Vũ khí hóa học, vũ khí lửa và cách phòng chống

- Vũ khí hoá học: Là loại vũ khí huỷ diệt lớn, dùng để sát thương sinh lực, làm mất sức chiến đấu tạm thời, làm nhiễm độc nguồn nước, lương thực thực phẩm, địa hình và các phương tiện kĩ thuật của đối phương bằng độc tính cao và tác dụng nhanh của chất độc quân sự.

* Vũ khí hoá học bao gồm các loại bom, đạn hoá học và phương tiện đưa chúng đến mục tiêu; các thiết bị phun rải, hộp, thùng khói độc.

- Chất độc: Là những vật chất hoá học khi xâm nhập vào người, động thực vật với lượng nhất định sẽ phá huỷ các quá trình sinh hoá cơ bản bảo đảm cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Chất độc là cơ sở để gây sát thương của vũ khí hoá học. Chất độc được chia theo nguồn gốc hay mục đích sử dụng.

* Theo nguồn gốc:

+ Chất độc tự nhiên: Nọc rắn, mủ cóc, lá ngón, nấm độc.

+ Chất độc tổng hợp: điều chế bằng phương pháp hoá học.

* Mục đích sử dụng:

+ Chất độc quân sự

+ Chất độc diệt cỏ

+ Thuốc trừ sâu

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhahd28 | Lượt xem: 8476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Vũ khí hóa học, vũ khí lửa và cách phòng chống, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Vũ khí hoá học, vũ khí lửa và cách phòng chống
Phần 1: ý định giảng bài
 mục đích - yêu cầu
mục đích
Giới thiệu cho học sinh những kiến thức ban đầu về vũ khí hoá học và vũ khí lửa, biết cách phòng chống đơn giản các loại vũ khí này bằng các phương tiện sẵn có.
yêu cầu
Nắm được đại cương về vũ khí hoá học và vũ khí lửa.
Biết cách phòng chống bằng các phương tiện chế sẵn và phương tiện ứng dụng
Tích cực nghiên cứu để nắm được nội dung và vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống hàn ngày.
nội dung – trọng tâm
Nội dung
Vũ khí hoá học và cách phòng chống
Vũ khí lửa và cách phòng chống
Luyện tập
Trọng tâm
Không xác định trọng tâm
Thời gian
- Lý thuyết; 2 tiết
 Tổ chức và phơng pháp
Tổ chức	
Lấy lớp học làm đơn vị giảng bài
Trao đổi giáo viên – học sinh, ở lớp
Phơng pháp
Đối với giáo viên:
Sử dụng phơng pháp giới thiệu, minh hoạ qua sơ đồ, kiểm tra. Dùng động tác mẫu để giảng phần động tác.
Đối với học sinh: 
Giờ lên lớp ghi chép đầy đủ các nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày. Trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra. Quan sát động tác mẫu của giáo viên và đội mẫu. Tiến hành ôn luyện theo hướng dẫn của giáo viên
Trao đổi mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình.
Địa điểm 
Ngoài thao trường bãi tập
Vật chất
 Giáo viên: Giáo án, kế hoạch giảng bài, mô hình, tranh vẽ, các loại chất độc mô phỏng dùng cho giáo luyện (nếu có). Khí tài phòng chống vũ khí hoá học (nếu có). Các loại chất cháy dùng cho huần luyện, các dụng cụ dập cháy chế sẵn và ừng dụng (bình cứu hoả)
Học sinh: Vở ghi chép, khẩu trang, khăn mặt, áo nilong, miếng nilong, áo mưa, vải bạt...
Phần 2: Nội dung giảng bài
Vũ khí hoá học và cách phòng chống
Định nghĩa
