Vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao, kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi Lớp 9

Nhảy xa có 3 kiểu: Kiểu ngồi, kiểu ưỡn thân, kiểu cắt kéo. Ở cấp II chỉ dạy kiểu nhảy Ngồi vì đây là kiểu đơn giản và dể nhảy nhất.

Kĩ thuật nhảy xa có 4 giai đoạn: Chạy đà – giậm nhảy – trên không và tiếp cát.

 Để dạy cho học sinh giáo viên cần chọn các nhóm bài tập hướng vào rèn luyện các yếu tố sức bật, sức nhanh, sự khéo léo:

 Những bài tập rèn luyện mang tính sức bật như:

 Một số trò chơi: “Lò cò tiếp sức”, “Nhảy vào vòng tròn tiếp sức”, “Lò cò chọi gà”, “Nhảy vượt rào tiếp sức”, “Nhảy ô tiếp sức”, “Khéo vướng chân”, “Bật cóc tiếp sức”

 Những bài tập bổ trợ như: Nhảy dây đơn; bật nhảy tại chỗ; bật nhảy lên các bậc thang; nhảy qua vật cao hoặc lên vật cao; cầm vật nặng hoặc đeo vật nặng vào chân nhún nhảy; tại chổ nhảy co đùi hoặc đá hai chân lên cao; chạy đà giậm nhảy tay với vật trên cao; chạy đà giậm nhảy đầu gối chạm bóng .

 Tập kỷ thuật các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy , trên không và tiếp đất.

 Những bài tập rèn luyện tốc độ cao, sức nhanh, sự khéo léo phối hợp các động tác nhanh như: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, chạy lên dốc xuống dốc, chạy nhanh 10m, 30m, 40m, 50m, nhảy dây theo tần số nhanh dần, các động tác rèn luyện độ linh hoạt của cổ chân, đầu gối, hông, đánh tay, v.v

 

