Bài giảng Bài 12 : Sự biến đổi chất (tiết 21)
b) Đổ phần 2 vào ống nghiệm. Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm một lát rồi ngừng đun.
1) Sự biến đổi màu sắc của hỗn hợp như
thế nào ?
Trả lời : chuyển dần thành màu xám.
2) Sau khi đun, lấy chất rắn trong ống nghiệm ra đưa lại gần nam châm thì như thế nào ?
- Đưa nam châm lại gần thì không bị nam châm hút như sắt.
Trả lời : - không thấy hiện tượng gì.
- Ta thấy rằng chất rắn sau phản ứng không bị nam châm hút đó là hợp chất sắt (II) sunfua. Vậy khi đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới.
Bài 12 : CÂU HỎI KIỂM TRA BÀI CŨCâu 1 : Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của :a. Nước.b. Muối ăn.c. Đường, biết phân tử gồm 12C, 22H, 11O.Giải :a. Công thức hoá học của nước là : H2O. Phân tử khối bằng : 2 x 1 + 16 = 18 (đvC).b. Công thức hoá hoá học của muối ăn (natriclorua) : NaCl. Phân tử khối bằng : 23 + 35,5 = 58,5 (đvC).c. Công thức hoá học của đường: C12H22O11. Phân tử khối bằng : 12 x 12 + 1 x 22 + 11 x 16 = 342 (đvC).Câu 2 : a. Hãy nói cách tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp gồm lưu huỳnh và sắt ?b. Muối ăn có lẫn chất bẩn, trình bày cách tách sạch muối ăn ?Giải :a. Đưa nam châm lại gần hỗn hợp sắt và lưu huỳnh, sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp, còn lưu huỳnh thì không. Vậy ta đã tách được mỗi chất ra khỏi nhau.b. Cho muối ăn có lẫn tạp chất vào cốc, cho nước cất vào hòa tan hết muối ăn.- Sau đó đem dung dịch lọc qua phễu có để giấy lọc. Các chất bẩn nằm lại bên trên giấy lọc.- Lấy phần dung dịch bên dưới đem đun nóng. Vì nhiệt độ sôi của nước 1000C, còn nhiệt độ sôi của muối ăn 14500C, nên nước bốc hơi trước, phần còn lại là muối ăn ở dạng rắn nằm ở dưới cốc sứ. Vậy ta đã làm sạch muối ăn có lẫn chất bẩn.Câu hỏi : Em có nhận xét gì về các quá trình trên ?Trả lời : nước cũng như muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.- Những biến đổi qua 2 ví dụ trên gọi là hiện tượng vật lí.2) Kết luận : Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí.II. Hiện tượng hoá học1) Thí nghiệmThí nghiêm 1 : trộn đều lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt, được hỗn hợp 2 chất. Chia hỗn hợp làm hai phần.a) Đưa nam châm lại phần 1Câu hỏi : Đưa nam châm lại gần, chất nào bị hút lên ?Trả lời : sắt bị hút lên.- Sắt vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp, lưu huỳnh cũng vậy.b) Đổ phần 2 vào ống nghiệm. Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm một lát rồi ngừng đun.1) Sự biến đổi màu sắc của hỗn hợp như thế nào ?Trả lời : chuyển dần thành màu xám.2) Sau khi đun, lấy chất rắn trong ống nghiệm ra đưa lại gần nam châm thì như thế nào ?- Đưa nam châm lại gần thì không bị nam châm hút như sắt.Trả lời : - không thấy hiện tượng gì.- Ta thấy rằng chất rắn sau phản ứng không bị nam châm hút đó là hợp chất sắt (II) sunfua. Vậy khi đun nóng, lưu huỳnh tác dụng với sắt, biến đổi thành chất mới.Thí nghiệm 2 :- Lấy đường cho vào 2 ống nghiệm (1) và (2).- Đun nóng ống nghiệm 2 một lát.Câu hỏi :1) Đường trắng chuyển sang màu gì ?Trả lời : chuyển dần thành màu đen (là than).2) Em quan sát trên ống nghiệm thấy có gì ?Trả lời : Những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm.3) Vậy khi đun nóng đường được phân huỷ thành mấy chất ?Trả lời : 2 chất đó là than và nước.Ở TN 1b, TN2, lưu huỳnh, sắt, đường đã biến đổi thành chất khác.Sự biến đổi như vậy thuộc loại hiện tựơng hóa học.- Lưu huỳnh kết hợp với sắt tạo thành sắt (II) sunfua.- Đường đun nóng biến đổi thành hai chất mới là nước và than.2) Kết luận :Hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hoá học.Củng cố :Làm phiếu học tập : 1, 2 /47 SGK.Dặn dò : - BTVN 3/47 SGK.- Xem trước bài phản ứng hoá học.
File đính kèm:
- Copy of su bien doi chat.ppt