Thực trạng phát triển chiều cao của trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi và một số yếu tố liên quan

Khi tìm hiểu về trình độ học vấn của phụ huynh trong nghiên cứu, chúng tôi thấy các bậc phụ huynh của các trẻ em trong nghiên cứu đều học học có trình độ tiểu học chiếm 50%. Số trẻ trong gia đình bố mẹ không biết chữ chiếm 0,86%, có trình độ tiểu học chiếm 50,00% , có trình độ trung học cơ sở là 42,60%, có trình độ trung học trở lên là 6,52% . Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng trình độ học vấn của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến đến tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao của trẻ . Trình độ học vấn của mẹ thể hiện qua cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, theo viện chiến lược và chính sách quốc tế: Học vấn của người phụ nữ đóng góp đến 43% đối với suy dinh dưỡng , trong khi an ninh thực phẩm chỉ đóng góp 26,1% (3)

doc26 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 4802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng phát triển chiều cao của trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi và một số yếu tố liên quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ọc các bệnh thiếu dinh dưỡng Protein – Năng lượng, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo nuôi con bằng sữa mẹ, hội thảo hội nghị phòng chống thiếu vitamin A.
Từ những năm 80 đến nay, hàng năm đều có những cuộc điều tra về tình hình suy dinh dưỡng do rất nhiều các dự án và các tổ chức, các cá nhân tiến hành:
Viện dinh dưỡng hàng năm vẫn đưa ra số liệu thống kê về tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam có những số liệu cụ thể về tỉ lệ ở các vùng miền về tình trạng suy dinh dưỡng với những tiêu chí khác nhau như: Cân nặng theo độ tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao. 
Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em “ Chuyên đề về hô hấp và suy dinh dưỡng ở trẻ em” – Y học (1980)
Sở y tế nghiên cứu trên trẻ em từ 0-60 tháng tuổi trên địa bàn thành phố 1997.
Bệnh viện Xanh – Pôn, bệnh viện Nhi Thuỵ Điển với những nghiên cứu của ĐinhTuấn Bá - Nguyễn Tự Lập “ Nguyến nhân gây tử vong ở trẻ em suy dinh dưỡng tại bệnh viện Xanh – Pôn Hà Nội từ năm 1965 – 1975”…
Lê Thị Ngọc Anh “Một số Ý kiến về ăn uống trong điều trị suy dinh dưỡng trẻ em tại bệnh viện Xanh – Pôn Hà Nội” 1978.
Nguyễn Thị Vân Anh “nghiên cứu thực trạng 1 số chỉ tiêu thể lực và suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 0-60 tháng tại một số xã, phường thuộc quận Đống Đa, huyện Sóc Sơn và Từ Liêm Hà Nội.”(1)
Lê Doanh Tuyên “Dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ suy dinh dưỡng thể còi trẻ dưới ở một số vùng sinh thái khác nhau ở nước ta hiện nay”.
Điểm qua lịch sử dinh dưỡng chúng ta thấy rằng từ trước đến nay vấn đề ăn uống, dinh dưỡng đã được chú ý đáng kể, chúng ta hiện nay tuy nước ta đã cải thiện và giảm được tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng xuống đáng kể với những giải pháp, những chương trình phòng chống quốc gia… nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trẻ em vẫn là một 
trong những nước có tỷ lệ cao nhất thế giới nên vẫn cần có những sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như sự phối kết hợp của toàn xã hội vẫn cần có nhnwgx công trình nghiên cứu về vấn đề này để có những giải pháp giúp giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất.
	Những năm gần đây, đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ SDD đã giảm nhiều nếu tính từ năm 1985 (51,5%) đến 1995 (44,9%) mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Từ năm bắt đầu KHQGDD (1995), chỉ sau 4 năm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 36,7% (1999), trung bình mỗi năm giảm 2%, là tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy, mỗi năm đã đưa khoảng gần 200 ngàn trẻ dưới 5 tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng. Năm 2000, theo số liệu điều tra MICS của Tổng cục thóng kê, tỷ lệ trên còn 33,1%.
	Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tiếp tục giảm nhanh và bền vững từ 31,9% năm 2001 xuống còn 25,2% năm 2005. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng trong năm 2007 đã giảm từ 23,4% năm 2006 xuống còn 21,2%, nghĩa là giảm khoảng 150.000 trẻ.
	Ngày 23/12/2008, lễ tổng kết 10nawm Chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam (1998 – 2008) đã diến ra tại Hà Nội. Trong 10 năm các hoạt động nhằm làm giảm và giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ vem, vì một thế hệ người Việt cao lớn và thông minh hơn trong tương lai đã được triển khai trên cả nước.
	Qua 10 năm thực hiện, mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em dưới 5 tuổi thể hiện nhẹ cân ở trẻ em Việt Nam là dưới 20% vào năm 2010, nhưng với ự nỗ lực của ngành Y tế, sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương, Bộ, ngành và sự phát triển về kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được mức 19,9% ngay trong năm 2008.
	Đến năm 2009 thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở Việt Nam giảm còn 18,9% đã vượt trước 2 năm so với Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần X. Đây là dấu mốc quan trọng khi lần đâuù tiên Việt Nam đã giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới ngưỡng “cao” theo phân loại của tổ chức Y tế Thế giới.
	Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi vẫn còn là một vấn đề hết sức nghiêm trọng với 32,6% trẻ em bị suy dinh dưỡng về chiều caop, có ngu cơ để lại hậu quả lâu dài về thể chất khi trưởng thành, dễ mắc các bệnh như thừa cân béo phì, đái tháo đường và một số các bệnh truyền nhiễm khác.
	Tỷ lệ suy dinh dưỡng có sự khác biệt giữa các vùng sinh thái, giữa các tỉnh cụ thể:
	- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở khu vực Tây Nguyên cao nhất cả nước (28,5%), trong khi tỷ lệ này ở khu vực Đông Nam bộ là 16,4%, thấp nhất cả nước.
	Ở các tỉnh khác nhau, nhất là giữa nông thôn và thành thị cũng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
	 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em thấp nhất cả nước là ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng. Thành phố Hồ Chí Minh, với thể nhẹ cân (5,3 – 12,6%) và còi (6-23,4%). Trong khi tỷ lệ này ở các tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Lào Cai cao nhất cả nước, với thể nhẹ cân là 28,4 – 29,5% và thể còi là 40,1 – 41,9%... Có điều này là do những thành phố lớn kinh tế phát triển, kéo theo mức sống người dân cao, nhận thức và tiếp thu những kiến thức về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ tốt. Cụ thể ở Hà Nội:
	Năm 2008 Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tổng kết 10 năm Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. (1998 – 2008) và đưa ra tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn Hà Nội: “tỷ lệ suy dinh dưỡng trên địa bàn thành phố giảm nhanh qua các năm còn 8,2% (năm 2008) và khu vực Hà Tây cũ còn 17, 1%. Đây là kết quả của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai điểm tại Hà Nội và mở rộng ra tất cả các xã phường của thành phố.
	 Cũng theo số liệu của Viện dinh dưỡng Quốc gia năm 2009 sau khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội thì con số thống kê trẻ bị suy dinh dưỡng ở Hà Nội là 12,6% trẻ bị suy dưỡng dưỡng thể nhẹ cân, trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi chiếm 23,4 %, và trẻ suy dinh dưỡng thể còm chiếm 6,1%. Số liệu cho thấy rằng tỷ lệ trẻ em bị còi còn chiếm tỷ lệ rất cao.
	Đến năm 2010, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giảm 0,7% tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) và 1% tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuoir (thể còi) so với năm 2009 thông qua các hoạt động như nâng cao chất lượng công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và phát huy tính sáng tạo triển khai những mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế từng khu vực.
Đào Huy Khuê nghiên cứu về kích thước hình thái và sự tăng trưởng và phát triển cơ thể học sinh phổ thông 6-17 tuổi ở thị xã Hà Đông - Hà Sơn Bình Năm 1991. Cho rằng giai đoạn từ 6-9 tuổi trẻ em phát triển đồng đều, phát triển mạnh ở thời kì tiền dậy thì ở nữ 11-13 tuổi.
