Vận dụng các bài tập hợp lý nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ lớp 6/2

Nội dung: Ôn và học mới.

- Ôn: Tại chổ chạy gót chạm mông 20s – Nhảy dây cá nhân 30s – Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.

- Học mới: Chạy 30m tốc độ cao.

Yêu cầu:

- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.

Vận dụng bài tập:

- Giáo viên:

+ Hướng dẫn tập thể và cho học sinh tập luyện.

- Học sinh:

+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s.

 Tại chổ chạy gót chạm mông 20s.

 Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.

(3 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).

 

doc14 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Vận dụng các bài tập hợp lý nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ lớp 6/2, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ật rất nhanh và thực hiện khá chính xác.
Chia nhóm tập luyện giúp cho học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo, có nhiều thời gian tập luyện, thực hiện đủ lượng vận động, thể hiện rõ vai trò của cán sự lớp. Khi đó giáo viên lại có nhiều thời gian sửa sai cho học sinh.
4/ Hiệu quả áp dụng:
Qua kết quả nghiên cứu, áp dụng đề tài trên trong năm học ở học sinh nữ lớp 62 của trường đã đạt được hiệu quả rất khả quan.
5/ Phạm vi áp dụng:
Đề tài có thể áp dụng cho những năm học tiếp theo ở tại trường và cũng có thể áp dụng cho các học sinh nữ lớp 6 của các trường trong huyện.
Dương Minh Châu, ngày 27 tháng 03 năm 2010.
A. MÔÛ ÑAÀU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta hiện nay đang phát triển mạnh, vững chắc về giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, xây dựng và từng bước phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao, phong trào Thể dục thể thao ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Giáo dục thể chất được tiến hành giảng dạy ở tất cả các trường học, rèn luyện thể chất đã trở thành nề nếp trong trường phổ thông. Việc tập luyện Thể dục thể thao là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của nhân dân và góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ đầu Cách mạng tháng Tám, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập Thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”.
“Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Khẩu hiệu đó đã khẳng định tầm quan trọng của sức khỏe. Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, khi nhắc đến khẩu hiệu ấy là người ta lại nghỉ ngay đến Thể dục thể thao.
Từ rất lâu trong lịch sử loài người Thể dục thể thao đã được đề cao. Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công... Mỗi người dân yếu ớt, là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân khỏe mạnh tức góp phần cho cả nước khỏe mạnh...”
Mục đích của chiến lược phát triển con người, Việt Nam khẳng định: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Vì vậy, giáo dục thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông các cấp thì môn Điền kinh chiếm phần lớn trong chương trình. Trong đó, nội dung chạy nhanh (60m) là nội dung cơ bản của môn Điền kinh trong chương trình giáo dục thể chất ở cấp trung học cơ sở. Nhưng trong thực tế các kỳ thi Hội khỏe phù đổng thì nội dung chạy nhanh chính thức là (100m) và (200m).
Thành tích chạy nhanh (60m) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà một trong những yếu tố quan trọng là yếu tố về tố chất nhanh. Do đó muốn nâng cao thành tích chạy nhanh (60m) thì việc quan trọng là cần phải có những bài tập cụ thể nhằm nâng cao khả năng phát triển các tố chất thể lực cho học sinh (VĐV). Chính vì thế, vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì cần lựa chọn những bài tập sao cho phù hợp. Do vậy, vấn đề đặt ra là nghiên cứu vận dụng các bài tập sao cho phù hợp với đặc điểm về thể chất, lứa tuổi cũng như giới tính để nâng cao thành tích chạy nhanh (60m) của học sinh.
Trong những năm qua vào các kỳ Hội khỏe phù đổng thì học sinh của trường chỉ đạt thành tích cao nhất là huy chương bạc nội dung chạy (200m) nam vòng huyện, còn đối với học sinh nữ thì chỉ đạt thành tích cao nhất là huy chương đồng chạy (100m) vòng huyện. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn nêu trên, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng các bài tập hợp lý nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ lớp 62”.
