Bài giảng Bài: 13 - Tiết 18: Phản ứng hoá học (tiết 3)

• Tại sao chất có thể biến đổi thành chất khác?

 Hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất gọi là gì? Ta đi vào nghiên cứu phần II

• a) Trước phản ứng

• b) Trong quá trình phản ứng

• c) Sau phản ứng

 

 

ppt22 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bài: 13 - Tiết 18: Phản ứng hoá học (tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
Kiểm tra miệng: Hiện tượng vật lí khác hiện tượng hoá học ở điểm nào? (2đ)º Sửa bài tập 2/47 sgk (8đ) Bài tập 2/ 47 sgk Trong số những quá trình kể dưới đây, cho biết đâu là hiện tượng hoá học , đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc ( khí lưu huỳnh đioxit)b) Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (Canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.Đáp án : 2/ 47 SgkHiện tượng vật lí: a, b không có sinh ra chất mớiHiện tượng hoá học: c,d. có sinh ra chất mới Qua hiện tượng hoá học a, c ở bài tập 2/ 47 sgk các em đã biết, chất có thể biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì, trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu mà biết được? Để giải quyết tất cả vấn đề này ta hãy đi vào nghiên cứu bài hôm nay.Bài:13 Tiết 18  PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Phản ứng hoá học là gì? I .Định nghĩa: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng ( hay chất tham gia), chất mới sinh ra là sản phẩm Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ:Tên các chất tham gia tên các chất tạo thành. Ví dụ: Lưu huỳnh + sắt  sắt (II) sunfuaĐọc là: lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II) sunfua* Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dầnBài tập 1 Viết phương trình chữ cho các hiện tượng hoá học sau: 1/ Đốt cháy natri trong khí clo thu được natri clorua. 2/ Oxi hoá kẽm người ta thu được kẽm oxit. 3/ Muốn thu được vôi sống( canxi oxit) và khí cacbonic người ta nung đá vôi ở nhiệt độ cao. 4/ Hoà tan magie trong dung dịch axit sunfuric tạo thành magie sunfat và khí hidro. 5) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc ( khí lưu huỳnh đioxit)Đáp án1/ Natri + Clo  Natri clorua2/ Kẽm + oxi  kẽm oxit t0 3/ Đá vôi vôi sống + cacbon đioxt4/ Lưu huỳnh + oxi  lưu huỳnh đioxit5/ Magie + axit sunfuric  magie sunfat + hidroII. Diễn biến của phản ứng hoá học: Tại sao chất có thể biến đổi thành chất khác? Hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất gọi là gì? Ta đi vào nghiên cứu phần II a) Trước phản ứng b) Trong quá trình phản ứng c) Sau phản ứng   H2O2H2Oabc b ca Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hidro và khí oxi tạo ra nước a b c* Thảo luận nhóm – trả lời các câu hỏi sau 1/ Trước phản ứng , những nguyên tử nào liên kết với nhau? 2/ Sau phản ứng , những nguyên tử nào liên kết với nhau? 3/ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O có được giữ nguyên không? ( bằng mấy?) 4/ Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?( trước phản ứng là những phân tử gì? Sau phản ứng là phân tử gì?)Đáp án 1/ Trước phản ứng, nguyên tử H liên kết với H, nguyên tử O liên kết với O 2/ Sau phản ứng, một nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H . 3/ Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H và nguyên tử O vẫn giữ nguyên ( 4H, 2O) 4/ Khác nhau ( Trước phản ứng: phân tử H2, và O2; sau phản ứng: phân tử H2O)Vậy trong phản ứng hoá học điều gì thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác? Kết luận: “Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác”. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. * Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.III . Khi nào có phản ứng hoá học xảy ra? * Quan sát thí nghiệm – nhận xét và trả lời câu hỏi sau: Hiện tượng xảy ra? Kết luận gì qua hiện tượng? Viết phương trình chữ cho phản ứng? Vậy khi nào có phản ứng hoá học xảy ra giữa kẽm và ddHCl? Khí hidro cháy khi nào? Biết rằng khí hidro cháy là tác dụng với oxi trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và nước. Viết phương trình chữ cho phản ứng. * Các chất hữu cơ khi vào cơ thể muốn biến đổi thành chất khác phải nhờ các loại men làm xúc tác để phản ứng xảy ra. Ví dụ ở khoang miệng tinh bột chín dưới tác dụng của men amilaza được biến đổi thành đường mantozơ. Vậy khi nào có phản ứng hoá học xảy ra? men amilaza là chất xúc tác 1/ Khi các chất phản ứng tiếp xúc nhau. 2/ Cần đun nóng đến nhiệt độ nào đó. 3/ Có phản ứng cần có mặt chất xúc tác.* Cơ thể con người, động thực vật được cấu tạo từ những chất hữu cơ và vô cơ, khi chết đi trả lại cho đất những chất ấyBài tập 2 Chọn từ thích hợp trong dấu (lượng sản phẩm, phản ứng hoá học, lượng chất phản ứng, chất phản ứng, chất, sản phẩm ) điền vào chổ dấu.. . để hoàn chỉnh câu sau:“ là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là, còn  mới sinh ra là  Trong quá trình phản ứng  giảm dần,  tăng dần”Đáp án “Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng, còn chất mới sinh ra là sản phẩm. Trong quá trình phản ứng lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần”Bài tập 3 Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kim loại kẽm Zn và axit clohidric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro H2 như sau: Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp, rồi điền vào chổ trống trong hai câu sau đây mô tả phản ứng này:“ Mỗi phản ứng xảy ra với một và hai  Sau phản ứng tạo ra một  và một ”ZnHClHClĐáp án“ Mỗi phản ứng xảy ra với một nguyên tử kẽm và hai phân tử axit clohidric .Sau phản ứng tạo ra một phân tử kẽm clorua và một phân tử hidro”Hướng dẫn học sinh tự học: ø-Làm bài tập 1, 2 /50 sgk-Chuẩn bị phần còn lại của bài. Câu hỏi: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

File đính kèm:

  • pptHoa_Hoc_8.ppt
Bài giảng liên quan