Tham luận về việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn sinh học 8

- Chương trình sinh học 8 gồm có 11chương các em được tìm hiểu về cơ thể

người, về những kiến thức có liên quan trực tiếp đối với bản thân các em .

 Với mong muốn phát huy tính tích cực khả năng của học sinh khi học môn giải phẫu sinh lý người ở lớp 8, đòi hỏi người giáo viên khơi dậy hứng thú cho học sinh đối với môn học, khơi dậy sự đam mê tìm tòi nghiên cứu và nắm chắc các kiến thức đó, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động có hiệu suất và chất lượng .

 Làm thế nào để học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể, cũng như hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể . Từ đó đưa ra những phương pháp vệ sinh cơ thể cho bản thân các em .

 

doc5 trang | Chia sẻ: andy_Khanh | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Tham luận về việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HẢI
 TRƯỜNG THCS AN TRẠCH
 Tổ : Sinh – Hoá – Địa – KTNN 
THAM LUẬN VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 8
 I - ĐẶT VẤN ĐỀ :
	Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm, mà bản thân nó chứa đựng cả một kiến thức sinh động, do đó sinh học đã cung cấp cho con người những hiểu biết quan trọng về sự sống, trang bị cho con người những kiến thức cơ bản phổ thông và tương đối hoàn chỉnh, từ đó con người vận dụng vào cuộc sống, đề ra được các phương pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu quả và chất lượng . Vì vậy học sinh có vai trò rất lớn và vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường THCS .
	Môn sinh học 8 các em sẽ được tìm hiểu sâu về động vật cao nhất trên bậc thang tiến hoá, đó chính là con người và những điều bí ẩn trong bản thân của các em .
	Đối với chương trình sinh học 8 có rất nhiều kiến thức khó, phương tiện dạy học còn thiếu. Vì vậy cần phải có phương pháp phù hợp để giúp học sinh tìm tòi, chiếm lĩnh và nắm vững các tri thức, cũng như gây sự hứng thú trong học tập ở các em .
 II - NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Nội dung :
- Chương trình sinh học 8 gồm có 11chương các em được tìm hiểu về cơ thể 
người, về những kiến thức có liên quan trực tiếp đối với bản thân các em .
	Với mong muốn phát huy tính tích cực khả năng của học sinh khi học môn giải phẫu sinh lý người ở lớp 8, đòi hỏi người giáo viên khơi dậy hứng thú cho học sinh đối với môn học, khơi dậy sự đam mê tìm tòi nghiên cứu và nắm chắc các kiến thức đó, các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khoẻ mạnh tạo điều kiện cho hoạt động học tập, lao động có hiệu suất và chất lượng .
	Làm thế nào để học sinh hiểu được cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể, cũng như hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể . Từ đó đưa ra những phương pháp vệ sinh cơ thể cho bản thân các em .
Biện pháp thực hịên :
Đây là lứa tuổi thích tò mò, tìm hiểu khám phá những điều mới lạ, muốn khẳngđịnh mình năng động, sáng tạo . Vì vậy người giáo viên phải có phương pháp phù hợp và phương tiện dạy học thích hợp để giúp lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Góp phần nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn
* Các phương pháp dạy học trong môn sinh học 8:
Phương pháp quan sát tìm tòi :
Là phương pháp dạy học sinh cách sử dụng các giác quan để tự giác trực tiếpcó mục đích các sự vật diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống, giúp học sinh lĩnh hội một cách có hứng thú, có hiệu quả qua việc quan sát trực tiếp hình dạng, cấu tạo và hoạt động sống trong mối quan hệ với môi trường .
	Ví dụ : Khi dạy bài: máu và môi trường trong cơ thể .
Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát thành phần của máu . Qua quan sát giúp học sinh rút ra được phần trên lỏng là huyết tương phần dưới đặc là tế bào máu .
