Bài giảng Bài 1- Tiết 1 Vẽ trang trí: Trang trí quạt giấy

. Mục tiêu

- Giúp học sinh phát huy được trí sáng tạo, ôn lại kiến thức và kỹ năng vẽ tranh.

- HS vẽ được một bức tranh theo ý thích

- Yêu quý cuộc sống, trân trọng những cảnh đẹp, những hoạt động của con người.

b. Chuẩn bị:

1. GV: Nội dung câu hỏi, bài mẫu

2. HS : Phác thảo nét, giấy, chì,màu,tẩy

 

doc61 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1- Tiết 1 Vẽ trang trí: Trang trí quạt giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
hận xét . 
- (GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà
- Chuẩn bị bài 12, vẽ tranh về đề tài gia đình 
- Giấy chì, màu tẩy.
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 12 - Tiết 12
vẽ tranh: đề tài gia đình
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu về gia đình, biết tìm nhiều nội dung thể hiện và biết cách vẽ tranh đề tài gia đình 
- HS vẽ được tranh đề tài gia đình theo ý thích và cảm nhận
- Yêu thương ông bà cha mẹ, quý trọng tình cảm gia đình
b. Chuẩn bị:
1.GV: - Bài vẽ của học sinh về đề tài gai đình
-Tranh của các hoạ sĩ
- Các bước bài vẽ tranh đề tài. Tranh minh hoạ các nội dung đề tài gia đình
2 HS :- Giấy, chì, màu tẩy
B. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành- Liên hệ thực tiễn cuộc sống
c. Tiến hành 
1. Tổ chức: 	8a	8b	
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài trình bày bìa sách
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
GV hướng dẫn HS quan sát những tranh vẽ trên đồ dùng dạy học 
? Những bức tranh trên vẽ về nội dung gì
? Nhận xét về bố cục ,hình vẽ và màu sắc.
? Em sẽ chọn nội dung gì để thể hiện.
+ Nội dung: Bữa cơm gia đình,đón khách, chuẩn bị Tết
+ Bố cục: chặt chẽ hợp lí có chính, mảng phụ
+ Hình vẽ sinh động,sáng tạo...
+ Màu sắc hài hoà
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài
- GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ
? Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước
Vẽ mẫu
1.Tìm bố cục 
2.Vẽ hình 
3. Vẽ màu 
Hoạt đông 3: Thực hành
* GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh
- GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v bài tốt.
- Vẽ 1 tranh về đề tài gia đình tuỳ chọn 
- Kích thước: 18 x 25
- Màu sắc: Tuỳ ý
 4.Củng cố:
GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, 
Tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà
- Chuẩn bị bài 13 vẽ theo mẫu: tỉ lệ khuôn mặt người, soạn bài và xem trước các tỉ lệ khuôn mặt người.
- Giấy chì, màu tẩy.
.
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 13 - Tiết 13: Vẽ theo mẫu
Giới thiệu tỉ lệ khuôn mặt người
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được những nét cơ bản về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người, hiểu được sự biểu hiện tình cảm trên nét mặt.
- Tập cách vẽ chân dung ngườic một số chậu cảnh đơn giản 
- Yêu quý khuôn mặt và đặc biệt là tình cảm dành cho mọi người.
b. Chuẩn bị:
GV:	- Hình minh hoạ tỉ lệ khuôn mặt người 
-Tranh ảnh chân dung
- Các bước bài vẽ tỉ lệ khuôn mặt người 
HS : - Giấy, chì , tẩy
- Sưu tầm tranh ảnh chân dung,chú ý đến trạng thái tình cảm trên nét mặt
Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành, liên hệ thực tiễn cuộc sống.
c. Tiến trình lên lớp: 
1.Tổ chức: 	8a	8b	
2.Kiểm tra bài cũ:	
3.Bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv giới thiệu một số tranh ảnh chân dung và nêu ra một số đặc điểm chung về tóc, tai mũi miệng...
