Bài giảng Bài 13: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ (tiếp)

Bài 2: Trộn một dung dịch có hoà tan 0,2 mol CuCl2 với dung dịch NaOH dư. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.

a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 13: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Củng cố các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ: Hệ thống phân loại các hợp chất vô cơ, tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng hóa học, kĩ năng phân biệt các hợp chất vô cơ.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng làm bài tập trắc nghiệm, bài tập định lượng.
3. Thái độ:
Giáo dục ýù thức tự giác trong học tập và lòng yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : 
- Máy vi tính, máy phóng, bảng nhóm, hệ thống câu hỏi và bài tập có liên quan
- Sơ đồ tính chất hóa học của hợp chất vô cơ, sơ đồ hệ thống phân loại các hợp chất vô cơ.
2. Học sinh: 
- Tìm hiểu bài 13 trước khi lên lớp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập mở đầu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Chiếu bài tập:
Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổ hoá học sau:
Na2O 1 NaOH 2 Na2CO3 3 CO2 4 H2CO3
 5 6
 Cu(OH)2 NaHCO3
- Hướng dẫn chung và chốt đáp án à
Ở bài học trước các em đã được học về mối quan hệ của các loại hợp chất vơ cơ. Bài học hôm nay, các em sẽ được luyện tập về sự phân loại và tính chất hoá học của các loại hợp chất đó. Ghi tên bài...
- Đọc đề bài và tìm hiểu
- Làm bài toàn lớp
- Một HS lên bảng làm
- Thảo luận toàn lớp
- Hình thành đáp án đúng:
1. Na2O + H2O à 2NaOH
2. 2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
3. Na2CO3 +2HCl à 2NaCl+ H2O + CO2h
4. CO2 + H2O D H2CO3
5. 2NaOH + CuCl2 à Cu(OH)2i+ 2NaCl 
6. CO2 + NaOH à NaHCO3
Hoạt động 2: I. Kiến thức cần nhớ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Luện tập về phân loại các hợp chất vô cơ
GV hỏi đến đâu dùng CNTT chiếu từng phần của sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ (sơ đồ 1) đến đó.
- Các hợp chất vô cơ chia làm mấy loại, đó là những loại nào?
- Em hãy phân loại các hợp chất: oxit, axit, bazơ, muối có trong kết quả bài tập ở trên ?
- Oxit gồm mấy loại, đó là những loại nào? Na2O, CO2 thuộc loại oxit nào?
(GV củng cố: ngoài ra còn có oxit trung tính, oxit lưỡng tính. Oxit bazơ gồm oxit bazơ tan và oxit ba zơ không tan)
- So sánh thành phần phân tử của HCl, H2CO3 ? 
- axit gồm mấy loại, đó là những loại nào? 
- NaOH, Cu(OH)2 khác nhau ở tính chất nào? 
- Bazơ gồm mấy loại, đó là những loại nào? 
- Hai muối NaCl, NaHCO3 khác nhau ở đặc điểm nào ? 
- Muối gồm mấy loại, đó là những loại nào? 
Luyện tập tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ:
- Chiếu sơ đồ 2 SGK trang 42, giới thiệu à chỉ tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ
- Em hãy trình bày tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối theo chiều mũi tên (GV chiếu mũi tên nhấp nháy hướng dẫn học sinh trả lời theo hệ thống câu hỏi của mình, sửa sai để củng cố kiến thức cho HS và mỗi tính chất cần nêu rõ điều kiện xảy ra phản ứng).
- Ngoài ra muối còn có thêm những tính chất hoá học nào?
1. Phân loại các hợp chất vô cơ: (SGK)
- Gồm 4 loại: oxit, axit, bazơ, muối.
- oxit: Na2O, CO2
- axit: H2CO3, HCl
- bazơ: NaOH, Cu(OH)2
- muối: Na2CO3, NaCl, NaHCO3
- Hai loại:
Oxit bazơ: Na2O
Oxit axit: CO2
- Giống nhau: đều có các nguyên tử H và gốc axit. 
- Khác nhau: HCl không có nguyên tử O
 H2CO3 có nguyên tử O
- Hai loại:
Axit không có oxi: HCl
axit có oxi: H2CO3
- NaOH tan trong nước
