Bài giảng Bài 13: Phản ứng hoá học (tiết 15)
Trả lời các câu hỏi sau:
-Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
- Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ?
- Phân biệt các phân tử trước và sau phản ứng ?
Bài 13. Phản ứng hoá họcThí nghiệm: Lấy dung dịch NaOH chia vào 2 ống nghiệm, ống thứ nhất nhỏ vài giọt phenolphtalein (PP), sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư, ống nghiệm thứ 2 nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 màu xanh nhạt. HS quan sát và rút ra nhận xét ?I. Định nghĩa- ống thứ nhất nhỏ phenolphtalein (PP) thấy dd có màu hồng, sau khi nhỏ dung dịch HCl thấy mất màu hồng. - ống nghiệm thứ 2 khi nhỏ dung dịch CuSO4 màu xanh thấy xuất hiện kết rủa xanh, màu xanh mất đi.Như vậy: Hiện tượng chất này bị biến thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.Trong quá trình phản ứng, chất ban đầu được gọi là chất phản ứng hay chất tham gia; còn chất mới sinh ra là chất sản phẩm.t0Ví dụ : Lưu huỳnh + sắt sắt (II) sunfua Đường nước + than Trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần. II. Diễn biến của phản ứng hoá họcMô phỏngTrả lời các câu hỏi sau: -Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ? Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau ?Phân biệt các phân tử trước và sau phản ứng ? Có nhận xét gì về phản ứng xảy ra giữa khí hiđro và khí oxi. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử H2 và O2 thay đổi, chuyển động và va chạm với nhau tạo liên kết mới giữa một nguyên tử O và 2 nguyên tử H để tạo thành H2O. Kết luận : Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. III. Điều kiện để xảy ra phản ứng hoá họcTại sao nên dùng các chất phản ứng ở dạng bột ?Để các chất tham gia phản ứng tiếp xúc với nhau nhiều nhất. - Phản ứng giữa bột Fe và bột S cần đun nóng thời gian đầu. - Phản ứng phân huỷ đường cần đun nóng suốt thời gian phản ứng. Phản ứng giữa dd NaOH với dd HCl không cần đun nóng. Để chuyển từ rượu nhạt thành giấm, cần có một loại men giấm (men giấm là chất xác tác cho phản ứng lên men rượu, sau khi phản ứng kết thúc, men giấm vẫn giữ nguyên, không bị biến đổi thành chất khác) . Chất xác tác là gì ? Chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và vẫn giữ nguyên không bị biến đổi sau khi phản ứng kết thúc được gọi là chất xúc tác . Như vậy : Phản ứng hóa học xảy ra được khi các chất tham giatiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác .... IV. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra. - Sản phẩm phản ứng khi cho bột Fe tác dụng với bột S (không bị nam châm hút).- Sản phẩm của một số phản ứng khác có thể là sự thay đổi màu sắc, sự tỏa nhiệt hay phát sáng ... Vậy : Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
File đính kèm:
- bai_13_phn_ung_hoa_hoc.ppt