? Tại sao ta có thể phân biệt được người này với người khác.
* Chính vì sự khác nhau giữa hình dáng bề 
+Hình dáng khuôn mặt
- Hình quả trứng, trái xoan, 
- Hình chữ điền, quả lê
+Tương quan tỉ lệ các bộ phận
- Miệng rộng hẹp, môi to nhỏ,mắt to, dài(lá răm) híp 
Hoạt động 2: Tỉ lệ mặt người
- GV cho HS quan sát các tỉ lệ bộ phận trên khuôn mặt người và hỏi
? Nêu các tỉ lệ chia theo chiều dài khuôn mặt. 
(GV yêu cầu các em nhìn mặt bạn để dễ dàng thấy các tỉ lệ trên )
? Tỉ lệ trán so với chiều dài khuôn mặt
? Tỉ lệ của mắt 
? Tỉ lệ miệng, môi
? Tỉ lệ của tai
*GV kết luận bổ sung.
1. Tỉ lệ các bộ phận theo chiều dài:
- Khuôn mặt người chia làm 4 phần bằng nhau: Từ đỉnh tóc đến chân trán; Chân trán đến mắt; Mắt đến chân mũi; Chân mũi đến cằm .
2. Tỉ lệ các bộ phận theo chiều rộng:
- Khoảng cách 2 mắt = 1 mắt = 1/5 khuôn mặt
- Chiều dài 2 mắt= 2/5 khuôn mặt 
Hoạt động 3 : Thực hành
* GV ra bài tập, yêu cầu 1 em học sinh lên ngồi làm mẫu cho cả lớp vẽ.
- GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được. 
- Khuyến khích động viên các em.
+ Nhìn khuôn mặt bạn vẽ lại khái quát các tỉ lệ trên khuôn mặt 
4.Củng cố:
? Trình bày tỉ lệ khuôn mặt người theo chiều dọc
? Nhận xét 2 , 3 bài (nếu có)về tỉ lệ 
- Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
- Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc bài tham khảo,
- Tìm hiểu bài mới : Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật V N.
- Xem lại bài 10.
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 14 - Tiết 14: Thường thức mĩ thuật
Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam
giai đoạn 1954 - 1975
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu biết Thêm vễ mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 54-75 thông qua một số tác phẩm tiêu biểu. 
- Biết được một số chất liệu trong sáng tác mĩ thuật , 
- Có ý thức trân trọng , bảo vệ nghệ thuật của cha ông.
b. Chuẩn bị:
1.GV: - Bản phụ trò chơi "Khởi động " và ô chữ 
- Tranh phiên bản mĩ thuật của hoạ sĩ
2 HS :- Giấy, bút, vở ghi
3. Phương pháp - Quan sát, vấn đáp, gợi mở
- Thảo luận nhóm 
c.Tiến trình dạy học: 
1.Tổ chức :	8a	8b	
2.Kiểm tra bài cũ : - Nêu những thành tựu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 54-75?
3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Khởi động
- GV chia lớp học làm 4 nhóm (suy nghĩ 1' và lên bảng làm bài )
? Sắp xếp những tác phẩm mĩ thuật sao cho đúng với tên hoạ sĩ .
1.Tát nước đồng chiêm- Trần . V. Cẩn
2.Phố Hàng Mắm - Bùi X. Phái
3.Thanh niên thành đồng- Nguyễn Sáng
4.Trái tim và nòng súng – Huỳnh V Gấm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- GV yêu cầu H/S tiến hành hoạt động nhóm.
- Bầu nhóm trưởng và của thư kí của nhóm.
* Phiếu bài tập được chiếu trên máy hắt.
? Trình bày vài nét về cuộc đời hoạ sĩ Trần văn Cẩn, 
? Trình bày nôi dung và giá trị nghệ thuật của bức tranh "Tát nước đồng chiêm"
? Nêu cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ Nguyễn Sáng 
? Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của tranh "Kết nạp đảng ở Điện Biên"
? Trình bày những hiểu biết của em về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái
?Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bức tranh " phố cổ".
1. Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn:(1910-1994) Tại Kiến An, Hải Phòng.
 + Tác phẩm : - Con đọc bầm nghe
 - Nữ dân quân miền Biển
+ Ông được truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật .
b) Tác phẩm "Tát nước đồng chiêm"
- Nội dung: Sản xuất nông nghiệp, cuộc sống lao động của nhân dân
- Chất liệu:Sơn mài,rõ nhân vật.
- Bố cục: Dàn thành một mảng chéo.
2. Hoạ sĩ Nguyễn Sáng: (1932-1988)
Tại Mĩ Tho - Tiền Giang.
+Tác Phẩm: - Giặc đốt làng tôi 
 -Thanh niên thành đồng
 - Kết nạp Đảng ở ĐBP
*Ông được truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
b)"Kết nạp Đảng ở Điện Biên"
-Nội dung: Diễn tả lễ kết nạp Đảng xảy ra ngay trong chiến hào
-Hình vẽ: Hình khối đơn giản, chắc khoẻ thể hiện ở hình dáng và nét mặt của các chiến sĩ kiên cường, dũng cảm
3. Hoạ sĩ Bùi xuân Phái: Ông sinh tại Quốc Oai- Hà Tây.
- Ông tham gia viết báo, vẽ tranh minh hoạ chủ yếu vẽ phố cổ HN.
*Ông được trao giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
b) "Phố cổ"
- Đề tài phong cảnh phố cổ, đường nét xô lệch, màu sắc đơn giản, mái tường rêu phong, mái ngói đen sạm màu thời gian.
4. Củng cố:
? Nêu những điểm giống nhau của 3 hoạ sĩ
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài theo câu hỏi sgk. 
- Chuẩn bị bài 15 (Vẽ phác hình mặt nạ)
- Giấy, chì, màu tẩy 
Ngày soạn : 
Ngày dạy
Bài 15 – Tiết 15: Vẽ trang trí
Tạo dáng và trang trí mặt nạ 
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu biết cách tạo dáng và trang trí mặt nạ
- HS trang trí được mặt nạ theo ý thích. 
- Yêu quý nghệ thuật trang trí của dân tộc
b.Chuẩn bị:
1.GV:- Một số mặt nạ mẫu
- Các bước trang trí mặt nạ
- Bài trang trí mặt nạ mẫu của học sinh năm trước
2 HS: - Giấy, chì, màu,tẩy phác thảo nét
3. Phương pháp
- Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
c. Tiến trình dạy học; 
1. ổn định tổ chức :	8a	8b	
2. Kiểm tra bài cũ :
? Trình bày hiểu biết của em về hoạ sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh "Kết nạp Đảng ở Điện Biên"
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Quan sát-Nhận xét
-Gv cho HS xem một số mặt nạ
-?Mặt nạ dùng để làm gì
?Em có nhận xét gì về hình dáng của mặt nạ( chỉ vào hình dáng của mặt nạ )
- Mặt nạ được làm bằng chất liệu,màu sắc của mặt nạ như thế nào?
*Tác dụng: Mặt nạ dùng để trang trí sân khấu, thiếu nhi vui chơi múa trong lễ hội.
+Hình dáng : Phong phú, đa dạng, hình tròn, trái xoan, tam giác, ...
*Chất liệu : Bìa cứng, nhựa dẻo..
Hoạt động 2: Cách trang trí mặt nạ
?Trước khi trang trí mặt nạ, ta phải làm gì
Trình bày các bước bài tạo dáng và trang trí mặt nạ
*Gv cho hS xem những bài trang trí mặt nạ mẫu 
1. Tạo dáng:
a) Tìm hình dáng chung của mặt nạ.
b) Xác định tỉ lệ các bộ phận
c) Phác hình bằng nét thẳng
d) Vẽ chi tiết
2.Trang trí :
a) Kẻ trục đối xứng
b) Tìm bố cục các mảng hình
c) Vẽ hoạ tiết
d) Vẽ màu 
Hoạt động 3: Thực hành
* GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
- GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
- HD một vài nét lên bài học sinh.
