Bài giảng Bài 1: Thường thức mĩ thuật xem tranh thiếu nhi (Đề tài môi trường)

MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Bước đầu tiếp xúc làm quen với nghệ thuật điêu khắc ( ở các loại tượng tròn).

- Biết cách quan sát, nhận xét hình khối,đặc điểm của các pho tượng. (HS khá giỏi chỉ ra các hình ảnh mà em yêu thích .)

- Yêu thích giờ tập nặn.

II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1- Giáo viên:- Chuẩn bị một vài pho tượng thạch cao loại nhỏ .

 

doc106 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1: Thường thức mĩ thuật xem tranh thiếu nhi (Đề tài môi trường), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
công trình kiến trúc, công viên, bảo tàng )
+ Tượng làm đẹp thêm cuộc sống.
- Gợi ý HS nêu sự khác nhau giữa tượng và tranh.
Yêu cầu học sinh kể một vài pho tượng quen thuộc:
- Em có nhận xét gì về các bức tượng đó?
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tượng: 
- Gv hướng dẫn các em quan sát ảnh, hoặc các pho tượng thật nói rõ sự khác nhau giữa tượng và tranh vẽ .
- Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nhận xét :
+ Hãy kể tên các pho tượng ?.
+ Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng Liệt sĩ?
+ Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng ?
- Giáo viên bổ sung ý kiến trả lời của học sinh và nhấn mạmh:
- Tượng rất phong phú về kiểu dáng
+ Tượng cổ thường không có tên tác giả; tượng mới có tên tác giả .
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét tiết học của lớp. Động viên, khen ngợi các học sinh phát biểu ý kiến.
* Dặn dò: 
- Quan sát các pho tượng thường gặp
- Nếu có điều kiện mua một vài bức tượng thạch cao (hoặc tượng bằng sứ) trang trí góc học tập.
- Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo, tạp chí.
- HS quan sát để nhận biết .
- Nêu sự khác nhau giữa tượng và tranh.
- Kể tên một vài pho tượng mà mình biết.
- Học sinh quan sát để nhận biết.
- Học sinh nêu nhận xét.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Tuần 22:	 	Thứ hai, ngày 18 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuật : (lớp 3)
Bài 22: 	 Vẽ trang trí
 vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Làm quen với kiểu chữ nét đều
- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ
- Vẽ được màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều( HS giỏi vẽ màu đều,kín nền,rõ chữ).
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:- Sưu tầm một số dòng chữ nét đều 
- Bảng mẫu chữ nét đều ; Bài tập của học sinh các năm trước ; phấn màu.
2- Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A-ổn định tổ chức:(1’)Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài: (2’) Giáo viên giới thiệu với học sinh về dòng chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau (các nét đều bằng nhau)
Hoạt động 1:(4’) Hướng dẫn quan sát, nhận xét: 
- Gv giới thiệu một số dòng chữ nét đều,chia nhóm để học sinh xem, thảo luận và nêu nhận xét theo gợi ý:
+ Mẫu chữ của nhóm em có màu gì?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh)? Độ rộng của chữ có bằng nhau không?...
- Giáo viên củng cố:
HĐ 2:(5’)Hướng dẫn cách vẽ màu vào dòng chữ
- Giáo viên yêu cầu HS nêu bài tập giúp học sinh nhận biết:
+ Tên dòng chữ 
+ Các con chữ, kiểu chữ .
- Gợi ý học sinh tìm màu và cách vẽ màu:
+ Chọn màu theo ý thích .Vẽ màu chữ trước. Màu sát nét chữ (không ra ngoài nền).
+ Màu của dòng chữ phải đều (đậm hoặc nhạt).
Hoạt động 3: (19’) Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ màu vào dòng chữ học giỏi.
Gv tổ chức cho HS thực hành :Vẽ màu theo ý thích: Chọn 2 màu (màu chữ và màu nền)
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ
- Gv phóng to dòng chữ kẻ nét đều, cho một nhóm học sinh dùng phấn màu và màu để vẽ theo nhóm.
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Cách vẽ màu (có rõ nét chữ không)
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào 
- Nhận xét chung về tiết học khen ngợi, khích lệ HS.
* Dặn dò: - Quan sát cái bình đựng nước.
- HS quan sát để nhận biết về dòng chữ nét đều .
- Các nhóm HS quan sát và thảo luận.
