Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt

 Từ cốt truyện dân gian, tác giả xây dựng một vở kịch nói hiện đại.

Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về xã hội và con người với ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc.

Vở kịch có 7 cảnh và 1 màn kết thúc. Tiến trình xung đột kịch: Thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.

Phần trích thuộc cảnh 7 và màn kết.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Chào mừngQÚY THẦY CÔ GIÁONGUYỄN HẢI THÀNHTHPT DÂN TỘC NỘI TRÚ QUẢNG NGÃIVĂN HỌC 12HOÀN TRÖÔNG BA, DA HAØNG THÒTLÖU QUANG VUÕ KịchLưu Quang VũI. TÌM HiỂU CHUNG1. Tác giả2. Tác phẩmII. ĐỌC – HiỂU PHẦN TRÍCH1. Xung đột kịch2. Hồn Trương Ba đối thoại với xác hàng thịt3. Hồn Trương Ba đối thoại với vợ con4. Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích5. Màn kếtIII. CHỦ ĐỀ PHẦN TRÍCHHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊTHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊTLưu Quang VũI. TÌM HiỂU CHUNG:1. Tác giả: 1948 – 1988, quê gốc Đã Nẵng, sinh tại Phú Thọ. Là nghệ sĩ đa tài, sáng tác thơ, tranh, truyện, nổi tiếng nhất là kịch nói (từ 1978). Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của Văn học Việt Nam hiện đại.Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh Tác phẩm tiêu biểu:- Thơ: + Tiếng Việt + Mây trắng của đời tôi- Kịch: + Lời thề thứ 9+ Khoảnh khắc và vô tận+ Tôi và chúng taHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊTLưu Quang Vũ2. Tác phẩm: Sáng tác 1981, công diễn 1984. Từ cốt truyện dân gian, tác giả xây dựng một vở kịch nói hiện đại. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ về xã hội và con người với ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc.Nêu vài nét chính về vở kịch ? Vở kịch có 7 cảnh và 1 màn kết thúc. Tiến trình xung đột kịch: Thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Phần trích thuộc cảnh 7 và màn kết.TÓM TẮT VỞ KỊCHCẢNH 1Nam Tào, Bắc Đẩu tắc trách gạch sổ bừa tên người tới số chết ở trần gian là Trương Ba, rồi nói với Đế Thích xuống trần gian mà tìm người đánh cờ cho đỡ buồn.CẢNH 2Trương Ba, một người làm vườn, hiền lành, nhân hậu đang đánh cờ với bạn. Tiên Đế Thích đến giải nước cờ hiểm, rồi kết bạn với Trương Ba, cho Trương Ba một bó hương, dặn nếu đốt hương, gọi tên thì ông sẽ xuống trần. Sau đó, Trương Ba chết đột ngột.CẢNH 3Biết tin, Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu bàn nhau sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt cùng xóm vừa chết. Đế Thích dặn vợ Trương Ba đến dẫn chồng về.CẢNH 4Hàng thịt đã chết bỗng sống dậy nhưng không nhận vợ con. Vợ Trương Ba đến, Trương Ba đòi theo về. Hai người vợ giành nhau.CẢNH 5 Trương Ba giờ đây thay đổi tính nết: ăn nhiều, uống rượu, cộc cằn, thô lỗ làm vợ, con, cháu rất buồn. Lí trưởng đến sách nhiễu, buộc Trương Ba phải ở nhà vợ hàng thịt, đến khuya mới được về.CẢNH 6Ban ngày, Trương Ba ở nhà vợ hàng thịt, mổ lợn, được ăn uống no say, vợ hàng thịt ve vãn, Trương Ba cũng xiêu lòng, rồi giật mình, đau khổ.CẢNH 7 – ĐOẠN TRÍCHTrương Ba bị người thân xa lánh.- Bạn không đánh cờ nữa, vì nước cờ không còn trong sáng.- Vợ buồn đau, muốn bỏ đi, trả Trương Ba cho vợ hàng thịt.- Cháu nội dứt khoát không nhận ông nội.- Trương Ba đau đớn tranh luận với cái xác hàng thịt.Tóm tắt ý chính của đoạn trích ?- Trương Ba gọi Đế Thích xuống nói nỗi khổ của mình, tranh luận về lẽ sống chết.- Đế Thích đề nghị cho hồn Trương ba nhập vào xác cụ Tị vừa chết hoặc nhập vào xác Đế Thích.- Trương Ba quyết không nhập vào xác ai, xin được chết, trả xác cho hàng thịt.- Đế Thích chấp nhận và cho cu Tị sống lại. Ông quyết ở lại trần gian, vì chán thiên đình.