- Vẽ trang trí 1 mặt nạ 
- Kích thước: 16-20 
- Màu sắc: Tuỳ ý
4.Củng cố:
GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về, 
?Hình dáng của các mặt nạ trên?
? Các mặt nạ trên thể hiện điều gì 
?Màu sắc của mặt nạ ra sao 
(GV kết luận bổ sung ) , tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà
- Chuẩn bị bài 16-17 kiểm tra học kì - đề tài tự chọn(2 tiết) 
- Giấy chì, màu tẩy
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 16+17 - Tiết 16 +17 - Kiểm tra học kì
Vẽ tranh: Đề tài tự do 
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh phát huy được trí sáng tạo, ôn lại kiến thức và kỹ năng vẽ tranh.
- HS vẽ được một bức tranh theo ý thích 
- Yêu quý cuộc sống, trân trọng những cảnh đẹp, những hoạt động của con người.
b. Chuẩn bị:
1. GV: Nội dung câu hỏi, bài mẫu 
2. HS : Phác thảo nét, giấy, chì,màu,tẩy
c.Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 	8a	8b	
2. Kiểm tra bài cũ :	- Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
3. Bài mới: 
Đề bài
- Em hãy thể hiện 1 tranh đề tài tự do (phong cảnh, chợ tết, lễ hội lao động...)
- Màu sắc: tự chọn (sáp hoặc chì).
- Khổ giấy: A4 (18x25 cm).
Đáp án - biểu điểm
 1.Nội dung rõ ràng: 3điểm
 2.Bố cục chặt chẽ, hợp lí : 3điểm
 3.Hình vẽ sống động, hài hoà: 2điểm
 4.Màu sắc trong trẻo: 2điểm.
4. Củng cố:
	- Thu bài và nhận xét về ý thức làm bài trong giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài 18- Vẽ chân dung.
- Chuẩn bị tranh chân dung của hoạ sĩ, của bạn.
- Giấy, chì, màu, tẩy
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 18 - Tiết 18
Vẽ theo mẫu: Vẽ chân dung 
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu khái niệm vẽ chân dung, nhận biết được sự khác biệt của vẽ chân dung và ảnh chụp.
- Biết vẽ được một tranh chân dung theo ý thích 
- Yêu thích môn mỹ thuật và nghệ thuật vẽ chân dung của hội hoạ.
b. Chuẩn bị:
1.GV:- Tranh chân dung của học sinh, Các bước bài vẽ chân dung, Bài mẫu của HS lớp trước
2. HS:- Sưu tầm tranh chân dung, Giấy chì, màu tẩy
3. Phương pháp:- Quan sát, vấn đáp, trực quan, Luyện tập, thực hành
c. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức :	8a	8b	
2. Kiểm tra bài cũ: 	- Kiểm tra dụng cụ vẽ của h/s.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
* Gv cho Hs xem 1 số bức tranh chân dung
? Vẽ chân dung là gì 
? Nêu đặc điểm của tranh chân dung
Gv cho HS xem và nhận xét một số tranh chân dung (Thái độ, tính cách, tình cảm...) 
1. Khái niệm
-Vẽ chân dung là vẽ một nguời cụ thể, có thể vẽ khuôn mặt nửa người hoặc cả người.
2. Đặc điểm:
+ Diễn tả đặc điểm riêng và các trạng thái tình cảm , tình cách cách của nhân vật(vui buồn, giận dữ, trầm tư, âu lo suy nghĩ ...) 
* Kết luận: Tranh chân dung thể hiện tình cảm của người vẽ. 