- Cử đại diện nêu kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nghe nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- Nêu tên dòng chữ, nêu các con chữ,kiểu chữ.
- HS lựa chọn màu để vẽ vào dòng chữ nét đều.
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ màu.
- HS thực hành vẽ màu vào dòng chữ nét đều.
- HS hoàn thành bài vẽ.
- Một nhóm HS dùng phấn màu để vẽ trên bảng lớp.
- HS cùng Gv lựa chọn bài trưng bày trên bảng lớp.
- Nhận xét xếp loại bài vẽ.Chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Về nhà quan sát cái bình đựng nước.
Mĩ thuật : (lớp 5)
Bài 22: 	 Vẽ trang trí
tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm
- Một số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo, tạp chí ...
- Một vài dòng chữ kẻ đúng, đẹp và chưa đẹp.
2- Học sinh: - Sưu tầm một số kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm và các kiểu chữ in hoa khác ở báo, tạp chí ...
- Vở thực hành hoặc vở Tập vẽ . Bút chì, tẩy, thước kẻ, com pa, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1’) - Giáo viên giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm của các loại chữ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (4’)Hướng dẫn quan sát, nhận xét: 
- Gv giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét:
+ Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ
+Nêu dòng chữ in hoa nét thanh,nét đậm?
- Giáo viên tóm tắt:
Hoạt động 2: (5’) Tìm hiểu cách kẻ chữ:
- GV cho HS xem dòng chữ nét thanh nét đậm và yêu cầu HS tìm nét thanh,nét đậm :
+ Những nét đưa lên, đưa ngang là nét thanh.
+ Nét kéo xuống (nét nhấn mạnh) là nét đậm.
Giáo viên có thể minh họa bằng phấn trên bảng 
- Giáo viên kẻ một vài chữ làm mẫu, vừa kẻ vừa phân tích để học sinh nắm vững bài. 
+ Tìm khuôn khổ chữ, xác định vị trí của nét thanh, nét đậm, kẻ nét thẳng, vẽ nét cong ...
+ Gv cho HS xem hai dòng chữ đẹp và chưa đẹp để HS thấy rõ hơn về nét thanh,nét đậm 
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn thực hành:
+ Bài tập: Kẻ các chữ A, B, M, N theo kiểu chữ nét thanh, nét đậm và vẽ màu.
+ Giáo viên yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên gợi ý: Tìm màu chữ, màu nền . Cách vẽ màu: Vẽ màu gọn trong nét chữ .
- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho HS
Hoạt động 4: (4’)Nhận xét, đánh giá:
 Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét về:
+ Hình dáng chữ (cân đối, nét thanh, nét đậm đúng vị trí).
+ Màu sắc của chữ và nền (có đậm, có nhạt).
+ Cách vẽ màu (gọn trong nét chữ).
+ Khen ngợi những học sinh vẽ bài đẹp
* Dặn dò: Quan sát và sưu tầm tranh ảnh .
- HS quan sát các kiểu chữ khác nhau và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau của các kiểu chữ.
- Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS xem dòng chữ nét thanh nét đậm và HS chỉ nét thanh,nét đậm trên dòng chữ .
- HS quan sát để nhận biết cách kẻ. 
- HS xem và nêu nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- Kẻ chữ theo yêu cầu của bài, tìm màu chữ, màu nền để kẻ vào chữ.
- HS lựa chọn bài trưng bày trên bảng lớp .
- Nhận xét xếp loại bài vẽ 
- Chọn ra những bài vẽ đẹp theo cảm nhận của mình .
- Về nhà quan sát và sưu tầm tranh ảnh.
Tuần 23:	 Thứ hai ngày 25 tháng 1năm 2010
Mĩ thuật : (lớp 3B)
Bài 23: Vẽ theo mẫu
 vẽ cái bình đựng nước
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước
-Biết cách vẽ cái bình đựng 
- Vẽ được hình cái bình đựng nước.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:- Chuẩn bị một vài cái bình đựng nước
 - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước . Hình gợi ý cách vẽ .
2- Học sinh: Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. Bút chì, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A-ổn định tổ chức:(1’)- Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) - Giáo viên giới thiệu mẫu hoặc tranh, ảnh cái bình đựng nước,Gv dẫn dắt giới thiệu bài :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:(4’)H/ dẫn quan sát, nhận xét: 
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu bình đựng nước và gợi ý học sinh nhận xét về :
Hình dáng, đặc điểm,màu sắc của bình đựng nước.