- Hồn Trương Ba nhập vào cây cỏ trong vườn, vẫn nhìn thấy vợ, con. Cây cỏ tiếp tục mọc lên.MÀN KẾTHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang VũII. ĐỌC – HiỂU PHẦN TRÍCH.1. Xung đột kịch:a. Ở cảnh 5 và 6:HånTr­¬ngBaNh©n hËu,ngay th¼ngTao nh·, ®¸nh cêkho¸ng ho¹tTró nhê thÓ x¸c phµm tôc cñahµng thÞt¡n nhiÒu, thÝch uèng r­îu, kh«ng thÝch ch¬i cêTh« lç, céc c»nVî, con, b¹n bÌ buån ch¸n, xa l¸nh. Tr­¬ng Ba biÕt ®­îc ®iÒu ®ã. LÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRiỂN XUNG ĐỘT KỊCHHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũb. Ở cảnh 7:Lời độc thoại của Trương Ba thể hiện bi kịch gì? Trương Ba ý thức được bi kịch đau đớn bởi sự mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa linh hồn và thể xác.Tính chất – mức độ của xung đột kịch ?Xung đột kịch đến cao trào, phải mở nút. Đó là các tình huống kịch ở phần trích qua 4 màn.PHẦN TRÍCH (4 màn) Hồn Trương Ba đối thoại với xácHồn Trương Ba đối thoại với vợ, conHồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích Màn kết“Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!...Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!”HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ2. Hồn Trương Ba đối thoại với xác hàng thịt:Hành động của Trương ba ở đầu phần trích ?a. Trương Ba “ôm đầu”, độc thoại khẩn thiết: “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi...Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi”.Một tâm trạng bức bối, đau khổ tột cùng (qua những câu cảm thán dồn dập).Vì sao Trương Ba đau Khổ ?Vì Trương Ba tự ý thức: Mình được sống, nhưng không còn là chính mình. Một cuộc sống bị tha hóa trầm trọng.THẢO LUẬN: Nhận xét luận điểm, luận cứ và thái độ của xác hàng thịt ?b. Lập luận của xác hàng thịt:- Khẳng định mạnh mẽ vai trò không thể thiếu của thể xác:+ “Ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi...Tôi đã cho ông sức mạnh...Nhờ đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này...” + “Khi muốn hành hạ con người, người ta xúc phạm thể xác.”HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ- Châm chọc, mỉa mai bằng dẫn chứng: Trương Ba cũng thèm ăn “tiết canh, cổ hũ”, cũng “lâng lâng xao xuyến” trước vợ hàng thịt.- Dạy đời: “Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là...ông ...thỏa mãn những thèm khát của tôi.”- Ranh mãnh ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp: “Chẳng còn cách nào khác đâu...Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi.”Thông điệp từ những lí lẽ sắc bén ấy ? Vật chất phàm tục luôn có sức mạnh ngự trị, khống chế, tàn phá tâm hồn trong sạch, đẹp đẽ ở con người. Khó có được một tâm hồn thanh cao trong những ham muốn tầm thường của thể xác.HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang VũNhận xét gì về lí lẽ và thái độ của Trương Ba ?c. Mọi lí lẽ của hồn Trương Ba nhằm khẳng định sự cao quí riêng rẽ của tâm hồn đều bị bác bỏ một cách thuyết phục.Hồn Trương Ba đuối lí qua những lời thoại ngập ngừng, bực tức, ngậm ngùi, tuyệt vọng:- “Ta...ta đã bảo mày im đi”, “Ta không muốn nghe mày nữa!”- “Nhưng...nhưng...”- “Lí lẽ của anh thật ti tiện!”- “Trời!”Hàm ý sâu xa của tình trạng đuối lí ấy ?Chỉ có sự tự ý thức không thôi, chưa đủ để ta thoát khỏi cái tầm thường, dung tục. Cần phải thêm sức mạnh của hành động cụ thể, thiết thực.HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ3. Hồn Trương Ba đối thoại với vợ, con:THẢO LUẬNBÀN 1BÀN 2BÀN 3BÀN 4 Thái độ của vợ Tr. Ba ? Vì sao ? Thái độ của cái Gái ? Vì sao ? Thái độ của con dâu ? Vì sao ? Ý nghĩa của việc mọi người thân đều rời sân khấu?HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ3. Hồn Trương Ba đối thoại với vợ, con:a. Vợ Trương Ba: Buồn khổ, trách cứ, tuyệt vọng: “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa...Ông đâu còn là ông Trương Ba...” Vì là người nhân hậu, bà muốn bỏ nhà đi xa.b. Cháu nội – cái Gái: Quyết không nhận ông nội bằng những lời gay gắt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi.” Vì tâm hồn trẻ thơ trong sáng, không thể chấp nhận sự dối trá, xấu xa ở người lớn, ở cuộc đời.c. Con dâu: Xót xa: “Con đau đớn thấy thầy mỗi ngày một khác dần, mất mát dần”. Vì là dâu, chị thương cảm cho nghịch cảnh của bố chồng: “Con thương thầy hơn xưa nữa. Bởi con biết giờ đây thầy khổ hơn xưa nhiều.”HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũd. Rồi mọi người thân đều rời sân khấu như sự từ chối Trương Ba. Trương Ba trơ trọi với nỗi đau tuyệt vọng đến đỉnh điểm, chấp nhận mình thua xác hàng thịt: “Mày đã thắng thế rồi đấy...” Những độc thoại sau thể hiện sự chuyển hướng gì ở hồn Trương Ba ? “Nhưng lẽ nào ta chịu thua mày và tự đánh mất mình?...có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!” Từ nỗi đau tột độ ấy mà Trương Ba đã có giải pháp quyết liệt qua:- Độc thoại: “Nhưng lẽ nào ta chịu thua mày và tự đánh mất mình?...có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”- Hành động: Đốt hương gọi Đế Thích xuống.Quyết định mở ra quá trình đấu tranh không thỏa hiệp với sự dối trá (dẫn đến quá trình mở nút kịch).HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ4. Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích:a. Lí lẽ của Trương Ba:Các lí lẽ cơ bản nào của Trương Ba để xin được chết thật ? Cương quyết từ chối một đời sống “Bên trong một đường, bên ngoài một nẻo”. Khẳng định “Không thể sống với bất cứ giá nào được”, “Cuộc sống giả tạo này...chỉ bọn khốn khiếp là lợi lộc”. Bác bỏ Đế Thích: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.” Từ chối sự sửa sai một lần nữa của Đế Thích: cho hồn mình nhập vào xác cụ Tị, vì:- Sẽ trái với quy luật tự nhiên.- Và vì: “Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa.”HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang VũQua đó, nhận xét gì về con người Trương Ba ? Trương Ba đã can đảm trung thực, thừa nhận sự tha hóa của mình, đã không ngụy biện để thoả hiệp với xác hàng thịt.  Ông ý thức rõ ý nghĩa đích thực của một đời sống phải “được là tôi toàn vẹn”. b. Lí lẽ của Đế Thích:Tìm vài lí lẽ của Đế Thích về đời sống con người và xã hội ? Con người chỉ cần tồn tại mà không cần giá trị, ý nghĩa của đời sống: “Ông phải sống dù với bất cứ giá nào.” Cứ biết sai đâu sửa đó mà không cần tính hiệu quả của việc sửa sai, không cân nhắc làm sao cho khỏi sai. Một quan niệm rất hời hợt, quan liêu về đời sống con người. Là sự cảnh tỉnh kín đáo nhưng mạnh mẽ, sâu sắc về những vấn đề xã hội.Nhận xét gì về những quan niệm ấy ?HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũc. Ý nghĩa triết lí nhân sinh của màn đối thoại:THẢO LUẬN: Khái quát lên ý nghĩa triết lí nhân sinh ? GỢI Ý: - Cần nhận thức gì về quan hệ tâm hồn và thể xác?- Làm thế nào để có một đời sống cho ra Con Người?- Lòng tốt của Đế Thích có hiệu quả gì? Tâm hồn và thể xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác ham muốn vật chất dung tục, tội lỗi. Sống cho ra CON NGƯỜI không phải dễ. Phải luôn tự ý thức bảo vệ quyền được sống toàn vẹn và có ý chí hành động chống lại sự tầm thường, giả tạo để hoàn thiện nhân cách. Lòng tốt hời hợt ít đem lại điều gì có ý nghĩa thực sự cho ai.HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Lưu Quang Vũ5. Màn kết: Trương Ba chết thật, cuộc sống tuần hoàn theo quy luật của muôn đời. Hồn Trương Ba nhập vào cây trái trong vườn. Cây trái tiếp tục được gieo mầm, sinh sôi.Ý nghĩa của cách kết thúc ?Đó là chất thơ lạc quan về cuộc sống đích thực.III. CHỦ ĐỀ:Qua phần trích, ta rút ra bài học gì về đời sống con người ? Sự quý giá thật sự của đời sống là sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có, sống hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Phải luôn tự nhận thức về mình, can đảm đấu tranh với bản thân để hoàn thiện nhân cách. Xã hội hãy tạo điều kiện cho con người phát triển tâm hồn và thể chất hợp quy luật tự nhiên.

File đính kèm:

  • pptHồn Trương Ba, da hàng thịt.ppt