Hoạt động 2 : Cách vẽ
- Gv yêu cầu HS nêu lại tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người ?
? Các bước của bài vẽ chân dung.
- Gv minh hoạ bảng(hoặc treo đồ dùng dạy học )
* Gv cho học sinh xem một số tranh chân dung của Hs lớp trước.
B1:- Vẽ phác hình khuôn mặt 
B2:- Tìm tỉ lệ các bộ phận (chính diện : đường nét thẳng ; ngẩng lên cằm dài).
B3:- Vẽ chi tiết : Diễn tả được các trạng thái tình cảm của người mẫu)
Hoạt động 3 : Thực hành
* GV ra bài tập, yêu cầu 1 em học sinh lên ngồi làm mẫu cho cả lớp vẽ
- GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
- Khuyến khích động viên các em.
- Vẽ lại chân dung khuôn mặt bạn cùng lớp. 
4.Củng cố:
- Gv thu một số bài và yêu cầu các em nhận xét về :
- Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
- Gv tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên những em vẽ còn hạn chế.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước cách vẽ tranh chân dung bạn- bài 19.
- Tập vẽ chân dung của người bạn .
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 19 - Tiết 19
Vẽ theo mẫu: Vẽ chân dung bạn 
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết được sự khác biệt của vẽ chân dung và ảnh chụp.
- Biết vẽ được một tranh chân dung theo ý thích 
- Yêu thích môn mỹ thuật và nghệ thuật vẽ chân dung của hội hoạ.
b. Chuẩn bị:
1.GV:- Tranh chân dung của học sinh- Các bước bài vẽ chân dung- Bài mẫu của HS lớp trước
2. HS:- Sưu tầm tranh chân dung- Giấy chì, màu tẩy
3. Phương pháp:- Quan sát, vấn đáp, trực quan- Luyện tập, thực hành
c. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức: 	8a	8b	 
2. Kiểm tra bài cũ:- Nêu cách vẽ chân dung.
3.Bài mới :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Gv đưa 1 người làm mẫu ngồi trước học sinh.Khuôn mặt bạn có hình gì?
?Nêu tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt bạn
?Mắt,tai như thế nào, mũi cao hay thấp, miệng rộng hay hẹp, môi mỏng hay dày...
+ Hình dáng: Trái xoan
+ Tỉ lệ đúng với tỉ lệ đã học 
 - Khoảng cách 2 mắt = 1 mắt = 1/5 khuôn mặt
 - Chiều dài 2 mắt= 2/5 khuôn mặt 
 - Mũi = khoảng cách1/3 mắt phải- 1/3 mắt trái
 - Miệng = khoảng cách 1/2 Mắt phải -1/2 Mắt trái.
 - Cằm nhọn,mắt màu đen,tai nhỏ,mũi cao miệng nhỏ
Hoạt động 2: Cách vẽ
? Nhắc lại các bước vẽ chân dung
- Gv hướng dẫn trên người mẫu , Hs lắng nghe và so sánh các tỉ lệ 
- GV cho HS xem những bài vẽ mẫu của lớp trước.
Vẽ mẫu:
B1: vẽ phác hình khuôn mặt 
B2: Tìm tỉ lệ các bộ phận
B3: Vẽ chi tiết
B4: Gợi đậm nhạt làm nổi rõ các đặc điểm
Hoạt động 3 : Thực hành 
* GV ra bài tập, yêu cầu 2 em học sinh lên ngồi làm mẫu cho cả lớp vẽ
- GV bao quát lớp, hưóng dẫn chỉnh sửa bài cho những em vẽ chưa được 
- Vẽ lại chân dung khuôn mặt bạn đến cúc áo thứ nhất.
