10 đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Câu 1.Cách hiểu câu đề từ:

 “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”.

 +Tình yêu của Lorca với nghệ thuật, con người sẵn sàng sống và chết tất cả cho nghệ thuật.

 +Tình yêu của Lorca với đất nước. Bởi cây đàn là biểu tượng cho đất nước, văn hoá Tây Ban Nha.Nhà thơ nhắn nhủ khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn là nhà thơ không muốn tách mình ra khỏi những gì của đất nước mình.

 +Là lời khuyên chân thành của Lorca: những gì ông đã làm, đã để lại cho đời, người đời sau hãy giữ gìn nhưng cũng phải bước qua nó để phát triển, để sáng tạo và đừng để cái bóng của ông làm rào cản.

 

ppt63 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 10 đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
10 đề ôn thi TN THPT- có gợi ý ( từ 11-20)ĐỀ 11Câu 1: (2 điểm)Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu. Câu 2: (3 điểm) Em ơi Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời...(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008) Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước. Câu 2: (3 điểm) Yêu cầu về kiến thức: - Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở. - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.Câu 3a: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân nghèo khổ này.Câu 3a. Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện cần nêu được những nội dung cơ bản sau: - Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo. Câu 3a. - Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. - Sự cảm thgông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực. - Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,... - Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế. =>Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người mẹ,..ĐỀ 12Câu 1 Nêu cách hiểu câu đề từ của bài thơ: Đàn ghi ta của Lor ca.Câu 1.Cách hiểu câu đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”. +Tình yêu của Lorca với nghệ thuật, con người sẵn sàng sống và chết tất cả cho nghệ thuật. +Tình yêu của Lorca với đất nước. Bởi cây đàn là biểu tượng cho đất nước, văn hoá Tây Ban Nha.Nhà thơ nhắn nhủ khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn là nhà thơ không muốn tách mình ra khỏi những gì của đất nước mình. +Là lời khuyên chân thành của Lorca: những gì ông đã làm, đã để lại cho đời, người đời sau hãy giữ gìn nhưng cũng phải bước qua nó để phát triển, để sáng tạo và đừng để cái bóng của ông làm rào cản.Câu 2: Phải chăng cái chết không phải là mất mác lớn nhất trong cuộc đời con người. Sự mất mác lớn nhất là làm cho tâm hôn mình tàn lụi ngay khi mình còn sống. Ý kiến cùa anh, chị? -Giải thích câu nói: +Tâm hồn tàn lụi là tâm hồn như thế nào? Những biểu hiện của tâm hồn tàn lụi.-Khẳng định vấn đề: +Tại sao nói như vậy là đúng. +Chứng minh? -Phê phán. -Bài học.II. Phần riêng: 3.a.Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn trung Thành. 3.b.Trình bày suy nghĩ về nhân vật Người đàn bà trong truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu -Giới thiệu chung về tác phẩm về cây xà nu. -Phân tích hình tượng cây xà nu: +Bằng phép so sánh, nhân hóa cây xà nu chính là hình ảnh của nhân dân Tây Nguyên. +Thương tích của rừng xà nu là những đau thương mất mác mà người dân TN phải chịu đựng trong đấu tranh. +Cây xà nu ham ánh sáng tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người dân TN. +Cây xà nu sinh sôi nhanh gợi sự nối tiếp của các thế hệ người TN trong đấu tranh. +Sức sống mãnh liệt của xà nu cũng chính là sự kiên cường bất khuất, sự vươn lên mạnh mẽ của con người TN. -Đánh giá.	ĐỀ 13Câu 1 :Nêu ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.Câu 2 : (3,0 điểm) 	Viết một bài văn, trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng “nghiện” in – tơ - nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.Câu 2 (3,0 điểm)Yêu cầu-Vai trò của Internet trong cuộc sống hiện nay.- Nêu hiện tượng : hiện nay có nhiều bạn trẻ nghiện in – tơ – net.- Nguyên nhân: - Những tác dụng, tác hại của hiện tượng ; nêu những tấm gương học tốt và biết sử dụng in – tơ – net vào việc có ích, phù hợp. -Bài học cho ta khi lên mạng In tơ net.II.PHẦN RIÊNG:.Câu 3a. Cảm nhận của anh/chị về giá trị hiện thực trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (giai đoạn Mị ở Hồng Ngài). Câu 3b. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những xung đột trong Hồi 7, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.Câu 3a. (5,0 điểm)*Một số ý chính cần đạt :-Bộ mặt của giai cấp thống trị thể hiện tập trung qua hai nhân vật thống lí Pá Tra và A Sử.-Bức tranh về đời sống của người dân lao động bị áp bức qua hai nhân vật Mị và A Phủ. Câu 3b. (5,0 điểm)Một số ý chính cần đạt :-Xung đột giữa hồn Trương Ba với xác anh Hàng thịt : cuộc đấu tranh trong bản thân con người để chống lại tác động xấu của thể xác làm tha hóa linh hồn.-Xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình : hậu quả tất yếu của việc sống không có bản lĩnh và sống giả dối. -Bi kịch của hồn Trương Ba : sống mà không được là chính mình. -Sự giải quyết mâu thuẫn của hồn Trương Ba (chọn cái chết) : vạch ra con đường sống đúng đắn và cao cả cho con người : Hãy sống chân thật với chính con người của mình, sống vì mọi người, vì sự tốt đẹp của con người.ĐỀ 14Câu 1: (2 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “ Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh?ĐỀ 14Câu 1: (2 điểm) - Đánh dấu thắng lợi vĩ đại của một dân tộc đã chiến thắng thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, mở ra kỉ nguyên mới độc lập ,tự do, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.- Bản tuyên ngôn vừa giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc vừa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân .Câu 2: (3 điểm) Nhà thơ người Bunggari Đi-mit Rô-va có một nhận xét về dân tộc ta như sau: “một đặc trưng dân tộc của người Việt Nam, một đặc trưng có lẽ đã cứu đất nước này qua những chặng đường hiểm nghèo nhất của lịch sử, ấy là tấm lòng nhân hậu, thủy chung thấm vào từng người qua dòng sữa mẹ”.(Ngày phán xử cuối cùng – Bản dịch của Phạm Hồng Giang)Câu 2: (3 điểm)*Đáp ứng được các nội dung sau: - Hiểu và giải thích khái niệm “nhân hậu, thủy chung”. - Ý nghĩa, giá trị lớn lao của “nhân hậu, thủy chung” đối với đất nước qua những chặng đường hiểm nghèo của lịch sử. -Lòng nhân hậu và thủy chung hiện nay được thực hiện như thế nào? Thái độ của bản thân. - Bài học rút ra cho bản thân.Câu 3a: (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Tây Tiến – Quang Dũng)Câu 3b: (5 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu 3a: (5 điểm) * Yêu cầu cụ thể:-Nội dung: + Cảnh thiên nhiên hiểm trở, dữ dội. + Cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. + Hình ảnh người lính oai hùng, trẻ trung, tinh nghịch.- Nghệ thuật: Bằng bút pháp lãng mạn, kết hợp với từ láy, điệp ngữ và phối hợp nhiều thanh trắc đã khắc họa được vẻ đẹp thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc.*Đảm bảo các ý cơ bản sau:Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.* Yêu cầu về kiến thức:-Cảm nhận vẻ đẹp người lái đò:+ Vẻ đẹp ngoại hình của người lao động gắn với sông nước.+Vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.+ Vẻ đẹp trí dũng của người lao động .+ Vẻ đẹp tâm hồn -Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc.Nhận xét khái quát: ông lái đò là hình tượng đẹp của người lao động mới, hội tụ những tinh hoa và phẩm chất của người nghệ sĩ trong nghề chở đò dọc, người anh hùng bình dị trong cuộc sống hàng ngày . ĐỀ 15Câu 1: (2 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi” của Hê-minh-uê. Thông qua hình ảnh ông già Xan ti a go trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc điều gì ? Câu 1: (2 điểm)*Các ý chính sau:Lấy hình ảnh “tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì nhiều, Hê-minh-uê muốn nêu yêu cầu đối với một nhà văn hay một tác phẩm văn học: không trực tiếp, công khai phát ngôn mà thông qua việc xây dựng hình tượng, ngôn ngữ có nhiều sức gợi tạo ra những khoảng trống để người đọc tự rút ra ý nghĩa tác phẩm.Câu 1: (2 điểm)Thông qua hình ảnh ông già quật cường, bằng kĩ thuật điêu luyện, đã chiến thắng con cá to lớn và hung dữ trong truyện ngắn Ông già và biển cả, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy tin vào con người, “con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại” (Hê-minh-uê).Câu 2: (3 điểm) Trình bày trong một bài văn ngắn suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Có ba điều làm hỏng