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh nữ của lớp 62 trường THCS Cầu Khởi – Dương Minh Châu – Tây Ninh. Năm học 2009 – 2010.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài vận dụng các bài tập hợp lý nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ lớp 62 trong nội dung chạy nhanh (60m).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tham khảo tài liệu, quan sát, kiểm tra đối chiếu số liệu thu thập được, áp dụng kinh nghiệm thực tế giảng dạy trong những năm qua với kết quả đạt được của nội dung chạy nhanh là khá tốt. 
B. NOÄI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Theo chỉ thị 36CT/ TWT ngày 24.3.1994 của ban chấp hành TW Đảng CSVN về công tác giáo dục Thể dục thể thao đã nêu rõ “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác giáo dục Thể dục thể thao là hình thành nền Thể dục thể thao phát triển tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong hoạt động Thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á”. 
Căn cứ nghị quyết 40/2000/QH và chương trình giáo dục phổ thông các chuyên đề của Sở giáo dục về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
Chỉ thị số 40/CT/TW của Ban bí thư về việc xây dựng chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục là phát triển học sinh một cách toàn diện về thể lực cũng như trí lực. Mỗi năm ngành giáo dục đều có tổ chức Hội khỏe phù đổng từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Đây là một môi trường tốt nhất trong việc giúp học sinh hoàn thiện mình hơn trong tập luyện cũng như trong thi đấu.
Trong chương trình học Thể dục lớp 6, nội dung chạy nhanh chủ yếu là rèn luyện sức nhanh và phản ứng nhanh. Để có được sức nhanh và phản ứng nhanh thì đòi hỏi bản thân người tập phải có tố chất bẩm sinh và phải cố gắng tập luyện một cách kiên trì với sự hướng dẫn hợp lý, logic và có khoa học của người giáo viên bộ môn giáo dục thể chất.
Học sinh lớp 6 đang ở độ tuổi 12, lúc này các em học sinh chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển thể chất một cách toàn diện. Việc học quá nhiều và vận động quá sức sẽ là ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của học sinh.
Bên cạnh việc giáo viên thị phạm và hướng dẫn các bài tập một cách hợp lý, với sự nổ lực tích cực của học sinh. Việc vận dụng các bài tập một cách hợp lý sẽ ảnh hưởng tốt đến tâm sinh lý và thể trạng của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Những năm qua thành tích chạy nhanh (chạy cự ly ngắn) của học sinh trường chỉ đạt huy chương bạc (nam), huy chương đồng (nữ) trong các kỳ Hội khỏe phù đổng vòng huyện, Hội khỏe phù đổng vòng tỉnh thì chưa có huy chương.
Đề tài đưa ra giải pháp vận dụng một số bài tập hợp lý nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ lớp 62.
Nghiên cứu sự phát triển sức nhanh của học sinh nữ lớp 62 thông qua việc vận dụng các bài tập vào quá trình tập luyện. Qua đó thống kê so sánh kết quả đạt được sau một thời gian tập luyện với kết quả kiểm tra ban đầu khi chưa vận dụng các bài tập. Cuối cùng đánh giá kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm cho bản thân.
3. Nội dung vấn đề:
3.1. Quá trình thực hiện:
STT
NỘI DUNG
THỜI GIAN
1
Chọn và đăng ký đề tài
09/2009
2
Nghiên cứu chọn giải pháp vận dụng
10/2009
3
Lấy số liệu ban đầu (lần 1)
12/2009
4
Vận dụng các bài tập vào quá trình tập luyện
12/2009 – 03/2010
5
Lấy số liệu sau thời gian tập luyện (lần 2)
03/2010
6
So sánh, kiểm tra và đánh giá kết quả
03/2010
7
Viết đề tài
03/2010
3.2. Một số bài tập vận dụng:
Chạy tại chổ 20 giây (s)
Tại chổ nâng cao đùi 20 giây (s)
Tại chổ chạy gót chạm mông 20 giây (s)
Ngồi xuống đứng lên liên tục 20 giây (s)
Chạy 30m tốc độ cao
Chạy lặp lại 60m
Nhảy dây cá nhân 30 giây (s)
Tại chổ bật nhảy thu gối 10 giây (s)
Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20 giây (s)
3.3. Vận dụng phương pháp giảng dạy:
Sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tập thể: Dùng trong quá trình giảng dạy nội dung mới. (Hiệu quả: Đạt được mật độ vận động cao).