doc11 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 10887 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung Vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao, kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
độ chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi và học hỏi sáng tạo trong giảng dạy. Giáo dục trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hiện nay. 
Mục tiêu giáo dục thể chất của nước ta là “Bồi dướng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. 
Có nghĩa là con người chúng ta đào tạo ra phải khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, có khả năng lao động trí óc, nhưng đồng thời cũng có khả năng lao động chân tay, sáng tạo trong sản xuất, học tập và mưu trí dũng cảm trong chiến đấu, để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng, mà trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong đó trí dục, đức dục và thể dục được coi là những mặt quan trọng nhằm tạo cơ hội cho mỗi người có khả năng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức.
Như chúng ta đã biết môn Điền kinh được gọi là môn thể thao “Nữ hoàng” là môn không thể thiếu trong các kì Đại hội thể dục thể thao trên toàn thế giới ở trong khu vực cũng như trong cả nước. Vì vậy nó là một môn chính trong công tác giảng dạy thể dục thể thao ở các trường phổ thông. Kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi là một nội dung của môn điền kinh, có lịch sử phát triển lâu đời, là một điển hình và phát triển về sức bật cũng như phát triển các tố chất khác, cụ thể về cơ bản là phát triển nhanh chóng các hệ vận động của các em học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sỡ. Kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi là tiêu biểu cho kỷ thuật của các môn chạy, nhảy... Nắm chắc Kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi sẽ là cơ sở thuận lợi để học tập các môn vận động khác. 
Nguyên nhân:
Trải qua quá trình giảng dạy nội dung nhảy xa, bản thân tôi nhận thấy, đa số học sinh chưa thực hiện tốt các giai đoạn của kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi mà các em thường hay phạm những sai lầm sau: 
Chạy đà không chính xác, rối loạn các bước chạy đà nhất là các bước đà cuối .
Tốc độ chạy đà không cao giảm dần, do sức mạnh chân kém.
Chạy đà đặt chân không đúng ván.
Giậm nhảy không tích cực, không mạnh, không hết sức.
Giậm nhảy xong người bị lao về trước.
Thu chân giậm nhảy quá sớm làm thiếu tư thế bước bộ .
Đưa chân giậm ra trước hoặc không tích cực nên không tạo được tư thế ngồi.
Gập thân lệch dần đến mất thăng bằng.
Không thực hiện được tư thế bước bộ trên không.
Không nâng được đùi và với cẳng chân ra trước.
Bị ngã ra sau khi tiếp đất. 
Đứng trước thực tế này, tôi đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp giảng dạy với những bài tập phù hợp nhằm khắc phục và hạn chế những thiếu sót trên giúp học sinh thực hiện tốt kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi, nâng cao thành tích. Chính vì vậy tôi đã chọn nội dung Sáng Kiến Kinh Nghiệm: “Vận dụng một số bài tập để giảng dạy d0ạt hiệu quả cao kỷ thuật nhảy xa kiểu ngồi” trong giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở nó vừa đảm bảo lượng vận động tới cơ thể học sinh, cũng là cơ sở giúp các em cũng học tốt hơn. Đây cũng là lý do khiến tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm này để thực hiện.
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI :
Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của phòng giáo dục, BGH nhà trường, chuyên môn nhóm thể dục
Số lượng học sinh vừa đủ, tổng số học sinh toàn trường 1036 em / 25 lớp bình quân khoảng 41 em / lớp .
Có đầy đủ dụng cụ học tập cho học sinh như: Nệm nhảy, sào nhảy, tranh ảnh, cầu lông các loại bóng (Bóng đá, bóng chuyền).
Khó khăn:
Tình hình an ninh trật tự ở xung quanh trường còn diễn biến khá phức tạp. Tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập vào trường làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của bộ môn.
Khuôn viên trường rộng nhưng địa hình dạng bậc thang lên xuống, mặt sân láng bê tông dễ bị xảy ra chấn thương, cho nên việc học thể dục cũng gặp khó khăn trong quá trình vận động các môn chạy, ném.