	2. Phương pháp trực quan :
	Sử dụng phương pháp trực quan bằng sơ đồ, tranh ảnh, phim ảnh, mô hình giúp học sinh tìm ra kiến thức, về cấu tạo và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể . Từ đó khắc sâu kiến thức cho học simh .
Ví dụ : Dạy bài cấu tạo cơ thể người . 
Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình, giúp học sinh nhận dạng được các cơ quan trong cơ thể
Dạy bài bộ xương, đại não, cơ quan tích thị giác, cơ quan tích thính giác.... cho học sinh quan sát tranh kết hợp với mô hình giúp học sinh tìm ra cấu tạo và hoạt động của các cơ quan .
3. Phương pháp thuyết trình :
Là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên dùng lời nói kết hợp với biểu diễn mô hình, tranh ảnh, phim, mẩu vật sống để minh hoạ kiến thức cho học sinh hiểu và tiếp thu bài dễ hơn .
Ví dụ : Khi dạy bài . Bài tiết và hệ bài tiết nước tiểu . Giáo viên kết hợp với mẫu vật thật ( thận lợn ) để giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức dễ dàng.
4. Phương pháp đàm thoại :
Giáo viên dùng câu hỏi đặt vấn đề hoặc gợi ý để xây dựng hệ thống kiến thức cơ bản, mấu chốt đòi hỏi học sinh phải cóp sự tái hiện, biết vận dụng kiến thức vào tình huống mới . Phương pháp này giúp giáo viên xác định được tình trạng kiến thức của học sinh, thấy rõ những thiếu sót để kịp thời sửa chữa, bổ sung đồng thời cung cấp rút ra kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.
	Ví dụ : Dạy các bài : 
Vệ sinh vận động
Đông máu và nguyên tắc truyền máu 
Vệ sinh tuần hoàn 
Vệ sinh hô hấp 
Vệ sinh tiêu hoá 
Vệ sinh hệ bái tiết nước tiểu
Vệ sinh da
Vệ sinh hệ thần kinh
5. Phương pháp thực hành :
Môn học cơ thể người là môn học thực nghiệm lấy thí nghiệm làm phương pháp nghiên cứu, vì vậy trong giảng dạy bộ môn này,những tiết thực hành quan sát có ý nghĩa rất lớn góp phần hình thành kỹ năng sơ cứu đầu tiên cho học sinh và tìm ra những hoạt động của cơ quan . Khi học sinh làm thực hành, các em tăng cường chú ý, hứng thú với những kết quả làm được, giúp các em có được những kỹ năng đầu tiên, cũng như hoạt động của các cớ quan .
	Ví dụ : Dạy bài 
Thực hành : Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Thực hành : Sơ cứu cần máu 
Thực hành : Hô hấp nhân tạo
Thực hành : Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
Thực hành : Tìm hiểu chức năng của tủy sống 
6.Phương pháp tích cực :
Phương pháp này giúp giáo viên tổ chức các hoạt động độc lập theo một nhóm nhỏ, qua đó học sinh tự nắm được các chi tiết nước, đồng thời rèn luyện được phương pháp tự học, tập dợt, tìm tòi nghiên cứu .Những dự kiến của giáo viên tập chung chủ yếu váo các hoạt động của học sinh, cách thức tổ chức hoạt động đó cùng với những khả năng diễn biến khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh thực hiện giờ học phân hoá theo trình độ, năng lực của học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh bộc lộ và phát triển của mỗi em .
	Đây là phương pháp áp dụng qua các đợt thay sách lớp 6 , 7 , 8 , 9, phương pháp này có nhiều điểm rất hay, có hiệu quả tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng của mình, bộc lộ những điều suy nghĩ của mình cho người khác. Phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn : như nội dung sách giáo khoa và phương tiện, thiết bị dạy học; về nội dung chương trình mặc dù đã thực hiện biên soạn giảm tải, những khối lượng kiến thức tăng lên rõ rệt do bổ sung nhiều phần so với sinh học 8 cũ có những vấn đế rất khó bộc lộ giáo viên và học sinh phải tìm tòi tài liệu bổ sung cho bộ môn
	Ví dụ : Bài “Bạch cầu và miễn dịch”
Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể nhưng lại không giải thích phân tử ngoại lai là gì ?
+ Thiết dạy dạy học còn thiếu hoặc đã hư hỏng nhiều như : tranh ảnh, mô hình 
