Bài giảng Bài 12: Sự biến đổi chất (1 tiết)

Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia đôi.

- Đưa nam châm lại gần phần 1.

- Bột sắt bị hút.

- Hiện tượng vật lý, do sắt vẫn còn nguyên.

2. Cho phần còn lại vào ống nghiệm và đun mạnh đáy ống nghiệm một lát rồi ngừng. Sau đó đưa nam châm lại gần chất rắn không bị nam châm hút Chất rắn không còn tính chất của sắt (không còn sắt)

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 12: Sự biến đổi chất (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 12: sự biến đổi chất (1 tiết) – Hoá 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Phân biệt được:
	- Hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra khi chất chỉ biến đổi trạng thái mà vẫn giữ nguyên các thành tố tạo nên chất ban đầu (các phân tử không thay đổi).
	- Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác (phân tử chất cũ mất đi để tạo ra phân tử chất mới).
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện một số thao tác thí nghiệm và rèn luyện thói quen quan sát, nhận xét, tìm cách giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm.
II. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Vào bài (5 phút)
	- GV làm hai thí nghiệm sau:
	a) Đun nước cho sôi (có các bọt khí thoát ra).
	b) Thả bột đá vôi vào dung dịch axit HCl (hoặc thả đất đèn CaC2 vào nước).
	Cho HS quan sát và đề xuất câu hỏi: 2 hiện tượng quan sát được có khác nhau không ?
	- HS: về hiện tượng nhìn thấy thì không khác nhau !
	- GV: Bản chất của hai hiện tượng này hoàn toàn khác nhau. Một hiện tượng không có sự biến đổi chất, còn ở hiện tượng kia chất cũ đã mất đi biến đổi thành chất mới.
	- GV: có thể chứng minh bằng cách thêm một vài giọt phenolphtalein vào 2 cốc sau thí nghiệm -> một cốc sẽ thấy xuất hiện màu hồng -> chứng tỏ nước đã biến mất và tạo ra chất mới.
2. Hoạt động 2: Hiện tượng vật lý?
	a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được hiện tượng vật lý là hiện tượng xảy ra không có sự biến đổi về chất.
	b) Các bước tiến hành: (10 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. GV cho HS làm thí nghiệm.
- GV: nước lỏng so với nước đá về chất có gì khác không?
- GV yêu cầu HS nếm nước đường và nhận xét về vị?
2. Nhận xét?
- Các phân tử cấu tạo nên chất có thay đổi không?
1. Thí nghiệm nước đá chảy lỏng.
- TN hoà tan đường vào nước.
- Nước đá chảy lỏng vẫn là nước. Nước đường vẫn có vị ngọt.
2. Trong 2 TN trên: nước cũng như đường vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Các phân tử cấu tạo nên chất vẫn giữ nguyên.
	c) Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu thì được gọi là hiện tượng vật lý.
3. Hoạt động 3: Hiện tượng hoá học?
	a) Mục tiêu: Giúp HS nắm được hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi chất này sang chất khác.
	b) Các bước tiến hành: (15 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. GV cho HS làm thí nghiệm.
- Chất gì bị hút trên nam châm?
- Hiện tượng này được gọi là gì?
2. Hướng dẫn HS tiếp tục làm TN đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh.
- Quan sát màu sắc của chất rắn?
- Chất rắn có còn bị nam châm hút nữa không ? Vì sao ?
- Vậy khi đun nóng sắt biến đi đâu?
3. Hướng dẫn HS làm TN đun nóng đường kính.
- Nhận xét màu của đường?
- Trên thành ống nghiệm có gì?
- Nếu biết thành phần của đường là Cn(H2O)m thì có thể suy ra chất màu đen trên là chất gì?
- Vậy, khi đun nóng sắt với lưu huỳnh và đun nóng đường thì các chất sắt, lưu huỳnh, đường có còn nguyên không?
1. Trộn đều bột sắt với bột lưu huỳnh rồi chia đôi.
- Đưa nam châm lại gần phần 1.
- Bột sắt bị hút.
- Hiện tượng vật lý, do sắt vẫn còn nguyên.
2. Cho phần còn lại vào ống nghiệm và đun mạnh đáy ống nghiệm một lát rồi ngừng. Sau đó đưa nam châm lại gần đ chất rắn không bị nam châm hút đ Chất rắn không còn tính chất của sắt (không còn sắt) đ Khi đun nóng sắt kết hợp với lưu huỳnh tạo ra chất mới.
3. Cho một ít đường kính trắng vào ống nghiệm và đun nóng đáy ống nghiệm.
- Đường màu trắng chuyển thành màu đen, trên thành ống nghiệm có những giọt nước.
- Chất màu đen trên là than (C).
- Sắt, Lưu huỳnh, Đường đã mất đi để tạo ra các chất mới: chất rắn không bị nam châm hút; C và nước.
	c) Kết luận: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hoá học.
4. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò: (15 phút)
	1. GV: Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? Giải thích.
	a) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
	b) Khi đốt, cồn cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
	c) Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua.
	d) Đinh sắt để trong không khí bị gỉ.
	e) Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và đem tán thành đinh.
	f) Cho vôi sống vào nước ta thu được vôi tôi.
	- HS: + (a), (c), (e) là hiện tượng vật lý vì cồn, dây tóc, bóng đèn, dây sắt vẫn còn nguyên sau khi hiện tượng xảy ra.
	+ (b), (d), (f) là hiện tượng hoá học vì cồn đã bị cháy tạo ra chất mới là khí cacbonic và hơi nước, đinh sắt bị biến mất tạo ra gỉ sắt, vôi sống bị biến mất tạo ra vôi tôi.
	2. GV: Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc sau đó nến lỏng chuyển thành hơi, hơi nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước. Trong thí nghiệm trên, giai đoạn nào có hiện tượng vật lý? Giai đoạn nào có hiện tượng hoá học?
	HS: 	- Hiện tượng vật lý: nến chảy lỏng và nến lỏng chuyển thành hơi.
	- Hiện tượng hoá học: nến cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
	3. Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước hiện tượng mà em cho là đúng:
	a) Hiện tượng hoá học:	A. Nung cháy vôi trong lò.
	B. Muối ăn kết tinh trong ruộng muối.
	C. Thủy triều dâng lên trên bãi biển.
	D. Đun nước ở 1000C thì nước sôi và bốc hơi.
	b) Hiện tượng vật lý:	A. Đốt đèn dầu cháy sáng.
	B. Khí phụt ra khi mở chai nước ngọt.
	C. Cho nước vào vôi sống thì sủi bọt mạnh và 
	 nhiệt toả ra mãnh liệt.
	D. Sắt bị gỉ khi để ngoài không khí.
	HS: Khoanh tròn: a) A	b) B
Về nhà: 	- Bài tập 1; 2 trang 47/SGK.
	- Bài tập 12.1 ; 12.2 ; 12.3 ; 12.4 trang 15/SGK.

File đính kèm:

  • docBai12-subiendoichat.doc
Bài giảng liên quan