Một số học sinh chưa xác định được việc học là cho mình và coi môn thể dục là một môn phụ nên thường nghỉ học không lí do.
Đối tượng & Hình thức nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu :
, Bản thân là giáo viên giảng dạy môn thể dục bởi vậy xin nêu đối tượng ở đây là học sinh Trung học cơ sở (cấp 2) lớp 9.
Như chúng ta đã biết đây là một lứa tuổi THCS mà sự phát triển cả về tâm lý, sinh lý mà các nhà khoa học tâm - sinh lý phải thừa nhận rằng đây là giai đoạn phát triển hết sức phức tạp. 
Trên cơ sở khoa học tâm - sinh lý và thực tế giảng dạy chúng ta phải thừa nhận rằng ở lứa tuổi này sự phát triển không cân đối, không đồng đều giữa hệ cơ, xương giữa hệ tuần hoàn, hô hấp, giữa chiều cao và cân nặng thì sự phát triển tâm lý cũng có những hiểu biết và mong muốn. Chúng ta không thể áp dụng một cách máy móc, gò ép theo một kiểu mẫu giảng dạy cố định nào đó, cho nên khi giảng dạy giáo viên cần phải có một phương pháp, biện pháp giảng dạy để phù hợp với từng em từng lứa tuổi và từng giới tính.
Hình thức nghiên cứu :
Rút kinh nghiệm từ những tiết dạy thể dục của lớp 9 các năm trước của bản thân.
Thông qua các tiết dự giờ của giáo viên thể dục trong trường cũng như trong toàn huyện.
Qua trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong trườngcụm cũng như trong toàn huyện.
Qua các tài liệu, sách giáo khoa và một số sách hướng dẫn khác ...
Thông qua các băng ghi hình ảnh .
NỘI DUNG :
Cơ sở lí luận:
 Vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi ở trường trung học cơ sở dựa trên cơ sở quan điểm tích cực hóa các hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học. 
Muốn vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi trước hết phải đổi mới về phương pháp giảng dạy. Mà đổi mới về phương pháp giảng dạy được đặt ra cho yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục cần phải tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Một trong những điểm vận dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học của học sinh là mục tiêu giáo dục phổ thông và tập trung hơn nữa với việc hình thành năng lực: Năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng cho học sinh.
Chương trình môn thể dục ở trường trung học cơ sở phải giúp cho học sinh đạt các mục tiêu cụ thể sau:
Về kiến thức.
Về kỹ năng.
Về lối sống, thái độ tình cảm, hứng thú, siêng năng cần cù... 
Nội dung và phương pháp:
Nội dung:
Môn thể dục là môn học phát triển thể chất toàn diện của lứa tuổi bậc trung học cơ sở thông qua tiết dạy bằng các phương pháp giảng giải và làm mẫu, hoàn chỉnh và phân đoạn, luyện tập, sửa chữa động tác sai,đem đến cho các em sự phát huy năng lực quan sát, tính tích cực tự giác trong học tập. Tuy nhiên mỗi tiết học cần phải chọn cho mình một số phương pháp cho phù hợp với từng nội dung, sân bãi của từng bài. Với những tiết dạy này nội dung bài học phải đọng lại ở các em nhiều hơn, sở dĩ như vậy là vì khi học xong tiết học các em có thể tái hiện lại được những gì trong tiết học thông qua bài tập các em nhớ lâu hơn. Để học sinh thực hiện tốt vấn đề trên giáo viên dạy phải mô phỏng động tác chính xác, vì môn học này mang tính bắt chước cao và có biện pháp sửa sai hữu hiệu. 
Nhảy xa là môn điền kinh có giá trị thực dụng tương đối tốt; nâng cao cơ năng hoạt động của nội tạng, phát triễn các tố chất như sức bật, sức nhanh và sự khéo léo, rèn luyện tinh thần dũng cảm khắc phục khó khăn vượt qua các chướng ngại như hố bom, hố đạn, đường hào, vũng lầycó thể phục vụ cho yêu cầu của đời sống hàng ngày.
Nhảy xa có 3 kiểu: Kiểu ngồi, kiểu ưỡn thân, kiểu cắt kéo. Ở cấp II chỉ dạy kiểu nhảy Ngồi vì đây là kiểu đơn giản và dể nhảy nhất. 
Kĩ thuật nhảy xa có 4 giai đoạn: Chạy đà – giậm nhảy – trên không và tiếp cát.
Để dạy cho học sinh giáo viên cần chọn các nhóm bài tập hướng vào rèn luyện các yếu tố sức bật, sức nhanh, sự khéo léo:
Những bài tập rèn luyện mang tính sức bật như: 
Một số trò chơi: “Lò cò tiếp sức”, “Nhảy vào vòng tròn tiếp sức”, “Lò cò chọi gà”, “Nhảy vượt rào tiếp sức”, “Nhảy ô tiếp sức”, “Khéo vướng chân”, “Bật cóc tiếp sức”