- Chất liệu : chì đen
4. Củng cố:
- Gv kết luận nhận xét bài vẽ của hs
- Gv tuyên dương những bài vẽ tốt, động viên những em vẽ chưa tốt. 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục vẽ tranh chân dung 
- Chuẩn bị bài 20 -Sưu tầm tranh của hội hoạ ấn tượng
- Soạn bài trả lời các câu hỏi trong SGK
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Bài 20 - Tiết 20: Thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương Tây 
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 
A. Mục tiêu
- Giúp học hiểu về mĩ thuật hiện đại phương Tây, cuối TK XIX đầu thế kỉ XX.
- HS làm quen với một số trường phái hội hoạ mới.
- Rèn luyện tư duy, phân tích tổng hợp, hiểu biết về hội hoạ phương Tây.
- Phát huy nghệ thuật truyền thống , hoà nhịp với mĩ thuật thế giới.
b. Chuẩn bị:
1.GV:- Tài liệu tham khảo : " 70 Danh hoạ thế giới.". Lược sử mĩ thuật thế giới. 
- ĐDDH MT 8, Tranh minh hoạ,bảng phụ 
2 HS: - Vở ghi, giấy, bút.
3. Phương pháp:- Quan sát, vấn đáp, trực quan,thảo luận nhóm
c. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức :	8a	8b	
2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét một số bài vẽ chân dung
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Vài nét về bối cảnh xã hội
? Nêu tình hình kinh tế, chính trị xã hội phương tây
? Điều này ảnh hưởng gì đến sự phát triển của nghệ thuật, đặc biệt là Mĩ Thuật.
- Chiến tranh thế giới lần thứ nhất(1914-1918) gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới.
- CM tháng Mười Nga thắng lợi(1917) .
- NT chứng kiến sự ra đời kế tiếp nhau của các trào lưu mới.Là những trường phái hội hoạ mới.
Hoạt động 2: Sơ lược về một số trường phái mĩ thuật
- GV treo tranh cho học sinh xem các tác phẩm mĩ thuật của 3 trường phái.
- Trường phái này ra đời khi nào, do ai sáng lập?
- Nêu đặc điểm của phong cách nghệ thuật ấn tượng?
- Kể tên những bức tranh tiêu biểu của các hoạ sĩ ấn tượng?
- Trường phái này ra đời khi nào, ở đâu do ai sáng lập?
- Đặc điểm của hội hoạ dã thú?
- Kể tên những tác phẩm tiêu biểu nổi tiếng của trường phái này?
* Gv kết luận bổ sung
? Vì sao gọi trường phái này là trường phái Lập Thể.
? Đặc điểm của phong cách trường phái hội hoạ lập thể
?Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của trường phái lập thể.
1. Trường phái hội hoạ ấn tượng
* Tiêu biểu là hoạ sĩ Ma Nê được coi là "Ngọn đèn biển"của những hoạ sĩ trẻ.
-Vẽ trực tiếp ngoài trời, Vẽ về cuộc sống đời thường của những người lao động.
*Tác phẩm tiêu biểu: Nàng Olympia,Bữa ăn trên cỏ (Ma Nê).ấn tượng mặt trời mọc ,Nhà thờ lớn Ru Văng, Hoa Súng (Mô Nê)
2. Trường phái Hội hoạ Dã Thú
*Năm 1905 tại Pa ri diễn ra 1 cuộc triễn lãm nghệ thuật của các hoạ sĩ trẻ đi đầu và tiêu biểu là hoạ sĩ Ma tít xơ với màu sắc dữ dội, diễn tả nhân vật rất quằn quại.
*Tác phẩm tiêu biểu: Những chiếc đĩa và trái cây trên tấm thảm đen đỏ, Cá đỏ (Ma tit xơ),Hội hoá trang ở bãi biển (Mác kê), Sân quần ngựa(Đuy phi)...
3. Trường phái Hội hoạ Lập Thể 
* Năm 1907 tại Pa ri, cuộc triển lãm của các hoạ sĩ, như Brắc cơ và Pi Cát Xô vẽ theo p/c mới.