Vũ khí hoá học: Là loại vũ khí huỷ diệt lớn, dùng để sát thương sinh lực, làm mất sức chiến đấu tạm thời, làm nhiễm độc nguồn nước, lương thực thực phẩm, địa hình và các phương tiện kĩ thuật của đối phương bằng độc tính cao và tác dụng nhanh của chất độc quân sự.
Vũ khí hoá học bao gồm các loại bom, đạn hoá học và phương tiện đưa chúng đến mục tiêu; các thiết bị phun rải, hộp, thùng khói độc...
Chất độc: Là những vật chất hoá học khi xâm nhập vào người, động thực vật với lượng nhất định sẽ phá huỷ các quá trình sinh hoá cơ bản bảo đảm cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Chất độc là cơ sở để gây sát thương của vũ khí hoá học. Chất độc được chia theo nguồn gốc hay mục đích sử dụng.
Theo nguồn gốc:
Chất độc tự nhiên: Nọc rắn, mủ cóc, lá ngón, nấm độc...
Chất độc tổng hợp: điều chế bằng phương pháp hoá học.
Mục đích sử dụng:
Chất độc quân sự
Chất độc diệt cỏ
Thuốc trừ sâu
Con đường trúng độc: Chất độc xâm nhập vào cơ thể con người qua ba đường; hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc. Phá huỷ quá trình hoạt động sống, làm chết người, mất sức chiến đấu tuỳ theo mức độ nhiễm độc.
Theo tác dụng độc lí được chia ra làm 6 nhóm, độc tố thần kinh (Buturin), độc tố ruột, tụ khuẩn cầu, độc tố thần kinh rắn hổ mang....
Theo khẳ năng bảo tồn tính sát thương của chất độc khi sử dụng đó là chất độc bền vững và chất độc không bền vững.
Theo tính độc: Chất độc chia ra loại gây chết người và loại gây mất sức chiến đấu.
Con đường gây tác hại đối với cơ thể.
Qua đường hô hấp: Các chất độc dễ nấm qua các niêm mạc đường hô hấp. Do bề mặt phế nang của phổi lớn, nên qua đường hô hấp các chất độc dễ xâm nhập vào cơ thể. Khả năng hấp thụ của chất độc qua đường hô hấp phụ thuộc vào nồng độ chất độc có trong không khí, dung lượng không khí qua phổi... Trường hợp này rất nguy hiểm vì chất độc tác hại nhanh.
Qua đường tiêu hoá: Các chất độc rất dễ hoà tan trong thức ăn, nước uống. Khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm độc, chất độc dễ ngấm qua niêm mạc miệng, dạ dày, ruột non và ruột già. Chất độc dễ nhiễm nhanh vào máu gây trúng độc toàn thân.
Qua đường tiếp xúc: Các chất độc khi bám vào da có thể ngấm qua da hay lỗ chân lông. Không những chất độc ở thể lỏng mà chất độc thể hơi có nồng độ cao cũng nhiễm qua da gây nhiễm độc toàn thân gây kích thích, viêm tấy da.
Đặc điểm chiến đấu của vũ khí hoá học
Tác dụng sát thương chủ yếu bằng chất độc: Vũ khí hoá học gây sát thương đối với người và sinh vật chủ yếu bằng chất độc hoá học.
Phạm vi sát thương rộng: Một phần chất độc biến thành hơi khuếch tán và trong không khí, hơi độc được lan truyền theo chiều gió, luồn vào các công trình kiến trúc làm nhiễm độc khu vực địa hình từ vai chục mét đến hàng chục kilômet.
Thời gian gây tác hại kéo dài: Thời gian gây tác hại phụ thuộc vào điều kiện địa hình, khí tượng và mật độ nhiễm độc.
Chịu ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình, khí tượng:
ảnh hưởng của địa hình: Địa hình trống trải bằng phẳng, chất độc dễ khuếch tán, lan rộng, thường chỉ tạo được nồng độ thấp và tồn tại trong thời gian ngắn. Địa hình nhiều cây, rậm rạp, nhiêu ke rãnh, đồi núi chất độc khó khuếch tán, nhưng tụ lại thường nồng độ cao, tồn tại trong thời gian dài.
ảnh hưởng của khí tượng:
Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi
Độ ẩm: Độ ẩm cao bay hơi kém ngược lại.
Gió: ảnh hưởng đến lan truyền chất độc.
Mưa: Làm trôi chất độc, lan truyền chất độc.
Cách phòng chống vũ khí hoá học
Cảnh giác phát hiện kịp thời, sẵn sàng mọi phương tiện để phòng chống; triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kĩ thuật... để ẩn nấp.
Nhanh chóng sử dụng khí tài phòng chống vũ khí hoá học khi qua vùng bị nhiễm độc.
Khi phát hiện người bị nhiễm độc nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc và cấp cứu kịp thời, làm các biện pháp tiêu độc
Thông báo cho mọi người về tình hình nhiễm độc của địa hình.
Khắc phục hậu quả do vũ khí hoá học gây lên.
Vũ khí lửa và cách phòng chống.
Đinh nghĩa.
Vũ khí lửa: là những chất gây cháy và phương tiện đưa chúng tới mục tiêu cần đánh phá, để sát thương sinh lực, thiêu huỷ các phương tiện chiến đấu, kho tàng và uy hiếp tinh thần chiến đấu của đối phương. Ví dụ: Bom, đạn phản lực, đạn pháo, mìn, lựu đạn chứa chất cháy, súng phun lửa.
Chất cháy: là cơ sở gây tác hại của vũ khí lửa, đó là các hoá chất hoặc hỗn hợp của chúng, mà khi bốc cháy tạo nên ngọn lửa mạnh, nhiệt độ cao, có thể trực tiếp gây sát thương hoặc phá hoại các đối tượng hoặc gây tác hại gián tiếp do ngọn lửa cháy lan ra xung quanh. Ví dụ: Napal, electron...
Đặc điểm chiến đấu và tác hại của vũ khí lửa.
Đặc điểm chiến đấu của vũ khí lửa.
Qua thực tế của cuộc chiến tranh mà Mĩ sử dụng ở Đông Nam á. Mĩ xác định: “Lửa là một loại vũ khí có giá trị được sử dụng để chống lại các hoạt động du kích. Dùng vũ khí phung lửa chủ yếu là để giảm các vị trí kiên cố và đối phó với các cuộc tiến công lớn của đối phương. Ta cũng có thể dùng vũ khí lửa để gây thương vong và bảo đảm việc chiếu sáng trận địa. Ta cũng có thể dùng vũ khí phun lửa để gây cháy và gây tác dụng tâm lý”.
Tác hại của vũ khí cháy
Sát thương sinh lực địch bằng gây lên cháy bỏng, thiêu huỷ các vũ khí, trang bị kĩ thuật và công trình, thiết bị vật tư khác, uy hiếp tinh thần chiến đấu của đối phương. Đôt cháy rừng. Dùng để phòng ngự: chiếu sáng.
Phương tiện sử dụng vũ khí lửa.
Các phương tiện sử dụng: Vũ khí lửa gồm các chất cháy và cac phương tiện sử dụng như: Bom đạn, mìn, lựu đạn, thùng cháy, súng phun lửa...
Cách phòng chống vũ khí lửa.
Phải luôn chủ chủ động phòng cháy, khi địch sử dụng vũ khí lửa phải nhanh chóng lợi dụng địa hình, địa vật để phòng tránh, phải biết tự dập tắt lửa bám trên người, cấp cứu khi bị bỏng và dập tắt cháy kịp thời.
Các phương tiện chiến đấu, các công trình kiến trúc phải được phòng cháy kịp thời.
pHần 3: Kết thúc giảng bài.
Hệ thống nội dung đã giảng dạy trong bài:
Hướng dẫn nội dung ôn tập
Nhận xét, đánh gia buổi học
Kiểm tra vật chất, chuyển nội dung buổi học.

File đính kèm:

  • docVu khi hoa hoc, vu khi lua va cach phong chong.doc