40 câu đề trắc nghiệm môn GDCD Lớp 12

Câu 5: Các tổ chức, cá nhân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 6: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính của mình gây ra theo qui định của pháp luật có độ tuổi là

A. từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. từ 18 tuổi trở lên.

C. từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 7: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là

A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

B. công dân nào vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.

D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung 40 câu đề trắc nghiệm môn GDCD Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ TRẮC NGHIỆM GDCD 12- 40 CÂU-50 PHÚT
Câu 1: Pháp luật là
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp chính quyền ban hành và thực hiện.
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. hệ thống các qui tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 2: Pháp luật có các đặc trưng là
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội và được thực hiện trong đời sống xã hội. 
B. vì sự phát triển của xã hội.
C. pháp luật có tính qui phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung và có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 3: Các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành.............. mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
B. phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động
C. phù hợp với các qui phạm, chuẩn mực đạo đức
D. Phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
Câu 4: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì
A. vi phạm pháp luật hành chính
B. vi phạm pháp luật hình sự
C. bị xử phạt vi phạm hành chính
D. vi phạm pháp luật hành chính và hình sự
Câu 5: Các tổ chức, cá nhân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 6: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính của mình gây ra theo qui định của pháp luật có độ tuổi là
A. từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 7: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là
A. công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. công dân nào vi phạm qui định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo qui định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 8: Công dân bình đẳng trước pháp luật là
A. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo qui định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật.
Câu 9: Chủ thể có trách nhiệm đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật là
A. tòa án nhân dân các cấp.
B. viện kiểm sát nhân dân các cấp.
C. công an.
D. nhà nước.
Câu 10: Bà B sử dụng quyền tự do kinh doanh của mình mở một cửa hàng tạp hóa ở phường 2 - Đà Lạt, Bà B đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 11: Bạn Nam 17 tuổi điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, bạn Nam đã vi phạm pháp luật
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 12: Khi tham gia giao thông, đến ngã tư có tín hiệu đèn giao thông bạn A luôn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 13: Bà M buôn bán mỹ phẩm giả, có số lượng hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị 35 triệu đồng. Bà M bị bắt và bị tịch thu hết mỹ phẩm, Bà M đã vi phạm pháp luật 
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 14: Anh N 25 tuổi, chị H 20 tuổi đến Ủy ban nhân dân xã để đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp xã đã tiến hành cho anh N và chị H đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp xã đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 15: Cảnh sát giao thông xử phạt những người vi phạm luật giao thông, cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 16: Bà A mua nhà của bà B, bà A đã thanh toán 80% giá trị hợp đồng và bà B đã giao nhà cho bà A, hai bên thỏa thuận 2 tuần sau bà A sẽ thanh toán hết 20% còn lại, nhưng 2 tuần sau bà A vẫn chưa thanh toán cho bà B. Như vậy bà A đã vi phạm pháp luật
A. hình sự
B. hành chính
C. dân sự
D. kỉ luật
Câu 17: Anh M đã có vợ và 2 con, do hoàn cảnh kinh tế nên anh M đã đi làm ăn xa, khi đi làm xa nhà anh M có quen và sống chung như vợ chồng với chị V. Như vậy anh M đã vi phạm pháp luật
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 18: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh. Đây là biện pháp chế tài
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 19: Trong các qui định sau qui định nào là qui phạm pháp luật?
A. Điều 76, Hiến pháp 1992 qui định: Công dân phải trung thành với tổ quốc. Phản bội tổ quốc là tội nặng nhất.
B. Trường THPT Bùi Thị Xuân qui định: Học sinh phải đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lí do.
C. Nội qui của khu dân cư qui định: Cá hộ ra đình phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác ra ngoài đường.
D. Nội qui cơ quan qui định: Thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên lá 8 giờ mỗi ngày.
Câu 20: Nguyên tắc quan trọng hang đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi.	B. bình đẳng.
C. đoàn kết giữa các dân tộc.	D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
Câu 21: Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là
A. 54	B. 55	C. 56	D. 57
Câu 22: Dân tộc được hiểu theo nghĩa là
A. một bộ phận dân cư của 1 quốc gia.	B. một dân tộc thiểu số.
C. một dân tộc ít người.	D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.
Câu 23: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là
A. niềm tin.	B. nguồn gốc.
C. hậu quả xấu để lại.	D. nghi lễ.
Câu 24: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
A. Buôn thần bán thánh.	B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước.	D. đạo pháp dân tộc.
Câu 25: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng.
B. các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ.
C.các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.
D. các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Câu 26. Tôn giáo được biểu hiện
A. qua các đạo khác nhau.
B. qua các tín ngưỡng.
C. qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
D. qua các hình thức lễ nghi.
Câu 27: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là
A. trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
C. chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
Câu 28: Hiện nay các dân tộc thiểu số ở nước ta chiếm bao nhiêu tỉ lệ phần trăm số dân cả nước?
A. Khoãng 12%.
B. Khoãng 13%.
C. Khoãng 14%.
D. khoãng 15%
Câu 29: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.
B. các dân tộc được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển.
C. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.
D.các dân tộc được tự do phát triển kinh tế.
Câu 30: Các hành vi tôn giáo nào sau đây bị pháp luật cấm ?
A. Hoạt động tôn giáo vì hòa bình, văn hóa-tín ngưỡng, sống tốt đời, đẹp đạo.
B. Hoạt động lợi dung tôn giáo để tuyên truyền, chống phá Nhà nước.
C. Hoạt động tô giáo vì mục tiêu đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
D. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Câu 31: Trong thời gian bao lâu, Viện Kiểm Sát phải ra quyết định phê chuẩn lệnh bắt người khẩn cấp?
 A. 1 tiếng 
 B. 12 tiếng
 C. 6 tiếng 
 D. 24 tiếng
Câu 32: Các quyền tự do cơ bản được quy định trong Hiến pháp và Luật quy định mối quan hệ giữa
A. công dân với pháp luật.
B. nhà nước với pháp luật.
C. nhà nước với công dân.
D.công dân với Nhà nước và pháp luật.
Câu 33: Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật. 
C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế.
D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi
Câu 34: Những hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi.
B. Gây thù oán, kì thị chia rẽ dân tộc.
C. Chê bai, diễu cợt dân tộc thiểu số.
D. Đồng bào dân tộc thiểu số tham gia quản lí nhà nước.
Câu 35: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là 
A. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án.
B. người phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt.
C. không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
D. chỉ được bắt người trong trường hợp được pháp luật quy định cho phép.
Câu 36: Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền tự do về thân thể của người khác?
A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.
B. Tự tiện bắt giữ người .
C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy.
D. Đe dọa giết người.
Câu 37: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.
B. Bắt và giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Không ai được bắt và giam giữ người.
D. Bắt và giam giữ người trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Câu 38: Thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam bị can, bị cáo là
A. cảnh sát điều tra, viện kiểm sát.
B. ủy ban nhân dân, tòa án.
C. cảnh sát điều tra, ủy ban nhân dân.
D. viện kiểm sát, tòa án.
Câu 39: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người?
A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.
D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp.
Câu 40: Công an xã bắt người bị nghi là lấy trộn xe đạp là hành vi xâm phạm
 A. Thân thể của công dân. 
 B. Danh dự và nhân phẩm của công dân.
 C. Tính mạng, sức khoẻ của công dân.
 D. Chỗ ở của công dân.

File đính kèm:

  • docx40_cau_de_trac_nghiem_mon_gdcd_lop_12.docx
Bài giảng liên quan