con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”Câu 2: (3 điểm) -Câu nói có ý nghĩa gì? -KĐVĐ: tại sao? CM. -Con người có thái độ với nó như thế nào?Tác hại của rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ đến: sức khỏe, phương diện tinh thần, đời sống tâm lí, nhân cách, hiệu quả công việcNêu biện pháp từ bỏ những thói hư tật xấu: rèn luyện ý chí, nhân cách, siêng năng lao động, học tập, có lối sống lành mạnhCâu 3a: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Câu 3b: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.Câu 3a: Yêu cầu về kiến thức:*Nội dung cơ bản :Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.Sự cảm thông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫnNghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.Tấm lòngnhân hậu, niềm lạc quan tin tưởng ở tương lai của người mẹ.ĐỀ 16Câu 1: (2điểm) Vì sao nhà văn Lỗ Tấn được tôn vinh là “linh hồn dân tộc” Trung Hoa ? Câu 1:(2điểm) Thí sinh trình bày được những ý cơ bản sau:(gợi ý mang tính tham khảo) -Vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại:nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt”, còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnhhiu”(1điểm) -Nhà văn chủ trương dùng ngòi bút của mình để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.(1điểm)Câu 2: (3 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) trình bày ý kiến của mình về hậu quả từ các cuộc xung đột đẫm máu ( xung đột về chính trị, sắc tộc, tôn giáo) ở một số nước trên thế giới hiện nay.Câu2: (3điểm) -Ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, nền hòa bình của đất nước.(đất nước chậm phát triển vì hậu quả của nội chiến, tranh giành quyền lực) -Đời sống người dân bị ảnh hưởng : mất mát người thân, đói khổ. -Ảnh hưởng đến nền hòa bình chung của thế giới (người ngoại quốc bị bắt làm con tin, khủng bố). Câu 3a Qua số phận hai nhân vật Mị và A phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.Câu 3b Hãy trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Ngyễn Khải.Câu 3a -Cảm thông, thương sót cho số phận bất hạnh bị áp bức, bóc lột của Mị và A Phủ bởi giai cấp phong kiến miền núi. -Thấu hiểu, trân trọng những đức tính cao quý của con người trong nghịch cảnh : bca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, lòng yêu sống, ham sống của Mị và A Phủ. Câu 3a -Phê phán những thế lực chà đạp lên con người.(thế lực phong kiến miền núi,thế lực thần quyền) -Giải phóng cho Mị và A Phủ, cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.ĐỀ 17Câu 1.(2,0 điểm ) Kể lại cốt truyện Thuốc và cho biết nhân vật chính của truyện.Có thể chia nhân vật của truyện thành mấy nhóm, các nhóm khác nhau ở chỗ nào?Lão Hoa đến pháp trường mua bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du chữa bệnh lao cho con trai.+Lão Hoa cho con ăn bánh và tin sẽ khỏi bệnh.+Những người khách trong quán bàn về hiệu quả của vị thuốc, về Hạ Du .+Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và bà Hạ đến thăm mộ con, họ ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.Chỉ ra nhân vật chính : Hạ Du. Các nhân vật truyện chia làm 2 nhóm : Nhóm những người dân ngu muội,lạc hậu và Hạ Du -người cách mạng hy sinh.Câu 2.(3,0 điểm ) Bàn về tính trung thực. -Giải thích:tung thực là thẳng thắn, thành thật, không sai lệch sự thật. -Bình luận: +Nhờ trung thực mà con người hiểu nhau, không nghi kị lẫn nhau. +Trong học tập nhừ trung thực mà ta biết xức học của mình, từ đó mà cố gắng nhiều hơn. +Trung thực giúp ta thấy khuyết điểm của mình mà sửa chữa. +Trung thực với mình là rèn cho mình một phẩm chất đạo đức, một nhân cách cao đẹp. +Phê phán quan điểm trái ngược. +Bài học.Câu 3.a. Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”.1.Sự cách tân của Thanh Thảo theo trường phái thơ tượng trưng với những biểu hiện về kết cấu, hình thức nghệ thuật, sự hài hòa giữa thơ và nhạc -những tiếng đàn bọt nước : tiéng đàn nổi lên tròn trịa ,trẻ trung, nhảy nhót , nở bùng rồi lại tan đi, tan đi rồi laị nở bùng như những giọt nước mà cơn mưa rào to làm nảy lên trên mặt sân  tiếng đàn thanh xuân , sinh sôi nảy nở. -tiếng ghi ta nâu: từ màu nâu của chiếc đàn Tây Ban Nha truyền thống vẫn vang lên âm thanh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà tâm hồn Lor-ca hướng tới ngay cả trước họng súng quân thù . -tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: tiếng ghi ta màu lá xanh ,màu của sự sống,của tình yêu . -tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan;tiếng ca đẹp nhưng đã bị đập vỡ oà trong cái đẹp .. 