Bài giảng Bài 12: Sự biến đổi chất (tiết 24)

Thí nghiệm 1: Trộn đều một lượng bột S (hơi dư) với một lượng bột sắt, được hỗn hợp A. Chia A làm hai phần. Lấy phần thứ nhất cho vào ống nghiệm rồi đun nóng. HS quan sát và rút ra nhận xét? Sau khi để nguội sản phẩm, đưa nam châm vào 2 phần, HS quan sát và rút ra nhận xét?

 

ppt16 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 12: Sự biến đổi chất (tiết 24), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Kiểm tra bài cũDung dịch muối ăn gồm mấy loại phân tử. Khi cô cạn ta thu được những loại chất nào? Cho biết trạng thái của các chất thu được trong quá trình cô cạn?Đáp án Dung dịch muối ăn gồm 2 loại phân tử. Khi cô cạn ta thu được nước và muối ăn. Nước thu được ở trạng thái hơi (nếu làm lạnh được chất lỏng); muối ăn thu được ở trạng thái rắn (kết tinh).Bài 12: Sự biến đổi chấtGiáo viên:Trường: I. Hiện tượng vật líBiết rằng nước đá dễ chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại hơi nước làm lạnh chuyển thành chất lỏng. - Hãy cho biết hiện tượng tạo mưa trong tự nhiên?- Tại sao sử dụng dây đồng, dây nhôm làm dây điện?Đáp án- ở nhiệt độ cao nước bốc lên thành hơi, tụ lại thành những đám mây, khi gặp khoảng nhiệt độ thấp, vừa đủ tạo thành nước lỏng rơi xuống mặt đất tạo mưa.- Vì dây đồng, dây nhôm dẫn điện. Có nhận xét gì về sự biến đổi chất và trạng thái của chất trong trường hợp hoà tan và cô cạn dung dịch muối ăn?+ Xảy ra quá trình hoà tan, bay hơi và ngưng tụ.+ Trong các quá trình xảy ra nước và muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, chỉ thay đổi các trạng thái rắn, lỏng hoặc hơi (khí) của các chất. Sự biến đổi trạng thái nhưng vẫn giữ nguyên thành phần của chất gọi là hiện tượng vật lí.I. Hiện tượng hoá họcThí nghiệm 1: Trộn đều một lượng bột S (hơi dư) với một lượng bột sắt, được hỗn hợp A. Chia A làm hai phần. Lấy phần thứ nhất cho vào ống nghiệm rồi đun nóng. HS quan sát và rút ra nhận xét? Sau khi để nguội sản phẩm, đưa nam châm vào 2 phần, HS quan sát và rút ra nhận xét?+ Phần thứ nhất: hỗn hợp cháy sáng lên, để nguội được chất rắn màu xám.+ Khi đưa nam châm vào phần thứ nhất không thấy hiện tượng gì, còn khi đưa nam châm vào phần thứ 2 thì thấy có rất nhiều bột sắt bám vào.Thí nghiệm 2: Cho một ít đường trắng vào hai ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm thứ nhất. HS quan sát và rút ra nhận xét? Nhận xét: ở ống nghiệm thứ nhất thấy có chất màu đen (than), trên thành ống nghiệm đọng lại những giọt nước.Vậy khi đun nóng đường chuyển thành chất mới là than và nước.Hiện tượng đun nóng bột S với bột sắt và đun nóng đường là hiện tượng hoá học. Vậy hiện tượng hoá học là gì? Phân biệt với hiện tượng vật lí?Hiện tượng chất ban đầu sau khi có tác động nào đó biến đổi thành chất khác gọi là hiện tượng hoá học. Hiện tượng vật lí là hiện tượng không làm thay đổi bản chất của chất ban đầu.Trong số các quá trình sau, hãy cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lí:Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh.Hoà loãng axit axetic bằng nước được dung dịch axit axetic loãng dùng làm giấm ăn.Vành xe đạp bằng sắt để lâu trong không khí bị phủ bởi một lớp gỉ có màu nâu đỏ.Cho vôi sống vào nước ta thu được vôi chín (vôi tôi).Đáp án:Hiện tượng vật lí, sắt chỉ biến đổi về hình dạng.Hiện tượng vật lí, axit axetic vẫn giữ nguyên bản chất của chất.Hiện tượng hoá học, sắt biến đổi thành chất màu nâu đỏ.Hiện tượng hoá học, vôi sống đã chuyển thành chất mới là vôi chín (vôi tôi).

File đính kèm:

  • pptBAI 12.H8.ppt
Bài giảng liên quan