- Giáo viên củng cố, làm rõ hình dáng, cấu trúc của bình đựng nước.
Hoạt động 2:(5’)HD cách vẽ cái bình đựng nước
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý,chỉ ra ở mẫu để học sinh rõ cách vẽ.
+Ước lượng chiều cao,chiều ngang(cả tay cầm).
+ Vẽ khung hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị 
+ Tìm tỉ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm 
+ Vẽ nét chính trước, nhìn mẫu vẽ nét chi tiết. 
+ Nhìn mẫu điều chỉnh hình vẽ và đậm nhạt. 
Gv gợi ý HS tìm các hoạ tiết trang trí .
- Giáo viên cho xem các bài vẽ cái bình đựng của học sinh lớp trước để các em học tập .
Hoạt động 3: (20’)Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ bình đựng nước và vẽ màu theo ý thích của em.
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ theo các bước HD, Tìm và vẽ hoạ tiết trang trí.Chỉnh sửa và hoàn thành bài:
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét các bài vẽ
+ Hình vẽ cái bình (có giống mẫu không).
+ Hình trang trí và màu sắc (có hài hoà không)
+ Bài vẽ nào đẹp? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: Quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật.
- HS quan sát và nêu nhận xét :
+ Bình có nắp, miệng, thân, tay cầm và đáy. 
+Bình có nhiều kiểu dáng khác nhau
+Bình làm bằng nhiều chất liệu: 
+ Màu sắc rất phong phú
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ 
- Nêu lại các bước vẽ .
- Lớp nghe nhận xét,bổ sung.
- Hs xem và nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
- HS thực hành vẽ theo mẫu .
- Chỉnh sửa ,hoàn thành bài vẽ.
- HS lựa chọn bài ,trưng bày trên bảng lớp.
- Nhận xét,xếp loại bài vẽ.
- Lựa chọn ra bài vẽ đẹp.
- Về nhà quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật.
Mĩ thuật (lớp 5 )
Bài 23: Vẽ tranh
đề tài tự chọn
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Học sinh nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn
- Biết cách tìm chọn chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích
- Quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên:
- Tranh của các hoạ sĩ và HS về những đề tài khác nhau
- Hình gợi ý cách vẽ.
2- Học sinh:- Vở thực hành . Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:(1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ,Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) Gv có thể miêu tả đôi nét về vẻ đẹp của phong cảnh, con người, những đồ vật quen thuộc ... để lôi cuốn học sinh vào nội dung bài học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: (4’)Tìm chọn nội dung đề tài: 
- Gv cho HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và gợi ý để các em tìm hiểu về hình ảnh trong tranh,đề tài thể hiện :
- Yêu cầu HS lựa chọn những tranh cùng đề tài HS thấy rõ sự phong phú về cách chọn nội dung .
- Gv kết luận 
- Giáo viên có thể gợi ý một số đề tài cụ thể,HS tìm các hình ảnh chính, phụ cho tranh.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn cách vẽ tranh:
 Giáo viên gợi ý học sinh vẽ tranh:
- Vẽ hình ảnh chính làm rõ trọng tâm bức tranh
- Vẽ các hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp với chủ đề đã chọn.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng của mỗi học sinh
Lưu ý: Các dáng hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho tranh sự phong phú hấp dẫn.
 Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn thực hành:
+ Bài tập: Vẽ một bức tranh theo ý thích.
 Gv quan sát lớp để góp ý,gợi mở cho những HS chưa chọn được nội dung đề tài.
- Giáo viên nhắc học sinh nên vẽ hình to,động viên, khen ngợi tạo không khí thi đua
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài và gợi ý các em nhận xét đánh giá về:
+ Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh
+Cách thể hiện:Sắp xếp hình ảnh,vẽ hình,vẽ màu.
- Giáo viên khen ngợi những em hoàn thành tốt bài vẽ và nhắc nhở, động viên những em chưa vẽ xong cố gắng hơn ở những bài học sau.
* Dặn dò: - Về nhà quan sát ấm tích và cái bát .
- HS xem một số bức tranh về những đề tài khác nhau và nêu nhận xét.
- HS chọn những tranh cùng đề tài thể hiện .
- HS tìm các hình ảnh chính phụ để vẽ tranh.
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ tranh.
- Nêu lại cách vẽ .
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài tập .
- Thực hành vẽ tranh theo đề tài tự chọn.
