Bài giảng Bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp. Nộm rau muống

Hoạt động 1: kiểm tra kiến thức

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thực hành và phân vị trí thực hành cho 4 nhóm.

GV: Kiểm tra các nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà của các nhóm

GV nhận xét, rút kinh nghiệm

GV: Cho đại diện các nhóm nêu cách làm nước trộn nộm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 20: Thực hành: Trộn hỗn hợp. Nộm rau muống, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết Ngày soạn: 10/10/2010
Lớp 6 Ngày dạy:
 Nhóm 1_k13 CNA
Bài 20: Thực hành: TRỘN HỖN HỢP. NỘM RAU MUỐNG
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS cần đạt được:
1. Kiến thức
- Biết cách làm món nộm rau muống
- Hiểu rõ quy trình thực hiện món nộm rau muống
2, Kỹ năng
-Vận dụng để chế biến những món ăn có yêu cầu kĩ thuật tương tự
- Rèn luyện kĩ năng thực hành kĩ thuật
3. Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đảm bảo an toàn trong chế biến thực phẩm
 II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Soạn giáo án
- Chuẩn bị các nguyên liệu để thực hành: rau muống, tôm, thịt, hành khô, gia vị... để thực hành món nộm rau muống 
- Chuẩn bị đồ dùng để thực hành: bát, đĩa.... dụng cụ thực hành
2. Học sinh
- Học bài cũ
- Chuẩn bị nguyên liệu: rau muống, tôm, thịt, hành khô, gia vị... để thực hành món nộm rau muống 
- Chuẩn bị đồ dùng để thực hành: bát, đĩa....dụng cụ thực hành
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV nhận xét sự chuẩn bị của học sinh và bổ sung, nhấn mạnh yêu cầu kĩ thuật thực hành:
+ Yêu cầu của giờ thực hành làm sản phẩm: HS biết thực hiện hoàn chỉnh một món ăn đơn giản, ngon, trình bày đẹp, hấp dẫn.
+ Yêu cầu an toàn lao động trong khi thực hành: HS làm việc nghiêm túc, không đùa nghịch, giữ vệ sinh nơi làm thực hành gọn gàng, sạch sẽ.
3 . Tiến trình bài dạy
a. Giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã biết được quy trình thực hiện món nộm rau muống. Để nắm rõ hơn về quy trình của món nộm rau muống thì chúng ta cùng nhau thực hành món này.
b. Phát triển bài: 
Hoạt động thầy - trò
Nội dung
Hoạt động 1: kiểm tra kiến thức
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thực hành và phân vị trí thực hành cho 4 nhóm.
GV: Kiểm tra các nguyên liệu đã được sơ chế ở nhà của các nhóm
GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
GV: Cho đại diện các nhóm nêu cách làm nước trộn nộm.
HS: Đại diện các nhóm nêu
(- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt
 - Chanh bóc vỏ, tách từng múi và nghiền nát
 - Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ nếm đủ vị chua, cay, ngọt, hơi mặn ).
GV: Củng cố
GV: Cho học sinh nêu các bước trộn nộm
HS: Đại diện nhóm nêu
(- Vớt rau muống, vẩy ráo nước
 - Vớt hành, để ráo
 - Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp tôm lên, sau đó rưới đều nước trộn).
GV: Củng cố
GV: Hướng dẫn cách trình bày cho HS
Hoạt động 2: Thực hành
GV: Cho các nhóm bắt đầu thực hành
HS: Các nhóm thực hành
Hoạt động 3: Nhận xét
+ GV cho mỗi nhóm cử một bạn làm giáo khảo cùng GV nếm thử và nhận xét. 
+ Đánh giá bằng điểm: kĩ thuật, chất lượng, thẩm mĩ.
+ HS làm vệ sinh nơi thực hành: sạch, gọn gàng
+ GV nhận xét chung về tiết thực hành
Thực hành
1. Chuẩn bị
2. Chế biến 
* Cách làm nước trộn nộm 
- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
 - Chanh bóc vỏ, tách từng múi và nghiền nát.
 - Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ nếm đủ vị chua, cay, ngọt, hơi mặn.
* Quy trình trộn nộm
- Vớt rau muống, vẩy ráo nước.
 - Vớt hành, để ráo.
 - Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp tôm lên, sau đó rưới đều nước trộn.
3. Trình bày
 * Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nôm. Cắm ớt tỉa hoa trên cùng, khi ăn trộn đều.
4. Dặn dò:. 
+ Về nhà dựa vào nội dung các món ăn phần tự chọn, các em hãy tự làm món ăn và nhờ ba mẹ thử và nhận xét.
+ Tìm hiểu trước bài 21: tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình

File đính kèm:

  • docb+ái 20.doc