Những bài tập bổ trợ như: Nhảy dây đơn; bật nhảy tại chỗ; bật nhảy lên các bậc thang; nhảy qua vật cao hoặc lên vật cao; cầm vật nặng hoặc đeo vật nặng vào chân nhún nhảy; tại chổ nhảy co đùi hoặc đá hai chân lên cao; chạy đà giậm nhảy tay với vật trên cao; chạy đà giậm nhảy đầu gối chạm bóng.
Tập kỷ thuật các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy , trên không và tiếp đất.
Những bài tập rèn luyện tốc độ cao, sức nhanh, sự khéo léo phối hợp các động tác nhanh như: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc, chạy lên dốc xuống dốc, chạy nhanh 10m, 30m, 40m, 50m, nhảy dây theo tần số nhanh dần, các động tác rèn luyện độ linh hoạt của cổ chân, đầu gối, hông, đánh tay, v.v
Phương pháp giảng dạy:
Vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi cần áp dụng các nhóm phương pháp sau:
Nhóm phương pháp truyền thụ kiến thức:
Phương pháp giảng giải và làm mẫu. 
Phương pháp luyện tập.
Phương pháp sửa chữa động tác sai.
Phương pháp hoàn chỉnh và phân đoạn.
Phương pháp phân nhóm và quay vòng.
Nhóm phương pháp phát triển thể lực:
Phương pháp phát triển sức bật của chân. 
Phương pháp phát triển sức nhanh. 
Phương pháp phát triển sứ khéo léo.
Yêu cầu: 
 Vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi cần đạt các yêu cầu sau:
Đối với học sinh: 
Đối với học sinh lớp 9 đa số là thích học môn thể dục cho nên khi học thể dục đòi hỏi phải có tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trước tập thể lớp. 
Phải có ý thức, tích cực, tự giác trong quá trình luyện tập, có tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, có sự cố gắng, kiên trì, thật thà và dũng cảm rèn luyện đức tính tốt đẹp. 
Nghiêm túc luyện tập không những ở tiết học trên lớp mà còn kết hợp với tự học, tự tập ngoài giờ. 
Phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao theo một trình tự nhất định và có kế hoạch cụ thể.
Đối với giáo viên:
 Đối với giáo viên vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi cần chú ý đến các yêu cầu sau:
Phải chuẩn bị cho mình thật đầy đủ và vững chắc về kiến thức chuyên môn lẫn phương pháp để đảm bảo cho quá trình giảng dạy lâu dài cho từng bài tập.
Chuẩn bị kĩ giáo án trước khi lên lớp, có kiến thức chuyên môn vững vàng, thị phạm chính xác rõ ràng, linh động trong các tình huống và chủ động biết cách tạo cho không khí lớp học sinh động, thoải mái để học sinh hứng thú tập luyện, dùng ngôn ngữ phải chuẩn, đúng thuật ngữ của thể dục.
Giáo viên cần phải sắp xếp môn học theo một trình tự sao cho lượng vận động vừa và đủ, không nhiều quá và không ít quá. Bài tập phải từ thấp đến cao từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để cho học sinh nắm bắt bài theo một trình tự có hệ thống làm cho Hs dễ hiểu, dễ tập. 
Giáo viên phải là tấm gương sáng mẫu mực trong mọi phương diện như: Trong tác phong, hành vi cử chỉ, thái độ hàng ngày trên sân tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị tốt sân tập và các phương tiện đồ dùng dạy học.
Khi giảng dạy phải coi trọng cả hai mặt: Tố chất và kĩ thuật. Không được xem nhẹ bất cứ mặt nào.
Giảng dạy trên lớp kết hợp chặt chẽ với hướng dẫn luyện tập ngoài giờ.
Đối với giảng dạy kĩ thuật nhảy xa:
Trong quá trình giảng dạy nên dạy nhảy xa sau khi đã học chạy ngắn: Vì thứ nhất nhảy xa rất cần vận tốc, thứ hai nhảy xa có một đoạn lấy đà tương đối dài (30-40m) kĩ thuật đoạn này rất giống với kĩ thuật chạy giữa quảng của chạy ngắn.
Phải tập trung giải quyết hai khâu cơ bản là chạy lấy đà và giậm nhảy. Sao cho chạy lấy đà phải đạt được vận tốc cao, kết hợp được chặt chẽ với giậm và giậm nhảy phải nhanh và mạnh và chính xác.
Phải giành nhiều thời gian để học sinh luyện tập, không nên giảng giải nhiều và đi sâu uốn nắn các chi tiết quá nhiều, không cần thiết, lãng phí thời gian mà không hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản.
Chú ý đề phòng chấn thương đảm bảo tốt an toàn trong luyện tập. Hố cát phải liên tục xới cho xốp, đường chạy phải san bằng và quét sạch sỏi đá thường xuyên, v.v
