35 Đề ôn luyện môn Tiếng Việt Lớp 5

Khi tôi sắp học hết lớp 1 thì mẹ bị ốm một trận rất nặng phải vào bệnh viện. Tôi cứ lèo nhèo đòi vào chơi với mẹ nhưng bố kiến quyết không cho. Tôi nhớ mẹ kinh khủng. Đã thế, tôi mặc kệ hết, bố không cho tôi vào thăm thì tôi tự đi!

Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà. Nhưng đường thì xa mà trời lại nắng ong ong nên nỗi háo hức ban đầu của tôi bẹp đi. Đi được một nửa đường thì hai “ que tăm” của con bé lớp 1 như tôi mỏi ra ra. Tôi ngồi phịch xuống nhưng rồi lại bật đạy ngay. Kiểu gì hôm nay tôi cũng phải gặp mẹ bằng được. Đi được một đoạn thì phựt! Cái dép đáng ghét của tôi bị đứt quai. Đá sỏi được thể cứ nhè bàn chân của tôi mà chọc, đau buốt. Vậy mà tôi vẫn đến được cái chợ gần bệnh viện. Tối biết mẹ thích ăn bánh khoai nên tôi đã mua năm cái bánh khoai nóng mang vào.

 

doc95 trang | Chia sẻ: Minh Văn | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 35 Đề ôn luyện môn Tiếng Việt Lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
. Dạy cháu học.
b. Mua quần áo đẹp cho cháu.
c. Mua quà đến lớp cho cháu và đón cháu vào buổi chiều.
2. Tại sao bạn nhỏ không muốn bà đến thăm mình vào buổi trưa ?
a. Vì bạn xấu hổ sợ các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá.
b. Vì bạn ngượng với các bạn là mình đã lớn rồi mà còn để bà phải lo lắng.
c. Vì cả hai ý trên.
3. Tại sao bạn nhỏ muốn tự mình tắm lấy ?
a. Vì bạn nhỏ cho rằng mình đã lớn rồi.
b. Vì bạn thương bà vất vả.
c. Cả hai ý trên.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Phải biết giúp đỡ bà mọi việc cho bà đỡ vất vả.
b. Trẻ con không nên làm nũng người lớn.
c. Phải biết yêu thương, trân trọng những tình cảm của người thân dành cho mình.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Các đại từ được gạch dưới trong đoạn văn sau là danh từ, động từ, tính từ, đại từ hay quan hệ từ ?
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ
..
..
2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi.
.
3. a, Hai câu cuối trong đoạn văn trên là câu đơn hay câu ghép ?
b. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để viết lại câu thứ hai thành câu ghép chính phụ
.
CẢM THỤ VĂN HỌC
Thời gian qua đi , Hoàng giờ đã lớn. Nhưng anh mãi vẫn không quên những kỉ niệm về người bà đã đi xa. Lòng ngậm ngùi thương nhớ, anh vẫn thì thầm trò truyện cùng bà. Em hãy viết lại những lời thương yêu đó gửi đến bà:
Bà ơi,..
.
.
.
.
ĐỀ 20
ĐỌC HIỂU
NGƯỜI ĐI TÌM “ CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG
 “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa ?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thẻ qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi ,X ti – phen Guôn – đơ , nhà sinh vật học người Mĩ , cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư
	Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau tám tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn tám tháng nữa thôi ”. Nhưng Guôn-đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “ Chẳng phải ta còn tới 50% hi vọng đó sao?” 
	Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá tám tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời : “Trong cuộc chiến ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng được mọi thứ mọi thứ!”
	Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực kho học và tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ , Guôn – đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “ Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti-phen Guôn – đơ
	Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên” Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti-phen Guôn - đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới , đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20 - 5 - 2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “ sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.
 ( Theo Vũ Bội Tuyền)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lới đúng:
1. Giáo sư Xti-phen Guôn – đơ đã dùng “loại thuốc” nào để chiến đấu với căn bệnh ung thứ quái ác ?
a. Dùng một loại thuốc đặc trị cực mạnh.
b. Dùng ý chí kiên cường.
c. Tự chế ra một loại thuốc đặc trị cho riêng mình.
2. Ông đã sống thêm được bao lâu nữa kể từ khi phát hiện ra bệnh ?
a. 8 tháng b. 10 năm c. 20 năm
3. Những việc Xti-phen Guôn – đơ đã làm đướcau khi bị ung thư là gì ?
a. Giảng dạy về địa chất, sinh học, lịch sử ở trường Đại học Ha-vớt.
b. Chủ biên tạp chí khoa học, Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ.
c. Viết công trình khoa học “ Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn”.
d. Viết các bài báo về phòng ngừa và chữa trị bệnh ung thư.
e. Viết tác phẩm “ Kết cấu của lí luận tiến hóa” dày 1500 trang
