Bài giảng Bài 13 : Phản ứng hoá học (tiết 33)
GV: Các em vừa làm thí nghiệm kẽm với dung dịch axit clohiđric dựa vào dấu hiệu nào em biết có phản ứng xảy ra.
- Trong thí nghiệm nung nóng đường dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
- Nói chung làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ?
GV: Chất mới có tính chất khác với chất phản ứng
Màu sắc
Trạng thái
Toả nhiệt
Phát sáng
BÀI 13 : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC ( T2 ) I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - HS biết được phản ứng hoá học khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác (là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữu nguyên không biến đổi) - HS biết cách nhận biết phản ứng hoá học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có tính chất khác so chất ban đầu (màu sắc, trạng thái ) toả nhiệt, phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học. 2- Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét. 3- Thái độ : - Ý thức học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học II- Chuẩn bị GV: Giáo án powerpoint HS: - Xem trước phần III, IV III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Kiểm tra bài cũ : (5’) HS: Ghi phương trình chữ của phản ứng: Kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric sinh ra khí hiđro và sắt (II) sunfat. Trong quá trình phản ứng lượng chất nào giảm dần, lượng chất nào tăng dần 3- Nêu vấn đề: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác vậy làm thế nào có phản ứng hoá học xảy ra. 4- Phát triển bài TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 20’ Hoạt động 1: III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra. HS: Đọc thông tin sách giáo khoa GV: Muốn có phản ứng hoá học xảy ra các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau. HS: Lấy ví dụ minh hoạ GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm của kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric HS: Nêu hiện tượng quan sát được HS: Viết phương trình chữ của phản ứng . GV: Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác HS: Lấy ví dụ minh hoạ - Chất xúc tác là gì ? - Khi nào có phản ứng hoá học xảy ra ? - Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau - Có trường hợp cần đun nóng. - Có phản ứng cần có mặt chất xúc tác 10’ Hoạt động 2 IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra GV: Các em vừa làm thí nghiệm kẽm với dung dịch axit clohiđric dựa vào dấu hiệu nào em biết có phản ứng xảy ra. - Trong thí nghiệm nung nóng đường dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. - Nói chung làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? - Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành GV: Chất mới có tính chất khác với chất phản ứng Màu sắc Trạng thái Toả nhiệt Phát sáng IV- Củng cố :( 8’) HS: Đọc thông tin SgK phần kết luận. HS : làm hai bài tập cũng cố V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, làm các bài tập SgK Đọc mục em có biết Xem trước bài : Bài thực hành 3
File đính kèm:
- BAI GIAO AN THUYET TRÌNH CHO GIAO AN DT.doc