Bài dự thi Em yêu lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng đến ngày nay . Nhờ có họ mà chúng em được ăn no, được ngủ ngon, có những khoảng thời gian ấm áp bên gia đình , có những bài học hay , kì lạ đang chờ đón chúng em mỗi khi bước qua cổng trường. Và mỗi lần như vậy em và các bạn trong lớp đều tưởng nhớ lại sự hi sinh thầm lặng của biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ . Đối với em tiêu biểu nhất vẫn là anh Kim Đồng – người thiếu niên dũng cảm và gan dạ . Vì anh là một người tuy nhỏ tuổi nhưng đã cống hiến sức lực và tính mạng để bảo vệ Tổ quốc.
Bài dự thi (Có đáp án) Câu 1 : Ngày 6 – 12 – 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh ( chị ) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều anh ( chị ) tâm đắc nhất về thời đại và nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó . Câu 1 : Ngày 6 – 12 – 2012, UNESCO đã chính thức công nhận một tín ngưỡng ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Anh ( chị ) hãy cho biết đó là tín ngưỡng gì ? Nêu những điều anh ( chị ) tâm đắc nhất về thời đại và nguồn gốc hình thành nên tín ngưỡng đó . Đáp án : Vào ngày 06 tháng 12 năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể thứ 7 của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Sở dĩ hồ sơ của Việt Nam được đánh giá cao là bởi "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với Tổ tiên. Bên cạnh đó, sức sống trường tồn và mạnh mẽ của tín ngưỡng này cùng sự tham gia tích cực của cộng đồng cũng là một trong những ưu điểm góp phần năng cao giá trị của di sản. Truyền thống thờ Hùng Vương gắn liền với truyền thống thờ tổ tiên ở mỗi gia đình Việt Nam. Truyền thống này ra đời từ lâu, nó xuất hiện trước đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng và các tôn giáo khác có mặt tại Việt Nam. Hàng nghìn năm trước, các vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất trong khu vực kinh đô Văn Lang xưa để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ. Việc thờ thần lúa, thần mặc trời là để cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nảy nở, người dân được no đủ. Trong 7 di sản văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận có lẽ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản có sức sống mạnh mẽ nhất, đồng thời cũng là loại hình có khả năng phát triển nhiều nhất. Bởi không giống như các di sản khác đã được công nhận có yếu tố vùng miền tác động, tín ngưỡng thờ Hùng Vương không phân biệt vùng miền, giới tính hay độ tuổi mà được lớp lớp các thế hệ người dân Việt Nam dù đang sinh sống trên mảnh đất này hay cả những người con xa quê hương vẫn đang âm thầm kế thừa và phát triển. Câu 2: Anh ( chị ) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc . Câu 2: Anh ( chị ) hãy nêu cảm nhận của mình về một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc . Đáp án : Em sinh ra trong thời kỳ hoà bình độc lập, nhưng em hiểu rất rõ với cuộc sống mưu sinh hằng ngày đã lắm vất vả, khó khăn huống hồ gì chiến đấu giành lại tự do, độc lập cho dân tộc, cho đất nước còn khó khăn, gian khổ gấp bội phần. Theo sách sử ghi lại rằng: Vào thời khắc lịch sử đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã tiến hành cuốc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ 14/8, một ngày sau khi Hội nghị toàn quốc của Đảng khai mạc. Từ ngày 14 đến 18, tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng miền Bắc, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hội An. Ngày 17/8, ở Hà Nội, tổng hội viên chức chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mit tinh lớn tại Quảng trường nhà hát thành phố, có hàng vạn người tham gia để ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. Sáng ngày 19/8, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậy dưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thành phố để dự mittinh. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: * Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim. * Thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa Việt Nam. * Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh. * Việt Nam hoàn toàn độc lập. Cuộc mit tinh diễn ra vào ngày 19/8/1945. Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu uỷ ban quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh. Cuộc mittinh trở thành cuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm phủ khâm sứ, trại lính bảo an và các cơ sở của chính phủ bù nhìn. Từ Hà Nội, làn sóng cách mạng toả đi khắp nơi, cả nước vùng dậy đấu tranh giành chính quyền và liên tiếp giành thắng lợi. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Cách mạng tháng tám là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, toàn thể thanh niên Việt Nam chúng ta phải rèn đức luyện tài, sống chiến đấu, học tập để xây dựng và bảo vệ những gì cha ông ta đã đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu mới có được ngày hôm nay. Câu 3 : Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó. Câu 3 : Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, anh (chị) yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của anh (chị) về nhân vật đó. Đáp án : Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có rất nhiều những nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng đến ngày nay . Nhờ có họ mà chúng em được ăn no, được ngủ ngon, có những khoảng thời gian ấm áp bên gia đình , có những bài học hay , kì lạ đang chờ đón chúng em mỗi khi bước qua cổng trường. Và mỗi lần như vậy em và các bạn trong lớp đều tưởng nhớ lại sự hi sinh thầm lặng của biết bao nhiêu anh hùng liệt sĩ . Đối với em tiêu biểu nhất vẫn là anh Kim Đồng – người thiếu niên dũng cảm và gan dạ . Vì anh là một người tuy nhỏ tuổi nhưng đã cống hiến sức lực và tính mạng để bảo vệ Tổ quốc. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941). Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng. Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ. Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân, của em và của thiếu nhi Việt Nam Câu 4 : Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? Câu 4 : Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? Đáp án : (… )* Để bảo tồn di sản văn hóa chúng ta cần phải : Triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Di Sản Văn hóa đến mọi người dân, đặc biệt là lớp trẻ ( sinh viên, học sinh ) để mọi người nhận thức được giá trị Lịch Sử, văn hóa, khoa học, … của di sản văn hóa và không quên về cội nguồn dân tộc . Chính quyền phải ban hành các quy chế, quy định về việc bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hóa ở địa phương, nhanh chóng lập đề án công nhận các di sản văn hóa chưa được Nhà nước công nhận. Trùng tu, tôn đạo các di sản văn hóa xuống cấp phải đảm bảo nguyên trạng ban đầu không phá vỡ tính chất “ cổ ” của di sản . Có chính sách đãi ngộ hợp lí đối với những người làm công tác bảo tồn các di sản văn hóa. Tổ chức tham luận học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân. Đào tạo người thuyết minh di sản bài bản, cuốn hút, có chiều sâu để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe . Đào tạo tầng lớp kế thừa di sản văn hóa phi vật thể, các nghệ nhân phải có truyền nhân thích hợp kế thừa mình phát triển di sản văn hóa đó . “ Xã hội hóa ” công tác bảo tồn các di sản văn hóa để có nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn di sản. * Để phát huy giá trị các di sản văn hóa cần : - Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các công trình phụ, cảnh quan môi trường, các khu giải trí kèm theo các di sản văn hóa lớn. - Quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, internet, mạng xã hội, … về các di sản văn hóa đặc trưng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng . - Mở rộng dịch vụ bán hàng lưu niệm, đồ ăn nhanh, món ăn đặc sản của vùng miền,... Giá cả hợp lí. Phát hành các ấn phẩm sách báo về di sản văn hóa liên quan. Phối hợp chặt chẽ với nghành du lịch tổ chức các chuyến tham quan trậ tự, nề nếp, an toàn hấp dẫn khách du lịch và bạn bè quốc tế. Đảm bảo công tác an ninh, vệ sinh, cứu hộ tại các di sản. Thường xuyên tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm kịp thời các biểu hiện sai trái, tiêu cực, vi phạm thuần phong mỹ tục , …. Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử? Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh (chị), cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử? Đáp án : (…)Câu thơ trên muốn khuyến khích, nhác nhỏe của bác Hồ kính yêu với nhân dân ta phải học Lịch Sử. Lịch Sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường đi tới tương lai. Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên , đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng non sông gấm vóc như ngày nay mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. có biết được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai. - Làm thế nào để người đọc yêu thích môn lịch sử? Câu hỏi được cả xã hội quan tâm và đang từng bước được giải quyết. Song, em nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của riêng nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yêu trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giắc, còn tư tưởng, đạo đức, triết lý, …và biết bao vẫn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến. Sau đây là một số ý kiến đóng góp của cá nhân em nhằm giúp cho người học yêu thích môn lịch sử: - Xây dựng giáo án hợp ls, lời dẫn thu hút, câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, kèm theo các video minh họa, các đoạn phim dã sử. - Tổ chức các cuộc thi, bài kiểm tra mở cho người học tự tìm tòi thu thập tài liệu, kèm theo ý kiến bình luận về các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Thường xuyên tổ chức tham quan các khu di tích lịch sử, tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ,… thông qua đó giới thiệu và hướng dẫn chi tiết về các giá trị lịch sử liên quan. - Môn lịch sử phải là môn thi bắt buộc trong kì thi tuyển sinh vào THPT hoặc kì thi tốt nghiệp.
File đính kèm:
- Em yeu lich su VN.ppt