Bài giảng Bài 1: Vẽ trang trí vẽ đậm, vẽ nhạt (tiếp)

MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.

- Học sinh biết cách vẽ hai vật mẫu và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu.

- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của các đồ vật.

II- CHUẨN BỊ:

1- Giáo viên: Một vài mẫu có hai đồ vật: ( cái chai và cái bát, cái ca và cái chén, cái bình và cái tách )

- Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh các lớp trước.

 

doc78 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài 1: Vẽ trang trí vẽ đậm, vẽ nhạt (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
3A :
Bài 14:Vẽ tranh :
Vẽ con vật nuôi quen thuộc
( Đã thiết kế dạy lớp 3B thứ hai Ngày 16 tháng 11/ 2009)
Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 2)
Bài 15: 	 Vẽ theo mẫu
 Vẽ cái cốc(cái li)
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số loại cốc.
- Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc theo mẫu.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đồ dùng dễ vỡ. 
II- Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: - Ba cái cốc có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau. 
 - Có thể tìm ảnh và một số bài vẽ về cái cốc của HS. 
2- Học sinh: Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ. Bút chì, màu vẽ
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1phút)- Gv giới thiệu một số cái cốc có hình dáng khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, màu sắc của các loại cốc. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: H/D quan sát, nhận xét: (3phút) 
- Gv giới thiệu mẫu và gợi ý để HS nhận xét về hình dáng,các bộ phận,sự khác nhau các loại cốc 
+ Làm bằng các chất liệu: nhựa, thuỷ tinh ...
- Giáo viên chỉ vào hình vẽ cái cốc để HS nhận thấy hình dáng của nó được tạo bởi nét thẳng, nét cong.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cái cốc: (7phút)
- Giáo viên cho HS chọn một mẫu nào đó để vẽ .
- GV nhắc HS vẽ hình cái cốc vừa với phần giấy 
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và hình hướng dẫn để nhận ra cách vẽ cái cốc, nên theo thứ tự sau:
+ Vẽ phác hình bao quát.
+ Vẽ miệng cốc.
+ Vẽ thân và đáy cốc. 
- Giáo viên cho HS xem một số cái cốc và gợi ý các em cách trang trí:
- Giáo viên gợi ý cho HS cách vẽ màu theo ý thích. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (21phút)
+ Bài tập: Vẽ cái cốc và trang trí theo ý thích.
+ Yêu cầu:- Vẽ hình vừa với phần giấy quy định.
- Trang trí: vẽ hoạ tiết, vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: (3phút)
- Giáo viên gợi ý HS nhận xét:
+ Hình dáng cái cốc nào giống với mẫu hơn?
+ Cách trang trí (hoạ tiết và màu sắc). 
- Giáo viên cho HS tự tìm ra bài vẽ mà mình thích. 
* Dặn dò: Quan sát các con vật quen thuộc
- HS quan sát và nêu nhận có nhiều loại cốc. Loại cốc nào cũng có miệng, thân đáy:
+ Loại có miệng rộng hơn đáy.
+ Loại có miệng và đáy bằng nhau. Loại có đế, tây cầm.
+ Trang trí khác nhau
- HS chọn mẫu để vẽ .
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ :
- HS nêu các bước vẽ .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS xem để nhận biết cách trang trí cái cốc.
HS quan sát để nhận biết cách vẽ màu.
- HS thực hành cá nhân, vẽ cái cốc vào vở sao cho vừa với phần giấy quy định.
- Hoàn thành bài vẽ .
- HS nhận xét xếp loại bài vẽ .
- Chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Về nhà quan sát các con vật .
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 4)
Bài 15: 	 Vẽ tranh
 vẽ chân dung
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu đặc điểm,hình dáng của một số khuôn mặt người.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung đơn giản. 
- Học sinh biết quan tâm đến mọi người. 
II- Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: - Một số ảnh chân dung. Hình gợi ý cách vẽ. 
- Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, học sinh.Tranh vẽ về các đề tài khác. 
2- Học sinh:- Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:- Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: (1phút) - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh chân dung để các em nhận biết được đặc điểm của từng khuôn mặt.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: H/D quan sát, nhận xét: (3phút)