- Chỉnh sửa hình ảnh,hoàn thành bài vẽ.
- HS lựa chọn bài trưng bày trên bảng lớp.
- Nhận xét xếp loại bài vẽ.
- Lựa chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Về nhà quan sát cái ấm tích.
Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2010
Mĩ thuât : (lớp 1 )
Bài 23: xem tranh các con vật
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Tập quan sát, nhận xét về nội dung đề tài,cách sắp xếp hình vẽ,cách vẽ màu 
- Chỉ ra bức tranh mình yêu thích 
- Thêm gần gũi và yêu thích các con vật.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Tranh vẽ các con vật của một số hoạ sĩ 
- Tranh vẽ các con vật của thiếu nhi.
2- Học sinh: Vở tập vẽ 1
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới: Giới thiệu bài : (1’) Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh các con vật để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng màu sắc các con vật đó.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (28’) Hướng dẫn xem tranh : 
- Giáo viên giới thiệu tranh vẽ ở Vở tập vẽ 1 và gợi ý để học sinh quan sát, nhận xét.
a)Tranh Các con vật của Phạm Cẩm Hà
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý:
Tranh của bạn Cẩm Hà vẽ những con vật nào?
Những hình ảnh nào nổi rõ nhất ở trong tranh?
+ Những con bướm, con mèo, con gà ... trong tranh như thế nào?
+ Trong tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
+ Nhận xét về màu sắc trong tranh?
+ Em có thích tranh này không? Vì sao?
b) Tranh Đàn gà sáp màu của Thanh Hữu.
+ Tranh vẽ những con gì?
+ Những con gà ở đây như thế nào? 
+ Em cho biết đâu là gà trống, gà mái, gà con?
+ Em thích tranh Đàn gà của Thanh Hữu không? Vì sao?
Hoạt động 2: (2’) Giáo viên tóm tắt kết luận:
Các em vừa xem những bức tranh đẹp. Hãy quan sát các con vật và vẽ tranh theo ý thích của mình.
Hoạt động 3: (3’) Nhận xét đánh giá:
Giáo viên nhận xét giờ học, khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Dặn dò: - Quan sát hình dáng và màu sắc các con vật. Vẽ một con vật mà em yêu thích.
- HS xem tranh của bạn Cẩm Hà và nêu nhận xét :
- HS nêu : con bướm, con mèo, con gà
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu và nêu lý do thích hay không thích .
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- Lớp nghe nhận xét bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
- Tuyên dương những bạn tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Về nhà thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Tuần 24:	 	 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Mĩ thuật : (lớp 3)
Bài 24: Vẽ tranh
 đề tài tự do
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu thêm về đề tài tự do .
- Biết cách vẽ tranh về đề tài tự do
- Vẽ được một bức tranh theo ý thích.Có thói quen tưởng tượng trong khi vẽ tranh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các đề tài khác nhau.
 - Một số tranh dân gian có nội dung khác nhau.Một số ảnh phong cảnh, lễ hội.
2- Học sinh: Vở tập vẽ. Bút chì,tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:(1) Kiểm tra sĩ số lớp.Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:( 1’) Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh và đặt câu hỏi gợi ý cho HS quan sát nêu nhận xét .Gv dẫn dắt giới thiệu bài :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1:(4’): H. dẫn tìm, chọn nội dung đề tài 
- Thông qua tranh, ảnh giáo gợi ý về đề tài và khai thác để học sinh lựa chọn:
+ Cảnh đẹp đất nước
+ Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hoá
+Cảnh nông thôn,thành phố; miền: núi, biển.
+ Thiếu nhi vui chơi. Học tập nội, ngoại khoá
+ Sinh hoạt gia đình
- Gv yêu cầu HS chọn đề tài mà mình thích.
Hoạt động 2: (5’)Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ:
- Giáo viên cho xem bài vẽ tranh: Đề tài tự do của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
 + Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ
+ Tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động.
+ Tìm thêm các chi tiết để bức tranh sinh động
+ Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm, màu nhạt.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ tranh đề tài tự do.
- Gv tổ chức cho HS thực hành vẽ cá nhân.Gợi ý học sinh cách vẽ:
+ Tìm các hình ảnh phù hợp với nội dung
+ Nhắc học sinh không vẽ giống nhau.
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ màu 
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên chọn một số tranh đã hoàn thành hoặc gần xong và gợi ý học sinh nhận xét về:
+Cách sắp xếp hình vẽ; màu sắc của tranh ?