Phương pháp phân chia nhóm: dùng trong khi ôn tập các nội dung đã học trước đó. (Hiệu quả: Phát huy tốt vai trò của cán sự, giáo viên có nhiều thời gian quan sát sửa sai cho học sinh).
Phương pháp liên tục: Luân phiên người nọ cách người kia về phía sau theo 1 – 2 và cứ thế người nọ tiếp theo người kia thực hiện một cách liên tục. (Hiệu quả: Thực hiện được nhiều lần không mất thời gian).
3.4. Tiến hành thực hiện:
Tôi sẽ tiến hành vận dụng các bài tập nêu trên vào tiết dạy như sau.
Giáo án số: 01 – 02/20.
Nội dung:
- Học mới:
+ Nhảy dây cá nhân 30s
+ Chạy tại chổ 20s
+ Tại chổ nâng cao đùi 20s
Yêu cầu:
- Tích cực, thực hiện tương đối chính xác các bài tập.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị phương tiện dạy học.
+ Hướng dẫn cho tập thể học sinh nắm được kỹ thuật động tác và cách thức thực hiện.
- Học sinh:
+ Chạy tại chổ 20s.
+ Tại chổ nâng cao đùi 20s.
+ Nhảy dây cá nhân 30s.
(3 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút.
+ Tập luyện ở nhà: Ôn 3 bài tập như giáo viên đã hướng dẫn.
Giáo án số: 03 – 04/20.
Nội dung: Ôn và học mới.
- Ôn: Chạy tại chổ 20s – Tại chổ nâng cao đùi 20s – Nhảy dây cá nhân 30s.
- Học mới: Tại chổ chạy gót chạm mông 20s.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật động tác ở mức tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn cho tập thể học sinh bài tập mới và cho các em tập luyện.
- Học sinh:
+ Ôn: Chạy tại chổ 20s.
Tại chổ nâng cao đùi 20s.
Nhảy dây cá nhân 30s.
(3 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Học: Tại chổ chạy gót chạm mông 20s (thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã học, thời gian nghỉ giữa các bài tập là khoảng từ 3 – 6 phút (tùy theo sức khỏe của từng cá nhân học sinh).
Giáo án số: 05 – 06/20.
Nội dung: Ôn và học mới.
- Ôn: Tại chổ nâng cao đùi 20s – Nhảy dây cá nhân 30s – Tại chổ chạy gót chạm mông 20s. 
- Học mới: Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.
Yêu cầu:
- Tích cực tập luyện, thực hiện tương đối chính xác các bài tập.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn tập thể và cho học sinh tập luyện.
- Học sinh: 
+ Ôn: Tại chổ nâng cao đùi 20s.
 Nhảy dây cá nhân 30s.
 Tại chổ chạy gót chạm mông 20s.
 (3 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Học: Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s (thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã học ở trên.
Giáo án số: 07 – 08/20.
Nội dung: Ôn và học mới.
- Ôn: Tại chổ chạy gót chạm mông 20s – Nhảy dây cá nhân 30s – Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.
- Học mới: Chạy 30m tốc độ cao.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn tập thể và cho học sinh tập luyện.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s.
 Tại chổ chạy gót chạm mông 20s. 
 Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.
(3 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Học: Chạy 30m tốc độ cao (mỗi học sinh thực hiện 2 lần luân phiên).
+ Tập luyện ở nhà: 3 bài tập đã ôn trong tiết.
Giáo án số: 09 – 10/20.
Nội dung: Ôn và học mới.
- Ôn: Tại chổ chạy gót chạm mông 20s – Nhảy dây cá nhân 30s – Chạy 30m tốc độ cao.
- Học mới: Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20s.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn tập thể và cho học sinh tập luyện.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s.
 Tại chổ chạy gót chạm mông 20s.
 (2 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
Chạy 30m tốc độ cao (mỗi học sinh thực hiện 2 lần luân phiên).
+ Học: Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20s (thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã ôn và học trong tiết.
Giáo án số: 11 – 12/20.
Nội dung: Ôn và học mới.
- Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s – Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20s – Chạy 30m tốc độ cao.
 - Học mới: Tại chổ bật nhảy thu gối 10s.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn tập thể và cho học sinh tập luyện.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s. 
Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20s.