4. Xti-phen Guôn – đơ là người nỏi tiếng vì :
a. Ông là người bị bệnh ung thư sống lâu nhất.
b. Là tấm gương sáng về nghị lực phi thường, không những vượt qua bệnh tật để sống mà còn có những đóng góp lớn lao cho xã hội.
c. Là người viết được công trình khoa học có số trang nhiều nhất.
5. Những từ nào có thể thay thế từ chân tướng trong tên bài Người đi tìm “ chân tướng” của sự sống ?
a. ý nghĩa
b. lí lẽ
c. nguồn gốc
d. giá trị
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ tuyệt vọng ?
a. vô vọng b. hi vọng c. thất vọng
2. Từ ý chí thuộc từ loại nào ?
a. Tính từ b. động từ c. Danh từ 
3. Có những quan hệ từ nào trong câu sau ?
	Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.
a. của, về. b. của, là, về. c. của, là, về, một
4. Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.
a. Cuộc đời.
b. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ .
c. Xti-phen Guôn – đơ .
5. Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì ?
Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ , Guôn – đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. 
Chỉ thời gian và phương tiện
Chỉ thời gian và mục đích
Chỉ thời gian và địa điểm
6. Câu nào sau đây là câu ghép ? Những qua hệ từ nào được dùng trong câu đó ?
a. Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy.
b. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt.
c. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “ sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học.
7. Câu “ Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học.” thuộc kiểu câu gì ?
a. Câu kể Ai là gì ?
b. Câu kể Ai làm gì ?
c. Câu kể Ai thế nào ?
* CẢM THỤ VĂN HỌC
Viết một đoạn văn nói lên suy nhĩ của em về Xti-phen Guôn-đơ .
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề 21
ĐỌC HIỂU
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ câu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay vào chiếc tạp dề, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
Cắt cỏ trong vườn
5 đô la
Dọn dẹp phòng của con
1 đô la
Đi chợ cùng với mẹ
50 xu
Trông em giúp mẹ
25 xu
Đổ rác
1 đô la
Kết quả học tập tốt
5 đô la
Quét dọn sân
2 đô la
Mẹ nợ con tổng cộng
14,75 đôla
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn cậu con trai dang đứng chờ với vẻ mặt đầy hi vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
Những lúc mẹ ở bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. 
Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.
Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm 
qua : Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con
ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động , nước mắt lưng tròng . Cậu nhìn mẹ và nói: “ Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ: “ MẸ SẼ ĐƯỢC NHẠN LẠI TRỌN VẸN.”
 ( M.A-đam)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Những điều vô giá có nghĩa là gì ?
a. Những điều không có giá trị.
b. Những điều rất quý, có giá trị, có ý nghãi to lớn, không gì sánh được.
c. Nhứng điều chưa xác định được giá trị.
2. Dòng nào nêu đúng và đầy đủ những việc tốt cậu bé trong câu chuyện đã làm được và ghi lại để tính công ?
a. Cắt cỏ trong vườn, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trông em, đổ rác, kết quả học tập tốt, quét dọn sân.
b. Nấu cơm chiều, quét dọn sân, đi chợ cùng mẹ, quét nhà lau nhà, đổ rác, rửa bát, học tập tốt.
c. Kết quả học tập tốt, dọn dẹp phòng của mình, đi chợ cùng mẹ, trồng cây trong vườn.
3. Những gì mà người mẹ làm cho con đơcj kể ra trong bài ?
a. Chín tháng mười ngày nằm trong bụng mẹ, chăm sóc cầu nguyện mỗi khi con ốm đau.
b. Những giọt nước mắt khi con cái làm mẹ buồn phiền, những đêm lo lắng không ngủ.
c. Đưa con đi chơi, dạy con học.
4. Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con nghĩa là gì ?
a. Tình yêu của người mẹ dành cho con phải mua bằng rất nhiều tiền .
b. Tình yêu của người mẹ dành cho con là vô giá, không gì sánh được .
c. Tình yêu của người mẹ dành cho con được bán đắt hơn tất cả mọi thứ. .
5. Em hiểu cậu bé muốn nói điều gì khi viết “ Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.
a. Mẹ sẽ nhận được từ con tất cả lòng biết ơn và tình yêu xứng đáng với công ơn và tình yêu thương mà mẹ đã dành cho con.
b. Con sẽ tính toán để trả lại tiền cho mẹ đầy đủ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào ? Chúng có thể được nối với nhau bằng một từ nào khác ?
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa tối trong bếp, bất ngờ câu con trai bé bỏng chạy ùa vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. 
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp;
a. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động vì..
.
a. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé rất ân hận vì..
.