Đinh Bích Thu và cộng sự( 1995) đã sử dụng hai kích thước trọng lượng và chiều dài của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu của mình. Tác giả đã chia ra số liệu về trọng lượng và chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh quận Đống Đa, Hà Nội điều tra năm 1983-1986. Khi so sánh với hằng số sinh học Việt Nam 1975 tác giả nhận thấy trọng lượng trung bình của trẻ không tăng nhưng chiều cao trẻ tăng.
	Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích trên các kích thước tổng thể, một số kích thước vòng và một số chỉ số phát triển cơ thể và đưa ra những nhận xét về quy luật phát triển cơ thể tốc độ tăng trưởng và kích thước hình thái đồng thời so sánh các tài liệu trước đây ở Việt Nam và nước ngoài.
CHƯƠNG III : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 I. Đối tượng nghiên cứu.
 	Đối tượng nghiên cứu là 250 trẻ em dưới 6 tuổi trường Mẫu giáo Quách Phẩm Bắc – Quách Phẩm Băc – Đầm Dơi – Cà Mau.
Tuổi
3
4
5
Nam
45
36
27
Nữ
35
54
33
Tổng
80
90
60
Và 230 phụ huynh của các trẻ này.
I.Địa bàn nghiên cứu: 
 Nghiên cứu làm một điều tra cắt ngang được tiến hành tại trường mẫu giáo Quách Phẩm Bắc – Quách Phẩm Bắc – Đầm Dơi – Cà Mau.
II.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nhân trắc:
Để xác định kích thước chiều cao đứng của các đối tượng trong nghiên cứu. Sử dụng thước dây căn thẳng áp sát vào tường nhà, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trẻ đi chân không đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng bên mình. Dùng thước vuông áp sát đỉnh đầu thẳng góc với thước đo để đọc kết quả. Chiều cao đứng được tính bằng cm với hai số thập phân sau dấu phẩy.
Phương pháp phỏng vấn sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu:
Chúng tôi dùng bảng hỏi in sẵn và phỏng vấn sâu để thu thập các thông tin định tính và định lượng về việc chăm sóc cũng như các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Phương pháp xử lí số liệu.
Để thu thập xử lí và phân tích kết quả nghiên cứu, số liệu thu thập được trong nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm SPSS và microsoft excel....
Sau khi thu thập thông số về điều tra, ngày sinh, ngày đo, giới tính ....của trẻ trong nghiên cứu cho phép đánh giá được tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi (tình trạng còi) của trẻ trong nghiên cứu. Bởi vì phần mềm này được tích hợp chuẩn suy dinh dưỡng của WTO.
Khi đã có số liệu về tình trạng còi của trẻ trong nghiên cứu, tôi tiến hành tìm mối liên quan giữa tình trạng còi với một số yếu tố trong quá trình chăm sóc trẻ.
Hạn chế của nghiên cứu :
 Việc điều tra cắt ngang chỉ cho phép xác định mối liên quan chứ không xác định được nguyên nhân một cách chính xác.
Với một nghiên cứu về sự phát triển cơ thể thông qua các kích thước nhân trắc thì số lượng mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên chưa thể điều tra trên với một số lượng lớn trẻ và xem xét nhiều yếu tố liên quan được. 
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA BÀN LUẬN
 I. Một số thông tin chung về đói tượng điều tra: 
 Để tìm hiểu về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ từ 3 – 5 tuổi chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 230 trẻ độ tuổi từ 3 - 5 tuổi.
 Bảng 1: Sự phân bố theo nhóm tuổi và giới tính
Nhóm tuổi
Giới tính
Nữ
Nam
n
%
n
%
3
35
43,75
45
56,25
4
54
60,00
36
40,00
5
27
45,00
33
55,00
Tổng
 116
50,43
 114
49,56
Bảng 1 cho thấy: xét về từng nhóm tuổi, số lượng bé gái chiếm ưu thế hơn số lượng bé trai: 
- Tỷ lệ bé gái (50,43%), cao hơn tỷ lệ bé trai (49,56%) là 0,87%. Tỷ lệ này được thể hiện cụ thể từng nhóm tuổi như sau: 
Xét theo nhóm 3 tuổi thì tỷ lệ bé trai cao hơn bé gái là: 12,50 % còn nhóm 4 tuổi thì tỷ lệ bé trai là 40,00 % thấp hơn tỷ lệ bé gái 20,00 %
Xét theo nhóm 5 tuổi thì tỷ lệ bé trai (55,00%) cao hơn tỷ lệ bé gái (45,00%) là 10%.
