Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người

1/ Giâm cành:

 Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

 2/ Chiết cành:

Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

Ví dụ: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, vải, cà phê

 

 

ppt17 trang | Chia sẻ: minhminh | Lượt xem: 7966 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 BÀI CŨ: 1/ Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết? - Sinh sản bằng thân bò: dâu tây, sài đất. - Sinh sản bằng lá: sống đời, hoa đá. 2/ Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy 3 loại cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ là: cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ gừng. Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất vì chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng. BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI 1/ Giâm cành:  Quan sát H27.1. Hãy cho biết: - Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì? - Hãy cho biết giâm cành là gì? - Hãy kể tên một số cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được? - Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì? Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới, từ đó có thể phát triển thành cây mới. - Hãy cho biết giâm cành là gì? Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. - Hãy kể tên một số cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được ? Một số cây được trồng bằng cách giâm cành: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót… Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh nên có thể trồng bằng cách giâm cành. BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI 1/ Giâm cành: Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Ví dụ: khoai lang, rau muống, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót… 2/ Chiết cành:  - Chiết cành là gì? - Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt? - Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành? - Chiết cành là gì? Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. - Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt? Rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới, nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho rễ hình thành ở đó. - Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành? Những cây thường được trồng bằng cách chiết cành: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, vải, cà phê…. Những cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành vì chúng rất chậm ra rễ phụ nên nếu giâm xuống đất cành dễ bị chết. BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI 1/ Giâm cành: Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. 2/ Chiết cành: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Ví dụ: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, vải, cà phê… 3/ Ghép cây:  - Ghép mắt gồm những bước nào? - Cho ví dụ về các cây thường được nhân dân ta dùng phương pháp ghép? Hồng, hoa hồng, cam, chanh… BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜ 1/ Giâm cành: Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. 2/ Chiết cành: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Ví dụ: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, vải, cà phê… 3/ Ghép cây:  Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. Ví dụ: hoa hồng, hồng… 4/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: Lấy một phần rất nhỏ của mô phân sinh ở cây, nuôi trong ống nghiệm có môi trường dinh dưỡng đặc vô trùng để tạo thành một mô non có thể chia nhỏ và tái sinh nhiều lần liên tiếp. Sau đó dùng chất kích thích thực vật làm các mô non này phân hoá thành vô số cây con có đủ mọi đặc tính của cây gốc ban đầu. + Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất?  Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống cây nhanh nhất và tiết kiệm nhất, vì từ một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống trong một thời gian ngắn là có thể tạo ra vô số cây giống cung cấp cho sản xuất. Bằng phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm, chỉ trong 8 tháng từ một củ khoai tây, người ta có thể thu được 2000 triệu cây khoai tây con, đủ giống để trồng trên 40 ha đất. BÀI 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI 1/ Giâm cành: Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. 2/ Chiết cành: Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. 3/ Ghép cây: Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. 4/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm:  Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. Cây nhanh ra rễ phụ. Ví dụ: khoai lang, mía, rau muống, dâu tằm, sắn, rau ngót… Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. Cây chậm ra rễ phụ. Ví dụ: cam, chanh, bưởi, na, hồng, nhãn, cà phê… HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ: Trả lời các câu hỏi SGK. Mỗi HS giâm 1 cành, sau 1-2 tuần quan sát cành giâm ra rễ và đem cành đã giâm tới lớp. Chuẩn bị bài 28. Mỗi HS sưu tầm 2 hoa: hoa bưởi, cam, chanh, bìm bìm, huệ, lay ơn, dâm bụt, cà… 

File đính kèm:

  • pptBai 27 Sinh san sinh duong do nguoi.ppt