*Những tác phẩm được vẽ bằng đường nét kỹ hà, chắc khoẻ vừa mềm mại vừa tạo hình khối đơn giản, song lại diễn tả được nội dung sâu sắc diễn tả tâm tư tình cảm của những hoạ sĩ trẻ.
* Tác phẩm tiêu biểu: 
Những cô gái Avi nhông(Pi cát xô).Nuy, Người đàn bà và cây đàn ghi ta (Brắc cơ)
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của các trường phái hội hoạ
? Nêu những đăc điểm chung của các trường phái hội hoạ
- Gv cho HS xem qua một số tranh của các hoạ sĩ
*Những biến động sâu sắc của thế kỉ XX dẫn đến sự ra đời của các trường phái hội hoạ mới .
*Màu sắc táo bạo, phong cách phóng khoáng, đề tài phong phú và đa dạng ... 
*Nội dung thể hiện thường là để diễn tả á/s, vẽ trực tiếp ngoài trời để tìm ra những đặc điểm.
4. Củng cố:
? Vì sao những trường phái hội hoạ trên ra đời
? Kể tên những trường phái nghệ thuật mới, hoạ sĩ tiêu biểu và những tác phẩm mĩ thuật xuất sắc.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài 21, Sưu tầm tranh đề tài lao động
- Giấy chì, màu tẩy, phác thảo nét.
Ngày soạn : 
Ngày dạ;njiy: 
Bài 21 - Tiết 21 
Vẽ tranh: Đề tài lao động
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu về đề tài lao động trong cuộc sống 
- HS vẽ được tranh đề tài lao động theo ý thích và cảm nhận
- Có ý thức kính trọng những sản phẩm do lao động tạo ra,góp phần hoàn thiện phẩm chất con người mới XHCN 
b.Chuẩn bị:
1.GV:-Bài vẽ của học sinh về đề tài lao động 
- Tranh của các hoạ sĩ
- Tranh minh hoạ các nội dung đề tài gia đình
2.HS :- Giấy, chì, màu tẩy
3. Phương pháp:
- Quan sát, vấn đáp, trực quan
- Luyện tập, thực hành- Liên hệ thực tiễn cuộc sống
c. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức :	8a	8b	
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
- Có những hình thức nào, thường diễn ra ở đâu?.
? Những bức tranh trên vẽ về nội dung gì
? Nhận xét về bố cục ,hình vẽ và màu sắc của các bức tranh trên.
? Em sẽ chọn nội dung gì để thể hiện.
+ Lao động trí óc và lao động chân tay
+ Lao động diễn ra trong gia đình...
+ Nội dung:
- Vệ sinh môi trường, lau dọn nhà,học bài  
+ Bố cục: Chặt chẽ hợp lí có chính, phụ.
+ Hình sinh động,sáng tạo,chân thực,rõ nét
+ Màu sắc hài hoà, hoặc rực rỡ tươi sáng tuỳ theo ý thích của người vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
? Nêu các bước vẽ tranh đề tài
- GV treo bản phụ minh hoạ cách vẽ
? Gv cho học sinh xem một số tranh mẫu của học sinh lớp trước
* GV: Các em có thể chọn cho mình một nội dung để thể hiện.
*Vẽ mẫu:
1.Tìm bố cục .
2.Vẽ hình .
3. Vẽ màu. 
Hoạt đông 3: Thực hành
GV ra bài tập, học sinh vẽ bài 
-GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được
-HD một vài nét lên bài học sinh
-GV đặt ra yêu cầu cao hơn đ/v những bài tốt.
-Vẽ 1 tranh về đề tài lao động 
-Kích thước: 18 x 25
-Màu sắc: Tuỳ ý
4. Củng cố:
- GV thu từ 4- 5 bài yêu cầu HS nhận xét về:
? Nội dung của các bức tran

File đính kèm:

  • docGA mi thuat 8.doc.doc
Bài giảng liên quan