Thường thì tỷ lệ bé trai cao hơn tỷ lệ bé gái nhưng không quá chênh lệch như trên. Có thể giải thích trường hợp này là do sự trùng lập ngẫu nhiên khi chọn trong danh sách.
 Bảng 2: Nghề nghiệp của cha mẹ
Nghề nghiệp
n
%
Buôn bán
5
2,17%
Cán bộ nhà nước
8
3,47%
Công nhân
25
10,86%
Nông nghiệp
156
67,82%
Nghề khác 
36
15,65%
 Tổng
230
99,99%
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ 5 trẻ có bố mẹ làm nghề buôn bán chiếm 2,17% ; số trẻ có bố mẹ làm cán bộ nhà nước là 8 chiếm 3,47%; số trẻ có bố mẹ làm công nhân là 25 chiếm 10,86%, số trẻ có bố mẹ làm nông nghiệp là 156 chiếm tới 67,86% và số trẻ có bố mẹ làm ngành nghề khác là 36 chiếm 15,65%. Nhìn chung hơn ¾ số trẻ trong nghiên cứu tập trung trong các gia đình làm nông nghiệp.
Bảng 3: Trình độ học vấn của cha mẹ.
Trình độ học vấn của cha hoặc mẹ.
n
%
Không biết chữ
2
0,86
Tiểu học
115
50,00
Trung học cơ sở
98
42,60
Trung học phổ thông trở lên
15
6,52
Tổng
230
99,98
 Theo kết quả nghiên cứu cho thấy:
Khi tìm hiểu về trình độ học vấn của phụ huynh trong nghiên cứu, chúng tôi thấy các bậc phụ huynh của các trẻ em trong nghiên cứu đều học học có trình độ tiểu học chiếm 50%. Số trẻ trong gia đình bố mẹ không biết chữ chiếm 0,86%, có trình độ tiểu học chiếm 50,00% , có trình độ trung học cơ sở là 42,60%, có trình độ trung học trở lên là 6,52% . Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng trình độ học vấn của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến đến tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao của trẻ . Trình độ học vấn của mẹ thể hiện qua cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, theo viện chiến lược và chính sách quốc tế: Học vấn của người phụ nữ đóng góp đến 43% đối với suy dinh dưỡng , trong khi an ninh thực phẩm chỉ đóng góp 26,1% (3)
Bảng 4: Tình trạng kinh tế gia đình
Tình trạng kinh tế
n
%
Dư dật
76
33,04
Đủ ăn
154
66,95
Thiếu ăn từ 1-2 th
0
0
Thiếu ăn trên 2 th
0
0
Tổng
230
99,99
 	Kết quả cho thấy số trẻ trong gia đình có kinh tế dư dật chiếm 33,04% chủ yếu trẻ trong gia đình đủ ăn chiếm 66,95%, và có điều đặc biệt là không có một trẻ nào trong điều tra phải phải sống trong gia đình có tình trạng kinh tế thiếu ăn. Đây là một điều đáng mừng vì “tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn với điều kiện kinh tế khá hơn”. Tuy nhiên thì điều kiên đó không có nghĩa rằng cứ nhà giàu thì con của họ không bị suy dinh dưỡng, có gia đình tuy khá giả nhưng kiến thức chăm con và kiến thức dinh dưỡng lại hạn chế, cho ăn quá nhiều chất bổ mà không cho ăn những chất khác khiến cho trẻ thừa chất này mà thiếu chất kia, con họ vẫn bị thiếu dinh đưỡng. ngoài ra còn do yếu tố bệnh tất ở trẻ, thời gian bố mẹ dành cho việc chăm lo con cái… nhưng cũng không thể phủ nhận tình trạng kinh tế cũng phần nào ảnh hưởng đến tình trang dinh dưỡng của trẻ.