(2 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
Chạy 30m tốc độ cao (mỗi học sinh thực hiện 2 lần luân phiên).
+ Học: Tại chổ bật nhảy thu gối 10s (thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã ôn và học trong tiết.
Giáo án số: 13 – 14/20.
Nội dung: Ôn và học mới.
- Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s – Tại chổ bật nhảy thu gối 10s – Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20s.
- Học mới: Chạy lặp lại 60m.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn tập thể và cho học sinh tập luyện.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s. 
Tại chổ bật nhảy thu gối 10s. 
Bật nhảy tại chổ bằng 2 chân 20s.
(3 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
+ Học: Chạy lặp lại 60m (thực hiện lặp lại luân phiên mỗi học sinh chạy 2 lần).
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã ôn và học trong tiết.
Giáo án số: 15 – 16/20.
Nội dung: Ôn tập.
- Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s – Tại chổ bật nhảy thu gối 10s – Chạy 30m tốc độ cao – Chạy lặp lại 60m.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn cho tập thể học sinh thực hiện các bài tập.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s.
Tại chổ bật nhảy thu gối 10s.
(2 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
Chạy 30m tốc độ cao (mỗi học sinh thực hiện 2 lần luân phiên).
Chạy lặp lại 60m (thực hiện lặp lại luân phiên mỗi học sinh chạy 2 lần).
Thời gian nghỉ giữa các bài tập là 3 – 5 phút.
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã ôn trong tiết học.
Giáo án số: 17 – 18/20.
Nội dung: Ôn tập.
- Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s – Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s – Chạy 30m tốc độ cao – Chạy lặp lại 60m.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn cho tập thể học sinh thực hiện các bài tập.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s. 
Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.
(2 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
Chạy 30m tốc độ cao (mỗi học sinh thực hiện 2 lần luân phiên).
Chạy lặp lại 60m (thực hiện lặp lại luân phiên mỗi học sinh chạy 2 lần).
Thời gian nghỉ giữa các bài tập là 3 – 5 phút.
+ Tập luyện ở nhà: Các bài tập đã ôn trong tiết học.
Giáo án số: 19/20.
Nội dung: Ôn tập.
- Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s – Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s – Chạy 30m tốc độ cao.
Yêu cầu:
- Tích cực trong tập luyện, thực hiện kỹ thuật tương đối chính xác.
Vận dụng bài tập:
- Giáo viên:
+ Hướng dẫn cho tập thể học sinh thực hiện các bài tập.
- Học sinh:
+ Ôn: Nhảy dây cá nhân 30s. 
Ngồi xuống đứng lên liên tục 20s.
(2 bài tập trên mỗi bài tập thực hiện 2 lần, quãng nghỉ giữa lần 1 và lần 2 là 1 phút).
Chạy 30m tốc độ cao (mỗi học sinh thực hiện 2 lần luân phiên).
Thời gian nghỉ giữa các bài tập là 3 – 5 phút.
Giáo án số: 20/20.
Nội dung: Kiểm tra. 
- Chạy nhanh 60m lấy số liệu lần 2 sau thời gian gần 3 tháng tập luyện.
Yêu cầu:
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị: Địa điểm, thước dây, gỗ phát lệnh, đồng hồ bấm giây và danh sách học sinh.
- Học sinh:
+ Chuẩn bị: Trang phục, bàn ghế giáo viên.
+ Tích cực, chạy hết khả năng của bản thân.
Tiến hành kiểm tra:
- Học sinh nữ của lớp 62 (16 học sinh).
- Học sinh chạy mỗi đợt chạy là 2 em, mỗi học sinh có 1 lần chạy (tổng cộng có 8 đợt chạy).
3.5. Kết quả thực hiện:
Số liệu ban đầu (lần 1) của thành tích chạy (60m) được lấy khi chưa vận dụng các bài tập cho học sinh nữ lớp 62.
Số liệu sau cùng (lần 2) của thành tích chạy (60m) được lấy khi đã vận dụng các bài tập cho học sinh nữ lớp 62.
Bảng tổng hợp kết quả thành tích chạy (60m) của học sinh nữ lớp 62.
Tổng số học sinh nữ: 16.
SỐ TT
HỌ VÀ TÊN 
HỌC SINH
SỐ LIỆU
LẦN 1
(GIÂY)
SỐ LIỆU
LẦN 2
(GIÂY)
THÀNH TÍCH TĂNG 
(% CỦA GIÂY)
1
Hồ Thị Quế Anh
12.74
12.54
20
2
Nguyễn Thị Lan Bình
11.52
11.36
16
3
Nguyễn Thị Tuyết Châu
11.55
11.50
05
4
Phan Thị Cúc
12.16
12.11
05
5
Trần Thị Kiều Diễm
11.86
11.76
10
6
Nguyễn Thị Thùy Dương
13.16
13.04
12
7
Lê Ngọc Hiếu
13.62
13.54
08
8
Trần Thị Kiều
13.18
13.03
15
9
Hoa Khánh Linh
11.85
11.76
09