3. Điền quan hệ từ thích hợp vào chô chấm để có câu ghép;
a. . Cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá.
cậu bé vô cùng xúc động.
b. .cậu bé hiểu được tình yêu lớn lao của mẹ dành cho mình 
cậu bé đã không tính công những việc mình làm cho mẹ.
5. Dấu hai chấm trong những câu sau có tác dụng gì ?
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ ở bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. 
- Những giọt nước mắt của con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Những đêm mẹ không ngủ vì lo lắng cho tương lai của con: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm 
qua : Miễn phí.
- Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
CẢM THỤ VĂN HỌC
Những điều vô giá trong câu chuyện trên là gì ? Việc người mẹ liệt kê rất nhiều điều mẹ đã làm vì con và sử dụng điệp từ “ miễn phí” có tác dụng gì ?
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
ĐỀ 22
ĐỌC HIỂU
AN-MI RÔ-DƠ
Khi còn đến hai tháng trước lễ Giáng sinh, cô con gái An-mi Rô-dơ 9 tuổi của chúng tôi mới bảo rằng cô bé muốn có một chiếc xe đạp mới. Nhưng gần đến Giáng sinh, cô bé gần như quên bẵng ước muốn đó. Chúng tôi mua cho cô bé bộ búp bê Bảo mẫu – món đò chơi đang rất thịnh hành, cùng với một că nhà búp bê. Thế nhưng, trái với suy nghĩ của chúng tôi, trước Giáng sinh hai ngày, An-mi Rô-dơ vẫn bày tỏ rằng cô bé thích chiếc xe đạp hơ bất cứ thứ đồ chơi nào khác trên đời.
Lúc đó đã quá trễ, với hàng trăm thứ cần phải chuẩn bị cho bữa tiệc Giáng sinh và mua những món quà vào phút cuối, chúng tôi không còn thời gian để chọn mua một một chiếc xe đạp đúng như mong muốn cho An-mi Rô-dơ. Thế là, vào 9 giờ tối đêm Giang sinh, khi An-mi Rô-dơ và em trai Đi – lăn 6 tuổi đã nằm cuộn tròn yên ấm trong chăn, cả hai vợ chồng tôi vẫn còn thao thức vì ước muốn của con gái. Chúng tôi cảm thấy như có lỗi vì đã làm cho con gái thất vọng.
Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói
 rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự ? – 
Chồng tôi đề nghị.
Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “người lớn” không còn mè nheo đòi quà. Thế là chồng tôi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp thu nhỏ.
Sáng ngày Giang sinh, chúng tôi thật sự hồi hộp chờ gây phút An-mi Rô-dơ mở gói quà nhỏ hình trái tim có chiếc xe đạp bằng đất sét với hai màu trắng và đỏ bên trong. Cuối cùng thì cũng đến lúc cô bé mở quà và đọc to mảnh giấy mà tôi đã viết.
Có thật là con có thể dùng chiếc xe đạp mà bố đã nặn này để đổi lấy chiếc xe
thật hả mẹ ?
Đúng thế, con yếu! – Tôi mỉm cười rạng rỡ.
Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An-mi Rô-dơ khi cô bé trả lời:
Con sẽ không bao giờ đổi chiếc xe đạp mà bố đã làm cho con đâu. Con thích
giữ chiếc xe đạp này hơn là đổi lấy chiếc xe thật.
Lúc ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc đến nỗi có thể đi cùng trời cuối đất để mua cho con gái bất cứ chiếc xe đạp nào trên đời.
	( Mi-xeo Lô-răn)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cô bé An-mi Rô-dơ muốn được tặng quà gì nhân dịp lễ Giang Sinh ?
a. Bộ búp bê bảo mẫu.
b. Một chiếc xe đạp mới.
c. Một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét.
2. Vì sao bố mẹ An-mi Rô-dơ lại tặng cô bé một chiếc xe đạp nặn bằng đất sét?
a. Vì họ không còn thời gian để mua một chiếc xe đạp thật.
b. Vì họ không đủ tiền để mua một chiếc xe đạp thật.
c. Vì họ nghĩ tặng một chiếc xe đạp thật sẽ lãng phí.
3. Tại sao cô bé An-mi Rô-dơ lại thích giữ chiếc xe đạp nặn bằng đất sét hơn là đổi lấy một chiếc xe thật?
a. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét đẹp quá.
b. Vì chính tay bố em đã lặn chiếc xe ấy với tất cả tình yêu thươngcon gái.
c. Vì chiếc xe đạp nặn bằng đất sét thật ra không thể đổi lấy chiếc xe đạp thật được.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Cần phải tặng đúng món quà mà người được tặng thích nhất.
b. Cần phải hỏi ý kiến trẻ em trước khi mua quà và giữ đúng lời hứa với trẻ em.
c. Món quà tặng quý giá nhất là món quà gửi gắm tràn đầy tình yêu thương của người tặng.
* LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Tìm từ ngữ có thể thay thế các từ in đậm trong các câu sau:
a. Đó là món đồ chơi đang rất thịnh hành hồi ấy.
b. Bố An-mi đã cặm cụi suốt bốn tiếng đồng hồ để nặn một chiếc xe đạp cho con.
c. Nước mắt lấp lánh trên khóe mắt An-mi Rô-dơ.
2. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau:
Hay là anh sẽ nặn một chiếc xe đạp bằng đất sét và viết một mảnh giấy nói
 rằng: Con sẽ có thể đổi chiếc xe bằng đất sét này để lấy một chiếc xe đạp thật sự ? – Chồng tôi đề nghị.
Có thể đó là một cách hay vì xe đạp là một món hàng khá khó mua và cô bé cũng đã là một “ngư

File đính kèm:

  • doc35_de_on_luyen_mon_tieng_viet_lop_5.doc