+ Hoá chất : Một số hoá chất đã hết, hư hỏng nên gặp nhiều khó khăn khi dạy một số bài thực hành. 
+ Lượng kiến thức trong bài nhiều và thời lượng truyền đạt kiến thức còn hạn chế. 
Phương pháp chia nhóm nhỏ :
Đây cũng là phương pháp rất hay phát huy tính mạnh dạn, phát biểu trước đám 
đông , trước tập thể .
	Phương pháp này tổ chức các nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm hướng dẫn . Cách làm việc theo nhóm , nhóm nhỏ trao đổi ý kiến thảo lụân, cử đại diện trả lời sau đó lấy ý kiến của từng cá nhân trong nhóm xét rồi rút ra kết luận .
Ví dụ : Khi dạy bài : Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá, tiêu hoá ở khoang miệng, tiêu hoá ở dạ dày, tiêu hoá ở ruột non, bài ôn tập học kì I 
Giáo viên chia nhóm nhỏ từ 3 đến 4 em cho học sinh thảo luận hoàn thành, sau đó yêu cầu các nhóm trình bày và giáo viên nhận kết quả của từng nhóm .
Phương pháp trắc nghiệm :
Phương pháp trắc nghịêm thưòng dùng để kiểm tra kiến thức của học sinh. Học sinh rất hứng thú với phương pháp này, vì học sinh cảm thấy mới mẻ muốn khám phá . Phương pháp này giúp học sinh dễ tái hiện lại kiến thức đã được học, đồng thời giáo viên quy động được đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém, lớp học sẽ được sinh động hơn. Những dạng kiến thức đưa vào phương pháp này là các đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan . Tuỳ theo kiến thức, giáo viên có thể sử dụng các loại hình thức trắc nghiệm như : lựa chọn, đúng sai, ghép câu ....
Ví dụ : Khi dạy bài : Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, phần cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu .
Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan :
Thận, cầu thận, bóng đái 
Thận, bóng đái, ống đái 
Thận, ống thận, bóng đái 
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái	
Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài nước tiểu là :
1. Thận	2. Ống dẫn nước tiểu
3.. Bóng đái	4. Ống đái
 * Đồ dùng dạy học:
	 1. Tranh vẽ:
	Tranh vẽ là đồ dùng trực quan vì nó có thể phóng to các chi tiết, cấu tạo trong của các cơ quan giúp cho sự quan sát của học sinh dễ dàng hơn. Tranh vẽ lại dễ làm dễ sử dụng. Do đó phương pháp đàm thoại kết hợp tranh vẽ và hệ thống câu hỏi nêu vấn đề được nhiều giáo viên sử dụng có tác dụng nâng cao hiệu quả cho học sinh rất cao. Tuy nhiên, tranh vẽ không làm cho độ cứng mềm của cơ thể, màu sắc kích thước tự nhiên, để khắc phục nhược điểm đókhi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên kết hợp mô tả, từ đó so sánh đối tượng mà học sinh đã biết giúp các em quan sát đối tượng dễ dàng hơn.
	Tranh vẽ phải chính xác về độ lớn, đầy đủ rõ ràng đễ khi treo lên bảng học sinh cuối lớp vẫn quan sát được.
	Ví dụ: Tranh cấu tạo tế bào, cấu tạo cơ, cấu tạo xương, sơ đồ tuần hoàn máu, cấu tạo cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, đại não...
	 2. Mô hình:
	Rất thuận tiện cho việc quan sát học sinh có tác dụng gây hứng thú cho học tập cho học sinh rất cao.
	Ví dụ: Như mô hình: cơ thể người, bộ xương, phổi, cấu tạo hệ bài tiết nuớc tiểu, bộ não, cơ quan phân tích thị giác, cơ quan phân tích thính giác.
Mẫu vật sống:
Gây sự hứng thú học tập cho học sinh như : tim lợn, ếch...
	III. Kết luận:
	Thông qua việc thực hiện các biện pháp trên, kết quả đạt được trong năm học 2009-2010 môn sing học 8 như sau:
	* Kết quả TBM học kì I năm học 2009 – 2010 : 
	* Kết quả TBM cuối năm học 2009-2010
	 Trên đây là một số nội dung và biên pháp thực hiện tôi đã đưa ra theo kinh nghiêm giảng dạy của tôi đã vận dụng vào thực tiễn. Nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bài tham luận được tốt hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
	 An Trạch, ngày 13 tháng 10 năm 2010
 Người viết 
 Nguyễn Văn Đông 

File đính kèm:

  • doctham luan sinh 8.doc
Bài giảng liên quan