Bài giảng Bài 1: Thành phần nguyên tử (tiết 4)

 

 Bài tập củng cố:

1 nguyên tử R có tổng số hạt các loại bằng 115. Số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 25 hạt. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử R?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 1: Thành phần nguyên tử (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 1: Thành phần nguyên tử
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Học sinh biết:
- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron.
- Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử. 
- Nguyên tử có cấu tạo phức tạp. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
2. Về kỹ năng
 - Học sinh tập nhận xét và rút ra kết luận từ các thí nghiệm viết trong sách giáo khoa.
 - Học sinh biết sử dụng các đơn vị đo lường như: u, đtđt, nm, A0 và biết giải các dạng bài tập quy định.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán: tính khối lượng, kích thước nguyên tử.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên
- Phần mềm mô phỏng thí nghiệm tìm ra electron của J.J.Thomson
- Phần mềm mô phỏng thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử
- Phần mềm mô tả thành phần cấu tạo nguyên tử và cấu tạo rỗng của nguyên tử
2. Học sinh
- Nghiên cứu tài liệu (sách giáo khoa Hóa học lớp 8, 10) - phần cấu tạo nguyên tử.
III. thiết kế hoạt động dạy học:
Hoạt động của gV – hS
Nội dung
Hoạt động 1: Quan niệm về cấu tạo nguyên tử
- HS nhắc lại khái niệm, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử đã học ở THCS.
- GV sơ lược khái niệm về nguyên tử.
- HS xem mô phỏng về cấu tạo nguyên tử. 
Hoạt động 2: Lớp vỏ nguyên tử.
- HS quan sát thí nghiệm mô phỏng phát hiện ra tia âm cực của J.J.Thomson.
Cho biết đặc điểm của tia âm cực.
- GV: Bản chất của tia âm cực là chùm các hạt nhỏ bé mang điện tích âm, gọi là các electron.
Hoạt động 3: Hạt nhân nguyên tử
- GV: khi nghiên cứu sự phóng điện trong khí loãng, Rutherford thấy rằng, ngoài tia âm cực còn có một dòng các hạt khác có điện tích bằng điện tích của electron nhưng ngược dấu. 
 Khi Rutherford và các cộng sự (Chatwick) dùng hạt α bắn phá hạt nhân của một số nguyên tử đã phát hiện thêm một số đặc điểm của nguyên tử. 
- HS quan sát thí nghiệm mô phỏng chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử.
Từ thí nghiệm rút ra nhận xét về đặc điểm của hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động 4: Kết luận về cấu tạo nguyên tử.
- HS rút ra kết luận về cấu tạo nguyên tử, điền vào bảng tổng hợp số liệu (tương tự bảng1 trang 8 - SGK)
- GV đưa ra kết luận.
Hoạt động 5: Kích thước nguyên tử.
- GV: Nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngày nay các nhà khoa học đã xác định được kích thước và khối lượng của các hạt tạo nên nguyên tử. 
- HS quan sát hình ảnh mô hình nguyên tử dạng hình cầu.
Nghiên cứu tài liệu, điền thông tin vào phiếu.
Đường kính
So sánh
Nguyên tử
Nguyên tử hiđrô
HN nguyên tử
Hạt (e) và (p)
Hoạt động 6: Khối lượng nguyên tử.
- HS: Tính khối lượng nguyên tử oxi, khối lượng hạt nhân và vỏ nguyên tử. Biết hạt nhân nguyên tử oxi có 8p và 8n.
So sánh khối lượng của lớp vỏ - hạt nhân - nguyên tử.
- GV: tổng hợp ý kiến HS
Hoạt động 7: Củng cố bài
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử.
1. Lớp vỏ nguyên tử:
a) Sự tìm ra electron 
Năm 1897, Thomson đã phát hiện ta tia âm cực, mà bản chất là các chùm hạt nhỏ bé mang điện tích âm, gọi là các electron (e).
b) Khối lượng và điện tích của electron 
me = 9,1095.10-31kg
qe = -1,602.10-19C
2. Hạt nhân nguyên tử:
a) Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hai phần: lớp vỏ e (-) và hạt nhân (+).
b) Sự tìm ra proton và nơtron
Năm 1918, Rutherford đã phát hiện ra hạt Proton (p) mang diện tích (+), có khối lượng >> hạt (e).
qp = + 1,602.10-19C = -qe
mp = 1,6726.10-27kg
Năm 1932, Chatwick đã phát hiện ra hạt nơtron (n) không mang điện tích, có khối lượng xấp xỉ hạt (p).
qn = 0
mn =1,6748.10-27kg≈ mp
3. Kết luận về cấu tạo nguyên tử:
- Nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân (mp,n >> me).
-Lớp vỏ e(-) tồn tại xung quanh HN(+) do tương tác tĩnh điện trái dấu.
- Nguyên tử trung hoà về điện à số p= số e.
- Nguyên tử được cấu tạo bởi 03 loại hạt (e, p, n).
II. Kích thước và khối lượng nguyên tử. 
1.Kích thước nguyên tử:
Đường kính nguyên tử ≈ 10-10m
Đường kính hạt nhân nguyên tử ≈ 10-14m
ị Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
2. Khối lượng nguyên tử:
 mnguyên tử ≈ mhạt nhân
mNT ≈ mp + mn
Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân, khối lượng của các electron là không đáng kể.
- Đơn vị khối lượng nguyên tử (đvC hay u)
1u = = 1,66055.10-27kg
KLNT tuyệt đối(kg)
 1,66055.10-27kg
KLNT=
 Bài tập củng cố:
1 nguyên tử R có tổng số hạt các loại bằng 115. Số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 25 hạt. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử R?

File đính kèm:

  • docGiao an.doc
Bài giảng liên quan