- Giáo viên giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng:
- Gv yêu cầu HS so sánh tranh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt để các em phân biệt .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được.
+ Hình dáng khuôn mặt (hình trái xoan, hình vuông, hình tròn ...)
+ Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm , ....
- Giáo viên tóm tắt:
Hoạt động 2: H/d cách vẽ chân dung: (7phút)
- Giáo viên gợi ý cách vẽ hình.
- Quan sát người mẫu, vẽ hình từ khái quát đến chi tiết:
+ Phác hình khuôn mặt 
+ Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt;
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng ... 
+ Vẽ các nét chi tiết đúng với nhân vật.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ màu.
- Giáo viên cho xem một số bài vẽ chân dung của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: (20phút)
- GV tổ chức cho HS vẽ theo nhóm (quan sát và vẽ bạn trong nhóm).
- Giáo viên gợi ý cho HS vẽ theo các bước đã HD 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: (3phút)
- Giáo viên cùng học sinh chọn và treo một số tranh lên bảng. Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét:
- Gv yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ về một số bài vẽ, xếp loại bài vẽ theo ý thích.
- Giáo viên bổ sung cho ý kiến của HS, kết luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
GV giáo dục HS quan tâm giúp đỡ người xung quanh. 
* Dặn dò: (1phút) - Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau.
- HS quan sát và nêu sự khác nhauHS nêu nhận xét.
- HS quan sát để nêu nhận xét.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ 
- Nêu các bước vẽ .
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS xem và nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
- Các nhóm thực hành vẽ tranh.
- Hoàn thành bài vẽ .
- Các nhóm treo tranh lên bảng, nhận xét xếp loại từng tranh.
- Nêu cảm nghĩ của mình về một số bài vẽ.
- Xếp loại bài vẽ,chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- HS chú ý lắng nghe.
Về nhà sưu tầm các loại vỏ hộp.
Mĩ thuật (lớp 3A):
Bài 15:Tập nặn tạo dáng : Nặn con vật
(Đã thiết kế dạy lớp 3B thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009)
Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 2 )
Bài 16: 	 Tập nặn tạo dáng
 Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.
- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật theo cảm nhận của mình.
 - Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng khác nhau.
- Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 
2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ.
 - Đất nặn (đất sét hoặc đất dẻo có màu) hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán, ...
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
- Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
- Giáo viên bắt cái cho các em hát một số bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu học sinh gọi tên các con vật trong các bài hát đó.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn quan sát, nhận xét: 
 Giáo viên giới thiệu hình ảnh các con vật vàGợi ý để HS quan sát nêu nhận xét :
* Con vật này gồm có những bộ phận chính nào? 
* Em nhận ra con voi, con mèo nhờ những đặc điểm nào?
* Con mèo thường có màu gì? 
* Hình dáng của con vật khi đi, đứng, nằm, chạy..
HĐ2 (6’) HD cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật:
- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:
* Cách nặn: - Có 2 cách nặn:
+ Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật 
- Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ...
*Nếu HS không mang đủ đất Gv HD cách vẽ hoặc cách xé dán:
Hoạt động 3: (21 ) Hướng dẫn thực hành: 
 Bài tập: Vẽ hoặc xé dán con vật mà em yêu thích.
- Giáo viên gợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn:
- Học sinh làm bài tự do. 
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét 
 Hình dáng, đặc điểm con vật. Màu sắc.
- Gv cho học sinh chọn ra bài đẹp mà mình thích.
* Dặn dò:- Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng.
- HS quan sát và nêu nhận xét :
+ Tên các con vật.
+ Sự khác nhau về hình dáng và màu sắc ... 
 - HS nêu nhận xét theo gợi ý của Gv - Lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS quan sát để nhận biết cách nặn hoặc cách vẽ, xé dán.