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Muốn vận dụng một số bài tập để giảng dạy đạt hiệu quả cao kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi giáo viên cần phải lựa chọn một số nội dung, các bài tập sau sao cho phù hợp với từng tiết học, lớp học đó. 
Giai đoạn chạy đà:
Chạy đà là giai đoạn quan trọng trong nhảy xa nhằm tạo tốc độ ban đầu tối ưu giúp cho giậm nhảy đạt hiệu quả cao. Tùy theo đặc điểm cá nhân, trình độ tập luyện và thể lực của mỗi người, mà đoạn đường chạy đà có thể dài 10-35m. Đối với học sinh lớp 9 đà có thể dài 10-25m. 
Kĩ thuật chạy đà nhảy xa kiểu ngồi giống như kĩ thuật chạy lao sau xuất phát trong chạy nhanh 60m. Bước chạy cuối cùng ngắn hơn khoảng 20-30cm để đặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giậm nhảy.
Bài tập 1:(nhóm bài tập bổ trợ cho nhảy xa)
Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau.
Bật nhảy tại chổ, nhảy dây đơn.
Chạy đà 3-5 bước giậm nhảy đá lăng đánh tay.
Đo đà, chạy đà và điều chỉnh đà.
Kẻ thêm vạch phụ để làm dấu cách ván giậm nhảy 3-5 bước.
Chạy đà tự do nhảy xa vào hố cát.
Chạy đà tự do 20-30m băng qua hố cát.
Cách dạy và tổ chức tập luyện: Làm mẫu, phân tích cơ bản động tác. Cả lớp thực hiện theo đội hình 4 hàng ngang và theo nhóm 5 em tập.
Đối với động tác chạy đà sau khi Gv làm mẫu xong có thể gọi 1 vài em lên làm. Cho Hs chạy theo nhóm 5-7 em / nhóm.
Bài tập 2 (Nhóm bài tập trò chơi). 
Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”, “Lò cò tiếp sức”, “Bật xa tiếp sức”, .
Cách dạy và tổ chức tập luyện: Phân tích cơ bản trò chơi hướng dẫn cách chơi, chọn trọng tài, chia tổ chơi, chơi thử, có thường phạt rõ ràng.
Giai đoạn giậm nhảy.
	Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy xa. Khi giậm nhảy cần dùng hết sức mạnh của chân và toàn thân phối hợp ăn nhịp vời đánh tay để giúp nâng người lên cao–ra trước. Góc độ giậm nhảy khoảng 70o- 80o.
Bài tập 1 .
Tại chỗ tập đặt chân giậm nhảy. 
Đi, chạy đà 3-5-7 bước giậm nhảy vào ván giậm nhảy.
Chạy đà 9-11-13 bước giậm nhảy vào ván giậm nhảy.
Chạy lấy đà giậm nhảy đầu hoặc tay với vật trên cao.
Chạy đà tự do - giậm nhảy.
Bài tập bổ trợ sức mạnh cổ chân (Bật cóc, tại chỗ bật lên cao, bật lên bậc thang)
Cách tổ chức tập luyện: Làm mẫu và phân tích động tác cho HS tập tại chỗ 4 hàng ngang làm chậm sau đó chia thành từng nhóm nhỏ lần lượt tập luyện giậm nhảy, nhảy vào hố cát, giáo viên sửa động tác sai .
Bài tập 2 ( trò chơi).
Trò chơi “Nhảy vào vòng tròn tiếp sức”, “Nhảy ô tiếp sức” “Lò cò tiếp sức” “Lò cò chọi gà” “Nhảy cừu”
Cách tổ chức tập luyện: Phân tích và hướng dẫn cách chơi, chia thành 4 tổ chiơ thi đua nhau có khen thường và xử phạt.
Giai đoạn trên không: Chia làm 2 phần
Phần thứ nhất: Chân giậm nhảy duỗi thẳng chếch dưới phía sau, chân đá lăng co ở phía trước, trông như đang bước một bước ở trên không “Bước bộ trên không”.
Phần thứ hai: Sau khi thực hiện bước bộ trên không, chân giậm nhảy co dần lại và đưa ra trước nâng cao gối, tay khác bên với chân giậm củng đưa ra trước - lên cao cùng với tay bên chân giậm nhảy. Tiếp theo đánh hai tay ra trước vòng xuống dưới ra sau kết hợp với thân ngã nhiều về trước và vươn hai chân để chuẩn bị tiếp đất. Góc độ bay hợp lý khoảng (20-24o).
Bài tập 1.
Tại chỗ làm động tác đánh tay.
Đà 1-3 bước làm động tác bước bộ trên không.
Chạy đà 3-5 bước làm động tác bước bộ trên không.
Phối hợp chạy đà giậm nhảy bước bộ trên không nhảy xa kiểu “Ngồi”.
Cách tổ chức tập luyện : Giáo viên phân tích và làm mẫu, điều khiển cho học sinh đứng 4 hàng ngang tập tại chỗ theo nhịp vỗ tay, sau đó cho học sinh tập theo nhóm 5em luân phiên nhau. Giáo viên sửa sai cho học sinh.
Bài tập 2(Một số trò chơi).
Trò chơi: “Khéo vướng chân”; “Bật cóc tiếp sức”; .
Cách thức tổ chức trò chơi: Giáo viên lấy những em kiến tập và hướng dẫn làm trọng tài sau đó chia đều học sinh thành 4 nhóm nam, nữ bằng nhau (phù hợp với từng trò chơi) để chơi. Để trò chơi thêm phần hứng thú giáo viên phải thưởng phạt rõ ràng, tạo hưng phấn cho các em.
Giai đoạn tiếp đất:
Khi hai chân chạm cát cần chùng gối để giảm chấn động và tạo điều kiện để chuyển trọng tâm cơ thể xuống dưới ra trước vượt qua điểm chạm cát của gót. Thân trên gập về trước để không đổ người ra sau làm ảnh hưởng thành tich.