- HS lựa chọn và xếp loại bài vẽ theo ý thích.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về tiết học, động viên học sinh có bài vẽ đẹp.
* Dặn dò: - Xem lại các bài tập trang trí đường diềm, hình vuông đã thực hành.
- HS quan sát tranh ảnh và nêu nhận xét.
- Lựa chọn đề tài mà mình định vẽ tranh.
- Lớp lắng nghe nhận xét.
- HS xem tranh ảnh của các bạn lớp trước và nêu nhận xét .
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ tranh.
- HS thực hành vẽ tranh theo đề tài tự do
- Chỉnh sửa hình vẽ và vẽ màu .
- Hoàn thành bài vẽ.
- HS lựa chọn bài để trưng bày trên bảng lớp.
- Nhận xét xếp loại bài vẽ .
- Lựa chọn ra bài ve xđẹp theo ý thích.
- Về nhà hoàn thành bài(Nếu chưa vẽ xong).Xem lại các bài trang trí đường diềm,hình vuông.
Mĩ thuật : (lớp 5 )
Bài 24 : Vẽ theo mẫu
 mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu hình dáng,tỉ lệ,độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có hai đến ba vật mẫu.Vẽ được hai vật mẫu
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu vẽ và yêu quý mọi vật xung quanh.
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (ấm tích, ấm pha tra, cái bát, cái chén 
- Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ của học sinh các lớp trước.
2- Học sinh: Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học :
A-ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới: Giới thiệu bài: (1’) Giáo viên giới thiệu một số mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu để các em nhận biết được sự khác nhau giữa các vật mẫu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (4’) Hướng dẫn quan sát, nhận xét: 
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự bày mẫu. Gợi ý các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét về:
+ Vị trí,hình dáng, màu sắc của ấm pha trà,cái bát .
+ Đặc điểm các bộ phận của mẫu (nắp, quai,thân ...)
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận 
+ Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu.
 - Giáo viên tóm tắt và hệ thống những ý chính
Hoạt động 2: (6’) Hướng dẫn cách vẽ:
Giáo viên vẽ trực tiếp trên bảng để học sinh quan sát, nhận ra cách vẽ theo các bước :
- Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của mẫu
- Vẽ đường trục của ấm pha trà và cái bát ...
- So sánh tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và đánh dấu các vị trí.
- Vẽ phác bằng các nét thẳng 
- Quan sát mẫu,kiểm tra lại hình;vẽ nét chi tiết và hoàn chỉnh hình vẽ.
- Diễn tả đậm, nhạt bằng chì hoặc vẽ màu .
Hoạt động 3: (19’) Hướng dẫn thực hành:
GV tổ chức cho HS thực hành vẽ cá nhân.
Giáo viên dựa vào thực tế bài vẽ của học sinh để góp ý bổ sung và điều chỉnh những thiếu sót. Giáo viên giúp đỡ một số em còn lúng túng .
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh lựa chọn một số bài và gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại về:
+ Bố cục; các hình vẽ; vẽ đậm nhạt ...
- Nhận xét chung tiết học,khen ngợi,động viên HS .
* Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh,câu chuyện, bài hát về Bác Hồ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
- HS quan sát và nêu nhận xét theo gợi ý của Gv .
- Lớp nghe,nhận xét bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý quan sát để nhận biết cách vẽ .
- Nêu các bước vẽ .
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thực hành vẽ theo mẫu theo các bước HD của Gv.
- Chỉnh sửa hình và vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc vẽ màu.
- HS lựa chọn bài trưng bày trên bảng lớp .
- Nhận xét xếp loại bài vẽ.
- Chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Về nhà rhực hiện theo yêu cầu của Gv.
Tuần 25 : 	 	 Thứ hai, ngày tháng 2 năm 2010.
Mĩ thuật : (lớp 3)
Bài 25 : Vẽ trang trí
 vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thêm về hoạ tiết trang trí .
- Biết cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.(HS khá giỏi vẽ hoạ tiết cân đối,vẽ màu đều, phù hợp)
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Sưu tầm một số mẫu thảm, mẫu trang trí hình chữ nhật 
 - Phóng to hình vẽ mẫu trong vở tập vẽ .Một số bài vẽ của học sinh. Phấn màu 
2- Học sinh: 

File đính kèm:

  • docMi thuat lop 3.doc