Bài giảng Bài 12 - Tiết 12: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời lý

Phần bệ tượng gồm 2 phần toà sen và đế tượng.

Đế tượng hình bát giác được chạm trổ hình hoa văn, hoạ tiết rất tinh tế.

Hoạt động 3:

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật trang trí: Con rồng thời Lý.

-Học sinh đọc bài và quan sát hình tượng con rồng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 12 - Tiết 12: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời lý, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày 16 tháng 11 năm 2008
Bài 12: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT.. 
Tiết 12: MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 
 CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ
A. MỤC TIÊU:
-Kiến thức:Hs hiểu biết thêm một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lý.
-Kĩ năng: Học sinh nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của mộy số công trình, sản phẩm của mĩ thuật thời Lý thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
-Thái độ: Học sinh biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lý nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
-Trực quan
-Vấn đáp.
-Luyện tập.
-Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ.
 Giáo viên:
-Tài liệu tham khảo.
-Đồ dùnh dạy học:
+Tranh ảnh liên quan đến bài giảng.
+Máy vi tính và Projector.
 Học sinh:
-Xem trước nội dung bài học mới
-Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1
4
5
10
10
I.Ổn định tổ chức.
-Kiểm tra sỉ số.
II. Kiểm tra.
Nêu các cách sử dụng màu trong trang trí?
III.Nội dung bài mới.
Đặt vấn đề: 
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
Hoạt động 1. 
Hướng dẩn học sinh tìm hiểu công trình kiến trúc Chùa Một Cột (Hà Nội)
-Giáo viên phân nhóm hoạt động cho học sinh.
-Nhóm 1: đọc và thảo luận phần I để đặt ra các câu hỏi thảo luận trao đổi với 3 nhóm còn lại. Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim về Chùa Một Cột.
-Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh về Chùa Một Cột.
Xuất phát từ mong ước của Vua Lý Thái Tông ngôi Chùa Một Cột được xây dựng với hình tượng bông sen nở giữa lòng hồ.
Minh họa hình vẽ hoặc hình ảnh trên máy.
Chùa Một Cột còn có tên là Chùa Diên Hựu. Xây dựng vào năm 1047. Có kết cấu hình vuông đặt trên cột đá có đường kính 1,25m. 
Hình dáng: như đoá sen nở giữa lòng hồ Linh Chiểu.Bố cục quy tụ về điểm trung tâm. 
Đường nét: nét cong mềm mại của mái, nét thẳng chắc khoẻ của cột, nét gấp khúc của các con sơn trụ. Tạo nên sự hài hoà với những khoảng sáng, tối trong một không gian yên ả.
-Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm điêu khắc Tượng A-di-đà.
-Học sinh đọc phần 2 và quan sát hình ảnh tượng A-di-đà.
-Nhóm 2 thảo luận đưa ra câu hỏi để trao đổi với các nhóm còn lại.
-Giáo viên phân tích cụ thể hơn qua hình ảnh:
+Chất liệu: đá xanh nguyên khối.
+Bố cục hài hoà giữa 2 phần tượng và bệ.
+Tượng tuân theo quy tắc của nhà Phật nhưng không bị gò bó bởi cách diễn tả đường nét mềm mại nuột nà, dịu dàng, trong sáng và lặng lẽ, đầy nữ tính.
 Phần bệ tượng gồm 2 phần toà sen và đế tượng. 
Đế tượng hình bát giác được chạm trổ hình hoa văn, hoạ tiết rất tinh tế.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật trang trí: Con rồng thời Lý.
-Học sinh đọc bài và quan sát hình tượng con rồng.
-Nhóm 3 thảo luận đưa ra câu hỏi trao đổi với các nhóm còn lại.
-Giáo viên phân tích cụ thể hơn những nét đặc trưng của hình tượng con rồng thời Lý. Dáng dấp hiền hoà, mềm mại khác với những hình tượng con rồng của các triều đại khác như thế nào?
Hoạt động 4:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật Gốm thời Lý.
-Học sinh đọc bài và quan sát một số đồ gốm thời Lý.
-Nhóm 4 thảo luận đưa ra câu hỏi trao đổi với các nhóm còn lại.
-Giáo viên phân tích cụ thể hơn:
 Nghệ thuật gốm thời Lý phát triển mạnh và đạt đến dỉnh cao.
 Có các trung tâm lớn sản xấu gốm: Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá
 Đồ gốm có nhiều thể dạng khác nhau.
 Chế tác được nhiều loại men gốm quý hiếm: men ngọc, men lục, men da lơn, men trắng ngà
-Đặc điểm của gốm thời Lý:
+Xương gốm mỏng nhẹ, nét khắc chìm, phủ men đều, bóng mịn và có độ nông sâu.
+Dáng thanh thoát trau chuốt mang vẻ đẹp trang trọng quý phái.
Hoạt động 5:
Đánh giá kết quả học tập.
-Giáo viên tổ chức trò chơi vui học- học vui để củng cố bài học.
NỘI DUNG CƠ BẢN
I. Kiến trúc.
Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu)
Chùa Một Cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng chủa các nghệ nhân thời Lý, đồng thời là một công trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc.
II, ĐIÊU KHẮC VÀ GỐM.
1. Điêu khắc.
*Tượng A-di-đà:
-Được tạc từ khối đá nguyên màu xanh xám. Bố cục hài hoà, cân đối.
-Tuy phải tuân theo quy ước của nhà Phật song không bị gò bó bởi cách diễn tả mềm mại nuột nà, phối hợp với hoạ tiết trang trí tỉ mỉ.
-Pho tượng là hình mẫu của cô gái với vẻ đẹp trong sáng, lặng lẽ và lắng đọng đầy nữ tính nhưng vẫn không mất đi vẻ trầm mặc của tượng A-di-đà.
* Con rồng thời Lý
Dáng dấp hiền hoà, mềm mại, uốn lượn hình chữ S nhịp nhàng uyển chuyển. Là hình tượng đặc trưng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.
2. Gốm.
 Nghệ thuật gốm rất tinh xảo.
 Chất màu men phong phú.
 Xương gốm mỏng, nhẹ.
 Nét khắc chìm uyển chuyển.
 Hình dáng nhẹ nhàng, thanh thoát, trau chuốt, mang vẻ đẹp trang trọng, 
 Đề tài trang trí: chim muông, hoa sen, đài sen, lá sen.
 IV. Dặn dò:
-Học bài củ.
-Chuẩn bị bài học mới: 
+Xem trước bài 13.
+Chuẩn bị đồ dùng học tập phân môn vẽ tranh.
+Sưu tầm tranh, ảnh về Bộ đội để vẽ tranh về đê tài Bộ đội.

File đính kèm:

  • doc12.6.doc