- HS nêu lại cách nặn.
 - HS thực hành .
 - Hoàn thành bài .
- Trình bày sản phẩm lên bảng 
- Nhận xét và xếp loại bài vẽ , bài nặn hoặc bài xé dán của bạn .
Chọn ra bài đẹp .
- Thực hiện theo yêu cầu của GV 
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 1)
Bài 17: Vẽ tranh ngôi nhà của em
I- Mục tiêu Giúp học sinh:
- Biết cách tìm hiểu nội dung đề tài .
- Biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà của em.
- Vẽ được bức tranh có hình ngôi nhà .
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: Một số tranh, ảnh phong cảnh có nhà, có cây
- Hình minh họa cách vẽ ; một vài tranh phong cảnh của học sinh năm trước.
2- Học sinh: - Vở tập vẽ 1. Bút chì, chì màu, bút dạ ....
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A.ổn định tổ chức:( 1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (3’) Giới thiệu bài và cách vẽ tranh: 
- Gv giới thiệu tranh, ảnh phong cảnh hoặc hình vẽ ở Bài 17 gợi ý cho học sinh quan sát, nhận xét:
+ Bức tranh, ảnh này có những hình ảnh gì?
+ Các ngôi nhà trong tranh, ảnh như thế nào?
+ Kể tên những phần chính của ngôi nhà ?
+ Ngoài ngôi nhà, tranh còn vẽ thêm những gì?
 Giáo viên tóm tắt: 
Hoạt động 2: ( 7’) Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- Giáo viên hướng dẫn cho các em cách vẽ:
+ Vẽ ngôi nhà: phải vẽ mái ngói trước
+ Vẽ tường, vẽ cửa ra vào, cửa sổ.
+ Có thể thêm cây cối, ông mặt trời ... 
- Giáo viên cho xem một số bài của lớp trước để các em học tập cách vẽ.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ ngôi nhà của em.
Gv tổ chức cho HS thực hành, Quan sát và yêu cầu HS : - Vẽ hình vừa với phần giấy ở Vở tập vẽ 1.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Hoàn thành bài tại lớp.
Hoạt động 4: ( 4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên thu một số bài hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét về : cách vẽ hình,vẽ màu, về cách sắp xếp các hình ảnh.
- Yêu cầu học sinh chọn ra bài vẽ đẹp.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Dặn dò: Quan sát cảnh nơi mình ở.
- HS quan sát và nêu nhận xét.
Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS nêu .
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ .
- HS nêu các bước vẽ - lớp nghe nhận xét bổ sung.
- HS xem để học tập cách vẽ .
- HS thực hành vẽ vào vở .
- Hoàn thành bài vẽ .
 - HS nhận xét xếp loại bài vẽ theo gợi ý của Gv .
 - Chọn ra bài vẽ đẹp .
- VN quan sát nơi mình ở .
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2009 
Mĩ thuật : (lớp 2)
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
 Xem tranh dân gian việt nam
I- Mục tiêu:
- HS hiểu vài nét về đặc điểm của tranh dân gian Việt nam
- Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.
- Yêu thích tranh dân gian. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Tranh Phú quý, gà mái (tranh to).
- Sưu tầm thêm một số tranh dân gian có khổ to (lợn nái, chăn trân , gà đại cát, ...)
2- Học sinh: - Sưu tầm tranh dân gian (in ở sách, báo, lịch, ...)
- Sưu tầm các bài vẽ của các bạn năm trước. 
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài: (4’) - Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian và gợi ý học sinh nhận biết:
+ Tên tranh ; Các hình ảnh trong tranh .
+ Những màu sắc chính trong tranh .
 - Giáo viên tóm tắt:
+ Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời, 
+ Tranh do các nghệ nhân làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tác. GV nói về cách sáng tác tranh của dòng tranh Đông Hồ .
Hoạt động 1: Hướng dẫn xem tranh: 
* HD xem tranh Phú quý : (13’ )
- Giáo viên tổ cho học sinh xem tranh theo nhóm gợi ý học sinh :
+ Tranh có những hình ảnh nào 
+ Hình ảnh chính trong bức tranh ?
+ Hình em bé được vẽ như thế nào?
- Giáo viên phân tích thêm và gợi ý để HS nêu các hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- Giáo viên nhấn mạnh: Tranh Phú quý nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống: mong cho con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý.
*HD xem tranh : Gà mái (15’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và gợi ý:
+ Hình ảnh nào nổi rõ nhất trong tranh ?
 + Hình ảnh đàn gà được vẽ thế nào ? 
+ Những màu nào có trong tranh ? 