- Cu(OH)2 không tan trong nước
- Hai loại:
Bazơ tan trong nước (kiềm): NaOH
Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2
- NaCl không có nguyên tử H
NaHCO3 có nguyên tử H
- Hai loại
Muối axit: NaHCO3
Muối trung hoà: NaCl
2. Tính chất hoá học của các loại các hợp chất vô cơ: (SGK)
- Chú ý theo dõi
- Thảo luận toàn lớp, sau đó đại diện HS đứng tại chỗ nêu lên tính chất hoá học cơ bản của oxit, axit, bazơ, muối có trong sơ đồ 2.
- Đọc chú thích SGK trang 43
Hoạt động 3: II. Bài tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Chiếu bài tập, hướng dẫn HS làm được các bài tập sau:
Bài 1: Để một mẫu natri hiđroxit trên tấm kính trong không khí, sau một vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dich HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra. Khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hiđroxit với:
a. Oxi trong không khí
b. Hơi nước trong không khí
c. Oxi và hơi nước trong không khí
d. Cacbon đioxit trong không khí.
Giải thích và viết các phương trình phản ứng hoá học minh hoạ ?
Bài 2: Trộn một dung dịch có hoà tan 0,2 mol CuCl2 với dung dịch NaOH dư. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.
a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.
b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
1. Bài tập 1:
- Đọc và tìm hiểu đề
- Làm bài toàn lớp
- Một HS làm bài trên bảng
- HS bổ nhận xét, bổ sung nếu có
- Hoàn chỉnh đáp án dưới sự hướng dẫn của GV:
b. Cacbon đioxit trong không khí
PTHH:
2NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + 2HCl à 2NaCl + H2O + CO2#
- Đọc và tìm hiểu đề
- Làm bài toàn lớp
- Một HS làm bài trên bảng
- HS bổ nhận xét, bổ sung nếu có
- Hoàn chỉnh đáp án dưới sự hướng dẫn của GV:
a. CuCl2 + 2NaOH à Cu(OH)2$+ 2NaCl (1)
 Cu(OH)2 t0 CuO + H2O (2)
b. Từ (1) và (2) 
=> nCuO = nCu(OH)2 = n CuCl2 = 0,2 mol
Khối lượng chất rắn sau khi nung 
mCuO = 0,2 * 80 = 16 gam
Hoạt động 4: Vui để học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Thể lệ: 
- Bốn nhóm HS đều tham gia trả lời gói câu hỏi gồm 4 câu trắc nghiệm (dùng bảng để ghi đáp án và giải thích nếu có). Thời gian cho mỗi câu trả lời là: câu 1,2,3: 15 giây, câu 4 : 30 giây.
- Mỗi câu lựa chọn đúng cho 10đ. Sai không có điểm.
- Đội thắng cuộc là đội có số điểm tổng cao nhất.
- Phần thưởng cho đội thắng cuộc là một phần quà.
Nội dung:
Câu 1: Một trong những thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch natri sunphat và dung dịch natri cacbonat:
A. Dung dịch bari clorua
B. Dung dịch axit clohiđric
C. Dung dịch kali nitrat
D. Dung dịch nhôm clorua
Câu 2: Nhóm oxit nào sau đây tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan:
A. K2O, Na2O, BaO
B. SO2, P2O5, CO2
C. CuO, ZnO, CaO.
D. Na2O, Al2O3, SO3.
Câu 3: Cho các cặp chất sau đây, cặp chất nào tác dụng được với nhau. Giải thích?
A. NaOH và CuSO4
B. BaSO4 và ZnCl2
C. Fe(OH)3 và CO2
D. KNO3 và NaCl
Câu 4:
A. oxit bazơ +  à bazơ
B. oxit bazơ +  à muối + nước
C. oxit axit +  à axit
D. muối +  à muối + muối
- GV tổng hợp, thông báo kết quả và trao quà
HS:
- Chia lớp làm 4 nhóm, có tổ trưởng và thư kí. (đội A, B, C, D)
- Theo dõi và tìm hiểu thể lệ
Bốn đội tham gia cuộc chơi:
Đáp án: B
Đáp án: A
Đáp án: A. Vì Bazơ tan + muối tan sản phẩm có Cu(OH)2 $
Đáp án:
Nước
Axit
Nước
Muối
Kết quả:
Đôi A:  điểm 
Đôi B:  điểm
Đôi C:  điểm
Đôi D:  điểm
Đội thắng cuộc: ..............
IV. Dặn dò:
-Làm bài tập 1, 3 SGK/43
-Xem trước bài thực hành:Tính chất hóa học của bazơ, muối

File đính kèm:

  • docBài 13. hoá 9.doc
Bài giảng liên quan