Bài tập.
Đứng tại chỗ bật xa tiếp đất.
Chạy đà 3-5 bước làm động tác bước bộ trên không - tiếp đất.
Phối hợp chạy đà tự do - giậm nhảy - trên không - tiếp đất.
Phối hợp chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp đất.
Cách tổ chức tập luyện: Giáo viên cho học sinh luyện tập theo nhóm, chú ý sửa các động tác sai nhắc học sinh khi luyện tập đề phòng tránh chấn thương xẩy ra.
Lưu ý:
Để đật được hiệu quả trong giảng dạy môn nhảy xa giáo viên chú khi trình bày các nội dung, bài tập kể cả trò chơi hay các động tác bổ trợ phải phù hợp với từng tiết dạy, từng lớp học tránh rập khuôn, máy móc.
Khi dạy các nội dung xong cần phổ biến luật cho học sinh hiểu để tránh phạm quy không đáng có. Cuối tiết học cần hệ thống lại các động tác một cách thật ngắn gon cho học sinh dễ hiểu bài và nhớ lâu hơn. 
Ra bài tập về nhà và hướng dẫn tập luyện là khâu không thể thiếu đối với nôm thể dục nói chung và kỷ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” nói riêng.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Sau khi áp dụng các bài tập trên trong giảng dạy kĩ thuật các giai đoạn của nhảy xa kiểu Ngồi tôi nhận thấy đa số học sinh đã khắc phục và hạn chế được những sai lầm thường mắc trước đây, hoàn thiện tương đối tốt kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi và thành tích được nâng cao. Cụ thể như sau :
STT
LỚP
SSHS
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
9-10
%
7-8
%
5-6
%
3-4
%
1
91
43
2
4,7
9
20,9
21
48,8
11
25,6
2
92
41
2
4,9
10
24,3
17
41,5
12
29,3
3
93
41
1
2,4
10
24,4
19
46,3
11
26,8
4
94
41
2
4,9
8
19,5
18
43,9
13
31,7
STT
LỚP
SSHS
SAU KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP
9-10
%
7-8
%
5-6
%
3-4
%
1
91
43
10
23,3
15
34,9
12
27,9
6
14,0
2
92
41
8
19,5
17
41,5
12
29,3
4
9,8
3
93
41
6
14,6
19
46,3
11
26,8
5
12,2
4
94
41
7
17,1
16
39,0
12
29,3
6
14,6
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Muốn đạt thành tích tốt cho kỷ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” bên cạnh vận dụng những phương pháp trên, đòi hỏi học sinh cần phải có tính kiên trì nhẫn nại yêu thích và am hiểu, môn thể dục (điền kinh) nói chung, nhảy xa nói riêng. 
Giáo viên phải sắp xếp tiết dạy một cách có trình tự, có hệ thống và khoa học .
Giáo viên làm mẫu động tác phải rõ ràng, chính xác, đẹp, giáo viên cần uốn nắn, sửa chữa tư thế những động tác sai cho học sinh.
Giáo viên lồng những trò chơi mang tính chất gây hứng thú cao cho học sinh trong luyện tập, tạo cho tiết học sôi nổi, vui vẻ (trò chơi phải phù hợp với từng đặc trưng của bộ môn ).
Những bài tập, những thuật ngữ đòi hỏi giáo viên phải sử dụng chính xác, đúng thời điểm trong khi giảng dạy.
Cần phải giáo dục cho học sinh có thói quen tập luyện, có tính tự giác cao và kỷ luật nghiêm .
Giáo viên phải hiểu và phân loại được từng nhóm học sinh riêng để đưa ra những bài tập phù hợp với từng đối tượng.
Phối hợp tốt với nhà trường, tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh cùng đưa ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp với từng em, đưa các em vào một khuôn khổ nhất định.
Giáo viên phải biết động viên khích lệ cho những em học tốt có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Phải có chương trình học riêng cho đối tượng này.
Tăng cường dự giờ thăm lớp, tham gia học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp đi trước .
 KẾT LUẬN.
Kỷ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi” là một trong những môn thể thao hấp dẫn, ưa thích đối với học sinh trung học cơ sở, vì nó xuất phát trên những hoạt động cơ bản trong hệ vận động và trong tâm lí tự nhiên của con người. 
Về góc độ sinh lí học, ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở cần thiết hơn bao giờ hết , sự tác động của TDTT để có thể cải tạo một số sai lệch trong vận động cơ bản và hình thái, trước khi cơ thể ổn định và cốt hoá. 
Do vậy việc dạy – học TDTT nói chung và nhảy xa nói riêng là vô cùng cần thiết. Nhày xa kiểu Ngồi lúc này là một môn học cực kì quan trọng nhằm r

File đính kèm:

  • docSKKN NHAY XA 2011.doc