngón tay , chân đã định hình , móng bắt đầu mọc.+ Cơ quan sinh dục: Buồng trứng hoặc tinh hoàn đã được tạo ra bên trong cơ thể . Tuy cơ quan sinh dục ngoài dã phát triển nhưng vẫn chưa thấy được giới tính qua siêu âm.+ Hệ thống nuôi dưỡng thai nhi: Trong khoảng 12 tuần , nhau thai đã hoàn chỉnh và nối vào túi noãn và trở thành hệ thống cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.Nhau còn khá rộng so với kích thước của thai nhi .Sau khi phát triển nhanh trong giai đoạn đầu , nhau phát triển chậm lại . Cho đến khi thai nhi chào đời , nhau nặng khỏang 1/6 trọng lượng thai nhi. GIAI ĐOẠN 2:_ THAI NHI ĐẾN 16 TUẦN TUỔI: dài khoảng 12 cm và nặng khoảng 130 g+ Đầu: Xương thai nhi đã được kiến tạo và hệ cơ cũng đã có .Mắt bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng dù còn nhắm, lông mi và lông mày đã bắt đầu mọc. Đến tuần thứ 16 các xương nhỏ ở tai cứng lại và thai bắt đầu nghe được tiếng động .Vì chưa có lớp mỡ, thai nhi nhìn có vẻ gầy guộc.Thai nhi lúc này cử động nhiều hơn, có thể đấm , mút ngón tay, nuốt nướøc và bài tiết trong nước ối.Sự phát triển của thai đã rất nhanh , cho đến lúc này thì chậm dần lại nhằm giúp phổi, hệ tiêu hóa , hệ miễn dịch có thời gian hoàn thiện.Thai nhi có thể nghe rất rõ và tiếng động mạnh khiến thai chòi đạp._ THAI NHI ĐẾN 20 TUẦN TUỔI : Dài khoảng 16 cm và cân nặng xấp xỉ 340 g .+ Cử động : Thai nhi ngày càng hiếu động hơn và dần kiểm soát được các cử động vì các bắp thịt và hệ thần kinh đã phát triển. Hầu hết các cơ quan chính yếu đã hoạt động được._ THAI NHI ĐẾN 24 TUẦN TUỔI : Thai nhi trong cứng cáp hơn , dài khoảng 21 cm và nặng khoảng 630 g.+ Da : Da vẫn mỏng nhưng không còn trong suốt, màu da lúc này đã ửng hồng và phần nào còn nhăn nheo vì lớp mỡ dưới da chưa được tạo ra đầy đủ.+ Mắt: Từ tuần thứ 22 đến 24 , mắt thai nhi đã mở._ THAI NHI ĐẾN 29 TUẦN TUỔI: Dài khoảng 26 cm, nặng khoảng 1,1 kg1 chất nhờn bảo vệ gọi là VERNIX bao phủ toàn thân bé.+Não: Phát triển khá lớn với lớp chất béo bảo vệ bao bọc các sợi thần kinh .+Cử động: Thai nhi giờ bị bó chặt trong tử cung vì chiều cao và cân nặng phát triển nhanh.GIAI ĐOẠN 3:_ THAI NHI ĐẾN 35 TUẦN TUỔI: Thai nhi dài 32 cm, nặng 2,5 kg , hình dáng hoàn chỉnh ,đầu phát triển cân đối với thân hình.+ Mặt: Da mặt láng hơn , các nếp nhăn biến mất .Mắt thai nhi giờ đây khép mở liên tục, rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài thành bụng mẹ.+ Tay và chân: Tay và chân đã phát triển, các cơ bắp và dây thần kinh đã liên kết với nhau cho phép phối hợp các hoạt động nhịp nhàng._ THAI NHI GẦN 40 TUẦN TUỔI: Sự chuyển dạ:Tư thế của thai nhi trong tử cung được gọi là ngơi thai .Tư thế này được xác định theo vị trí của đầu _phía trên hoặc phía dưới _trong khoang chậuTư thế thường cĩ của thai nhi là đầu ở phía trên hoặc phía dưới cịn gọi là ngơi dọc.Nếu khi chuyển dạ ,thai nhi nằm ở ngơi ngược ,ngơi ngang,ngơi chéo thì cĩ nhiều khả năng bà mẹ phải sinh mổ. Ngơi thai cĩ thể chuyển từ tuần thứ 36 cho đến khi chuyển dạ .Khi ngơi thai đã chuyển khơng cĩ nghĩa là bà mẹ sắp sửa chuyển dạ mà thật sự cịn vài tuần nữa mới đến ngày sinh THE END!

File đính kèm:

  • pptsu_phat_trien_cua_thai_nhi.ppt
Bài giảng liên quan