- Giáo viên nhấn mạnh:Bức tranh nói lên sự yên vui của "gia đình" nhà gà, cũng là mong muốn cuộc sống đầm ấm, no đủ của người nông dân.
- Giáo viên hệ thống lại nội dung bài học và nhấn mạnh vẻ đẹp của tranh dân gian 
Hoạt động 2: (2’) Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi học sinh tích cực phát biểu.
* Dặn dò: 
- Về nhà sưu tầm thêm tranh dân gian.
- Sưu tầm tranh thiếu nhi.
- HS xem tranh và nêu nhận xét theo gợi ý của Gv .
- Lớp nghe nhận xét bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe .
- HS xem tranh các nhóm thảo luận và cử đại diện nêu nhận xét :
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS chú ý lắng nghe .
- Các nhóm xem tranh thảo luận đưa ra ý kiến .
- Cử đại diện nêu ý kiến .
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
 - HS chú ý theo dõi, lắng nghe.
- Về nhà thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 2)
Bài 18: 	 Vẽ trang trí
 Vẽ màu vào hình có sẵn
 (Hình Gà mái - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu biết thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam.
- Biết vẽ màu vào hình có sẵn.
- Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Tranh dân gian Gà mái. Phóng to hình vẽ Gà mái (chưa vẽ màu).
- Một vài bức tranh dân gian như: Gà trống, chăn trâu, ... 
- Một số bài vẽ màu của học sinh năm trước. Màu vẽ. 
2- Học sinh: Vở tập vẽ. Màu vẽ, bút dạ, chì màu, sáp màu. 
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra sĩ số lớp.Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:* Giới thiệu bài: (1’) - Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian để các em nhận biết được cách vẽ màu tranh dân gian.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: (3’) H.d HS quan sát, nhận xét: 
- Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ nét Gà mái (vẽ bằng nét đen) để các em nhận ra:
+ Hình vẽ có gà mẹ và nhiều gà con.
+Gà mẹ to ở giữa, vừa bắt được con mồi.
+ Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với nhiều dáng khác nhau. 
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn cách vẽ màu:
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại màu của con gà 
- Học sinh tự chọn màu rồi vẽ theo ý thích.
- Có thể vẽ màu nền hoặc không.
- Giáo viên cho học sinh xem một vài bài vẽ màu khác nhau của học sinh năm trước.
Hoạt động 3: (21’) Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ màu vào hình có sẵn.
- Giáo viên tổ chức cho HS thực hành theo nhóm .
- Học sinh vẽ màu theo ý thích và trí tưởng tượng của mình. 
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và gợi ý các em nhận xét:
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh về:
+ Cách vẽ màu (ít ra ngoài hình)
+ Màu tươi sáng, nổi hình các con gà. 
* Dặn dò: Sưu tầm tranh dân gian 
- HS quan sát tranh vẽ nét Gà mái và nêu các hình vẽ có trong hình.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nhớ lại và nêu màu của con gà.
- HS lựa chọn màu để vẽ .
- HS xem bài vẽ màu của HS năm trước nêu nhận xét rút kinh nghiệm 
- Các nhóm thi nhau vẽ màu vào hình vẽ phóng to.
- Hoàn thành bài vẽ .
- Các nhóm trưng bày bài vẽ trên bảng lớp.
- Nhận xét xếp loại bài vẽ, chọn ra bài vẽ đẹp.Tuyên dương nhóm có bài vẽ đẹp.
- Về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 4)
Bài 18: Vẽ theo mẫu
 Tĩnh vật lọ và quả 
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.
- Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu; vẽ được màu theo ý thích.
- Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. 
II- Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
1- Giáo viên: - Một số mẫu lọ và quả khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ (cách bố cục, vẽ khung hình và vẽ hình).
- Sưu tầm một số tranh vẽ lọ và quả của họa sĩ và của học sinh. 
2- Học sinh: - Giấy vẽ hoặc Vở thực hành. Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A- ổn định tổ chức:- Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1’)Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh một số lọ hoa và quả khác nhau, Gv dẫn dắt giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 (4’)Hướng dẫn quan sát, nhận xét 
 Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét:
- Bố cục của mẫu: chiều rộng, chiều cao của toàn bộ mẫu; vị trí của lọ và quả (ở trước, ở sau, tách rời, che khuất nhau, ...)