2 .Sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh với sự chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao khi miêu tả tiếng đàn. -Không ai chôn cất tiếng đàn (hoán dụ)tiếng đàn như .--> có sự hoá thân đẹp đẽ của người nghệ sĩ -tiếng li-la li-la li – la : tiếng đàn thánh thoát vang lên kết thúc bài thơ .linh hồn bất tử của Lor – ca vẫn ca hát, mãi mãi hát ca “li – la... li –la...” là biểu tượng tượng thanh của tiếng hát trẻ trung, thanh xuân, đầy sức sống của người “nghệ sĩ du ca”Tây Ban Nha 3.Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi- ta. + Tiếng đàn ấy là tâm hồn ,cuộc đời Lor-ca ,làm cho tên tuồi ông sống mãi. +Sự sáng tạo tiếng đàn là cách thể hiện sự ca ngợi, ngưỡng mộ với cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lor- ca – một con người tài hoa và cao cả của đất nước Tây Ban Nha. ĐỀ 18Viết một đoạn văn khoảng 40 dòng nêu ý kiến của anh (chị) về vấn đề tác hại của việc hút thuốc lá. Nêu suy nghĩ về +Tình trạng hút thuốc lá phổ biến hiện nay. +Nguyên nhân. +Tác hại. +Biện pháp khắc phục. +Bài học.Câu 3a Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến cho rằng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu có giá trị nhân đạo sâu sắc? Phản ánh chân thực cuộc sống lam lũ của người dân hàng chài, phân tích cụ thể tâm trạng, tính cách của các nhân vật:-Người chồng vũ phu, nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt.-Người vợ nhẫn nhịn, hi sinh vì chồng vì con, khát vọng hạnh phúc đời thường.-Nỗi lo lắng trước nạn bạo lực gia đình ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.ĐỀ 19Câu 1:Thế nào là nguyên lí tảng băng trôi?Câu 2:Nói năng có văn hóa là biểu hiện của hai yếu tố:nhân cách và trình độ.	Ý kiến anh chị như thế nào?-Giải thích:Nói có văn hóa là nói đúng phong cách ngôn ngữ là có trình độ và nói đúng về mặt tư cách là đạo đức là có nhân cách.-Những biểu hiện: +Trình độ sử dụng ngôn ngữ là sử dụng tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ thích hợpNếu sử dụng không đúng phong cách sẽ bị chê trách. +Nói năng có văn hóa là biểu hiện về mặt ngôn ngữ của người có tư cách đạo đức. +Những câu nói sai về tư cách đạo đức là nhưng câu thiếu văn hóa. +Cách nói có văn hóa thường mang tính lịch sự, khiêm tốn chân thành; lời nói rõ ràng dễ hiểu, giản dị. +Bài học từ vấn đề.Câu 3 a. Cảm nhận về hình tượng cây xà nu.Câu 2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử” -Trong cuộc sống, con người ta đôi khi phải biết chấp nhận để có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. -Câu nói của A. Lin- côn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mỹ, hướng con người (đặc biệt là thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập, thi cử. -Là một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử ta vẫn có thể học lại để có thể có kiến thức thật sự cho mình. -Gian lận trong thi cử giúp ta đỗ trong kì thi nào đó nhưng ta không có kiến thức và đến một lúc nào đó ta sẽ bị đào thải. -Trình bày suy nghĩ, thái độ của bản thân.Câu 3a Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước trong chương Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng ) của Nguyễn Khoa Điềm. Câu 3b Trình bày suy nghĩ của anh /chị về nhân Việt Trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. -Vẻ đẹp theo chiều dài thời gian; chiều rộng không gian; chiều sâu của bề dày văn hóa, của sự gắn bó thiêng liêng và máu thịt -Vẻ đẹp gắn với những phong cảnh quê hương bình dị mà quen thuộc. Đó là hiện thân của dáng hình, lối sống, khát vọng của hân dân. -Vẻ đẹp bao trùm của hình tượng Đất Nước chính là vẻ đẹp hình tượng Đất Nước Nhân Dân làm nên gương mặt giản dị thân thương mà sâu sắc. -Vẻ đẹp gắn với truyền thống yêu nước, gắn với những chiến công hiển hách, những hy sinh thầm lặng nhưng vĩ đại của biết bao thế hệ người dân. -Tác giả đã sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian, giọng điệu mượt mà mà sâu lắng làm cho hình ảnh Đất Nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng.

File đính kèm:

  • pptDE_CUONG_ON_tn_12.ppt