	 Theo WHO tình trạng dinh dưỡng cá thể phụ thuộc vào mối tương tác giữa thức ăn vào cùng với tình trạng tổng thể về sức khỏe và môi trường vật lý SDD vừa là một rối loạn về y học.Vừa là một rối loạn có tính xã hội, thường có gốc rễ từ nghèo đói .Vì vậy điều dễ nhận thấy là tình trạng thiếu ăn của gia đình có thể ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển của cơ thể (10)....
 II. Sự phát triển chiều cao của trẻ trong nghiên cứu
 Bảng 5 : Chiều cao trung bình của trẻ trong nghiên cứu.
Tuổi
Chiều cao TB (cm)
Độ lệch chuẩn
Nữ
Nam
Nam
Nữ
3
92,8
93,7
2,61
2,81
4
97,6
98,4
3,49
4,47
5
103,8
105,7
5 ,05
5,18
 Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao trung bình của bé trai 3 tuổi là 93,7 cm cao hơn so với bé gái 3 tuổi (92,8cm) là 0,9cm. Chiều cao trung bình của bé trai 4 tuổi (98,4cm) cao hơn so với bé gái cùng nhóm (97,6cm) là 0,8cm .Tương tự như vậy .Chiều cao trung bình của bé trai cùng nhóm cao hơn so với bé gái (105,7cm so với 103,8 cm). Như vậy chiều cao của trẻ tăng dần theo độ tuổi và chiều cao của trẻ nam cao hơn so với chiều cao của trẻ nữ,chiều cao của cơ thể nói lên được sức lớn của cơ thể đó. Sự tăng chiều cao là một quá trình liên tục nhưng không đồng đều ở các giai đoạn phát triển của trẻ ( 2 tuổi tăng 10cm, 3 tuổi tăng 8cm) và tăng chậm dần từ 3 -6 tuổi. Giữa bé trai và bé gái có sự khác biệt về chiều cao, bé trai thường cao hơn bé gái cho đến khi 12 tuổi, hoàn toàn phù hợp với tính quy luật của sự phát triển chiều cao theo nhóm tuổi.
 Chiều cao theo tuổi thấp ( suy dinh dưỡng thể còi) phản ánh sự chậm phát triển về chiều cao có tính trường diễn. Theo mô hình chu kỳ Dinh dưỡng –Vòng đời do ủy ban thường trực về dinh dưỡng của liên hợp quốc đưa ra thì trẻ thấp còi sau này thì sẽ trở thành những người trưởng thành có chiều cao thấp (bé gái bị còi lớn lên trở thành người phụ nữ còi và khi đẻ con nguy cơ con bị còi là cao ) (4)
	Tìm hiểu về tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của trẻ 3-5 tuổi trong nghiên cứu chúng tôi thu được những kết quả như sau:
 Bảng 6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của trẻ trong nghiên cứu.
Nhóm tuổi
Đánh giá
Bình thường
Còi (%)
Rất Còi(%)
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
3
16,34
21,82
1,43
1,53
0,78
0,73
4
12,84
10,47
1,49
1,25
0,12
0,48
5
9,65
15,83
0,8
1,29
0,42
0,46
Tổng
40,83
48,33
3,75
4,17
1,32
1,67
Kết quả nghiên cứu cho thấy Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là không nhỏ (10,84%) nói cách khác là cứ 10 trẻ trong nghiên cứu thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ 3 tuổi là 5% (Nam là5%, nữ là 2,5%).Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ 4 tuổi là 2,92% (nam là 1,25%, nữ là 1,67%) Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ 5 tuổi là 2,92% (nam là 1,25%, nữ là 1,67%) .
Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi ở nhóm trẻ 3 tuổi là cao nhất so với các nhóm tuổi khác và tỷ lệ suy dinh dưỡng này của trẻ giảm dần theo độ tuổi.
 III. Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng với sự phát triển chiều cao và các yếu tố liên quan .
Để tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng suy dinh chiều cao theo tuổi với một số yếu tố, cho thấy: Trình độ học vấn của mẹ phản ánh sự quan tâm của xã hội đối với việc nâng cao trình độ, địa vị xã hội cho người phụ nữ. Đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thưc mới nuôi dạy con cái. 