- Hính dáng, tỉ lệ của lọ và quả.
- Đậm nhạt và màu sắc của mẫu. 
Hoạt động 2: (5’)Hướng dẫn cách vẽ lọ và quả
 Giáo viên giới thiệu mẫu và yêu cầu học sinh nhắc lại trình tự các bước vẽ theo mẫu.
+ Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung hình theo chiều ngang hoặc chiều dọc tờ giấy 
Gv củng cố lại cách vẽ qua hình gợi ý cách vẽ 
Hoạt động 3: (21’) Hướng dẫn thực hành: 
+ Bài tập: Vẽ lọ và quả 
- Giáo viên tổ chức cho HS thực hành hướng dẫn và nhắc nhở HS :
+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.
+ ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả .
- Học sinh làm bài. 
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về:
+ Bố cục tỉ lệ. Hình vẽ, nét vẽ.
+ Đậm nhạt và màu sắc.
- Giáo viên cùng học sinh xếp loại bài vẽ và khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp. 
* Dặn dò: Sưu tầm và tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam.
- HS quan sát và nêu nhận xét theo gợi ý của GV .
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu lại trình tự các bước của bài vẽ theo mẫu .
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ.
- HS thực hành vẽ theo mẫu .
- Quan sát kỹ mẫu để vẽ khung hình phù hợp .
- Vẽ đậm nhạt, hoàn thành bài.
- Trưng bày bài vẽ trên bảng lớp.
- Nhận xét xếp loại bài vẽ .
- Chọn ra bài vẽ đẹp.
- Thực hiện theo yêu cầu của Gv.
Mĩ thuật : (lớp 3A )
Vẽ theo mẫu :Vẽ lọ hoa
(Đã thiết kế dạy lớp 3 B thứ 2 ngày 14 tháng 12 năm 2009)
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2009
Mĩ thuật : (lớp 2 )
Bài 19: Vẽ tranh
 Đề tài Sân trường trong giờ ra chơi
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi. Vẽ được tranh theo ý thích.
- GD HS tình cảm yêu quý ngôi trường của em. 
II- Chuẩn bị đồ dùng:
1- Giáo viên:- Tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh ở sân trường.
 - Bài vẽ của học sinh năm trước. 
2- Học sinh:- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ. Bút chì, màu vẽ. 
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A-ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ.
B- Dạy bài mới:* Giới thiệu bài: (1’) Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh có nội dung đề tài sân trường trong giờ ra chơi để các em nhận biết được cách sắp xếp bố cục và cách vẽ màu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 (3’)HD tìm, chọn nội dung đề tài 
 - Giáo viên dùng tranh, ảnh giới thiệu để học sinh nhận biết:
+ Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ chơi
+ Các hoạt động của học sinh trong giờ chơi như: Nhảy dây; đá cầu ; múa, hát; chơi bi ...
+Quang cảnh sân trường:Cây, bồn hoa
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm, chọn nội dung vẽ tranh:
Hoạt động 2: (6’) Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ:
+ Vẽ hình chính trước sao cho rõ nội dung.
+ Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm sinh động.
+Vẽ màu: Vẽ màu tươi sáng,có màu đậm,màu nhạt. Nên vẽ màu kín hình và nền.
- Giáo viên cho xem một số bài vẽ tranh đề tài sân trường trong giờ ra chơi của lớp trước để các em học tập cách vẽ hình và vẽ màu.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn thực hành: 
+ Cho HS nêu yêu cầu của bài tập: 
- Giáo viên gợi ý học sinh vẽ,quan tâm giúp đỡ một số em còn lúng túng.
Hoạt động 4: (4’) Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên chọn và giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành, gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Nội dung ; hình vẽ ; màu sắc của tranh .
- Giáo viên tóm tắt và yêu cầu học sinh tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng.
* GD HS tình cảm yêu quý ngôi trường của em.
*Dặn dò : - Hoàn thành bài vẽ ở nhà. 
- Quan sát cái túi xách (hình dáng, các bộ phận, màu sắc và cách trang trí).
- HS quan sát để nhận biết sự nhộn nhịp của sân trường, các hoạt động của các bạn học sinh
- HS nêu hoạt động mà mình chọn để vẽ tranh, các dáng vẻ của người trong hoạt động.
- HS quan sát để nhận biết cách vẽ tranh.
- Nêu các bước vẽ tranh.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS xem bài vẽ của HS năm trước ,nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
- HS thực hành vẽ tranh theo ý thích. Vẽ màu, hoàn thành bài.
- HS nhận xét xếp 

File đính kèm:

  • docMi thuat lop 2.doc