10
Nguyễn Ngọc Nhung
12.34
12.20
14
11
Trần Thị Kim Quý
13.08
12.91
17
12
Lê Thị Kim Thoại
12.53
12.41
12
13
Đặng Việt Trinh
13.29
13.14
15
14
Phan Thị Thu Trinh
12.00
11.87
13
15
Võ Nguyễn Tường Vy
11.45
11.26
19
16
Trần Thị Ngọc Ý
13.17
13.10
07
Việc áp dụng hình thức tập luyện tập thể giúp học sinh hình thành kỹ năng một cách đồng loạt và đạt được mật độ vận động cao. Sau đó phân nhóm tập với việc lặp lại liên tục theo nhóm nhỏ và nghỉ ngơi hợp lý, lượng vận động phù hợp với sức khỏe, đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh.
Một phần cũng nhờ vào sự tích cực và kiên trì tập luyện ở trường, ở nhà của học sinh theo sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên nên kết quả đạt được khá tốt.
Tóm lại: Qua bảng tổng hợp kết quả thành tích chạy nhanh (60m) của học sinh nữ lớp 62. Nhìn chung tất cả học sinh nữ đều phát triển thành tích sau thời gian gần 3 tháng tập luyện. Nhưng thành tích của từng cá nhân chỉ chênh lệch nhau là vài phần trăm của giây. Thành tích phát triển cao nhất là 20% của giây và phát triển ít nhất là 05% của giây. Như vậy việc vận dụng các bài tập một cách hợp lý sẽ mang lại kết quả hơn so với khi chưa vận dụng bài tập vào tập luyện.
C. KEÁT LUAÄN
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua kết quả của việc vận dụng các bài tập cơ bản vào thực tế giảng dạy tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân và cho cả học sinh.
Giáo viên:
- Chất lượng của việc vận dụng các bài tập có tiến triển hơn so với khi chưa vận dụng bài tập vào giảng dạy.
- Trong giảng dạy cần nắm rõ nội dung, kiến thức và truyền đạt cho học sinh một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác. Không nên diễn giải dài dòng sẽ làm cho học sinh khó nắm được nội dung chính.
- Việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy sẽ thể hiện rõ vai trò chủ đạo của giáo viên, giáo viên có được nhiều thời gian để sửa sai động tác, kỹ thuật cho học sinh.
- Đề tài chỉ nghiên cứu ở một nhóm nhỏ nên rất thuận tiện trong việc hướng dẫn cho học sinh tập luyện và kiểm tra việc tập luyện ở nhà của học sinh.
Học sinh:
- Phát huy được tính tích cực trong quá trình tiếp nhận kiến thức cũng như trong quá trình tập luyện của học sinh.
- Phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo với tinh thần ham học hỏi của học sinh.
- Việc phân nhóm tập luyện đã phát huy hết vai trò và khả năng của một người cán sự nhóm.
- Học sinh báo cáo quá trình tập luyện ở nhà cho giáo viên vào mỗi buổi tập để giáo viên định hướng cho các em vào lần tập sau.
- Có ý thức tập theo nhóm ở trường cũng như ở nhà.
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Đề tài giải pháp khoa học: “Vận dụng các bài tập hợp lý nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh nữ lớp 62”. Tôi đã áp dụng cho học sinh của trường, cụ thể là học sinh nữ lớp 62 trong năm học 2009 – 2010, kết quả đạt được rất khả quan.
Đề tài này tất cả các giáo viên Trung học cơ sở đều có thể áp dụng vào giảng dạy cho học sinh trường mình để đạt được kết quả tốt. 
Tôi sẽ phổ biến đề tài đến tất cả các đồng nghiệp là giáo viên dạy Thể dục trong huyện nghiên cứu và áp dụng vào năm học sau, xa hơn nữa là phổ biến cho các đồng nghiệp trong tỉnh nhà.
3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Hướng sắp tới tôi sẽ nghiên cứu tiếp đề tài về nội dung chạy ngắn ở lớp 8, nhằm hổ trợ tốt cho việc giảng dạy của bản thân đạt kết quả tốt và giúp cho học sinh ngày càng phát triển cao hơn nữa về thành tích.
D. YÙ KIEÁN NHAÄN XEÙT, ÑAÙNH GIAÙ VAØ XEÁP LOAÏI
CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC
--------------------------
1. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
Nhận xét:
Đánh giá, xếp loại:
2. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
Nhận xét:
Đánh giá, xếp loại:
3. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH:
Nhận xét:
Đánh giá, xếp loại:
E. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
Tài liệu đổi mới phương pháp giảng dạy môn Thể dục. Vụ giáo dục thể chất (Bộ giáo dục và đào tạo) năm 2000.
Một số vấn đề đổi mới p

File đính kèm:

  • docNOI DUNG DE TAI 2009-2010.doc
Bài giảng liên quan