Mẹ là người thường xuyên gần gũi và chăm sóc con. Chính vì vậy mà việc cung cấp cho con đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng là rất phụ thuộc nhiều vào kiến thức của cácbậc cha mẹ. Trình độ học vấn của cha mẹ và điều kiện kinh tế gia đình có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của trẻ trong nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ thời diểm bổ sung, thời điểm cai sữa, tình trạng hút thuốc lá của phụ huynh với suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi của trẻ 3-5 tuổi trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các bảng sau:
1.Bảng 7: Mối liên quan giữa trình độ học vấn của cha/mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao của trẻ.
Trình độ học vấn của cha mẹ
Suy dinh dưỡng
Bình thường
n
%
n
%
Tiểu học
68
19
39
10,8
Trên tiểu học
26
7,2
227
63
Bảng số liệu cho ta thấy có 19% số trẻ mà sống trong gia đình bố mẹ có trình độ học vấn dưới tiểu học bị suy dinh dưỡng chiều cao cao hơn so với số trẻ sống trong gia đình bố mẹ có trình độ học vấn trên tiểu học chỉ là 7,2 %. Và số trẻ phát triển chiều cao bình thường ở trong những gia đình bố mẹ có trình độ học vấn trên tiểu học là 63% cao hơn nhiều lần so với 10,8% những trẻ có bố mẹ trình độ học vấn là tiểu học.
Nghiên cứu của Nita Bbandan về tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở một vùng giàu có tại Ấn Độ cho biết tỉ lệ SDD tại vùng này rất thấp(6%) và hầu hết các bà mẹ ở đây học hết phổ thông(học hết 12 năm học) có ½ tổng số đó học hết đại học( học hết 17 năm học.(11)
Những nghiên cứu chúng tôi thu được hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu từ trước đến nay của Sở y tế Hà Nội, cho thấy người mẹ có trình đọ học vấn càng cao thì càng có điều kiện hiểu biết các kiến thức dinh dưỡng và các vấn đề liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn, do vậy tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp hơn so với bà mẹ có trình đọ hoạ vấn thấp.
Bảng 8: Mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế gia đình với tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao của trẻ .
Điều kiện kinh tế gia đình
Suy dinh dưỡng
Bình thường
n
%
n
%
Không đủ ăn
64
18
36
10
Đủ ăn 
24
6.5
236
65.5
Bảng số liệu trên cho thấy những trẻ sống trong gia đình không đủ ăn bị suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là 18% cao hơn những trẻ sống trong gia đình đủ ăn là 6.5%. Và những trẻ sống trong gia đình đủ ăn phát triển chiều cao bình thường là 65.5% cao hơn những trẻ sông trong gia đình khồng đủ ăn chỉ có 10%.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Văn Thị Mai Dung (2) và Phạm Văn Hoan (7) Nghiên cứu của Văn Thị Mai Dung cho biết trẻ em trong những gia đình nghèo có nguy cơ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi cao gấp 1.6 lần trẻ em thuộc những gia đình nghèo. Nghiên cứu của Pham Văn Hoan cho biết thiếu ăn mà chủ yếu là thiếu lương thực có ảnh hưởng đến SDD trẻ em, 
2. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự lớn và sự phát triển. Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng - một cơ thể có tốc độ phát triển cao, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng lớn thì dinh dưỡng với trẻ như là một yếu tố sống còn cho sự lớn và khỏe mạnh của trẻ. Chính vì vậy trẻ ăn hợp lý ngon miệng và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu của một cơ thể đang lớn là vấn đề quan trọng. Như chúng ta đã biết mỗi giai đoạn phát triển lại có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi lứa tuổi khác nhau. Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và cho trẻ ăn uống đúng khoa học ở từng độ tuổi là biện pháp tốt nhất giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển bình thường. Vì thế hàng ngày những chất dinh dưỡng này gia đình thường xuyên đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. 
Bảng 9: Mối liên quan giữa khẩu phần ăn với trẻ của tình trạ

File đính kèm:

  • docbai tap nghiep vu tot nghiep dai hoc.doc