Bài giảng Bài 23: Vẽ theo mẫu (tiếp)

+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để xác định bố cục ngang hay dọc.

 + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận miệng, quai, thân, đáy, vòi.

 + Chiều cao của ấm bằng 1/3 chiều cao của bát.

 + Phần hình của ấm tích và bát bằng các nét thẳng.

 + Vẽ lại hình bằng những nét cong.

- Cho học sinh quan sát cách sắp xếp bố cục khung hình vào tờ giấy khác nhau. Yêu cầu học sinh chỉ ra cách hợp lý nhất? Vì sao?

 

doc7 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 23: Vẽ theo mẫu (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh nắm được cấu trúc, hình dáng, tỉ lệ của ấm tích và cái bát.
	- Học sinh nắm được phương pháp vẽ nhận mẫu có 2 đồ vật ấm tích và cái bát.
	2. Kỹ năng: 
	- Học sinh vẽ được hình ấm tích và cái bát thể hiện được đặc điểm của mẫu.
	- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích so sánh, tổng hợp.
	- Rèn luyện kỹ năng sắp xếp bố cục, cân đối, tỉ lệ hợp lý, hình đẹp.
	3. Thái độ:
	- Học sinh có ý thức giữ gìn những vật dung trng gia đình.
	- Có ý thức nề nếp trong học tập, cẩn thận, kiên trì, chịu khó.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Mẫu vẽ: ấm tích và cái bát.
	- Hình minh họa các bước tiến hành.
	2. Học sinh:
	- Vở vẽ 
	- Giấy vẽ, bút chì, tẩy.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	- Trực quan, luyện tập.
	- Đàm thoại, giảng giải.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
	- SGK Mĩ thuật 7.
	- SGV Mĩ thuật 7.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến tình huống
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Bài 22: vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐĨA TRÒN
III. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
Bài 23: vẽ theo mẫu
ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT (Vẽ hình)
1. Quan sát - nhận xét:
 + Hình dáng.
 + Cấu tạo.
 + Khung hình chung.
 + Tỷ lệ giữa hai mẫu vật. 
2. Cách vẽ: 
Bước 1: Dựng khung hình chung
Bước 2: Chia tỉ lệ 
Bước 3: Phác hình
Bước 4: Chỉnh hình và vẽ chi tiết 
3. Thực hành:
ơ
IV. Nhận xét - đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm:
- Đánh giá giờ học:
- Giáo dục:
V. Dặn dò - kết thúc:
Kết thúc:
1'
3'
1’
7'
5'
20’
3'
1'
2’
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có).
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh bày lên bàn bài tiết trước, chọn một số bài của học sinh để nhận xét.
 +Hình dáng họa tiết.
 +Cách sắp xếp họa tiết đối xứng, xen kẽ, nhắc lại, tự do.
 +Cách sắp đặt các họa tiết ở trung tâm và xung quanh đĩa.
 + Màu sắc của đĩa so với họa tiết.
Sau đó giáo viên tổng hợp và củng cố kiến thức.
- Dẫn dắt vào bài mới.
- Ghi tên bài lên bảng.
Bài 23: vẽ theo mẫu
ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT (Vẽ hình)
* Hoạt động 1: Giáo viên bày một số mẫu vật ấm tích bằng gốm, thủy tinh, các hình dáng khác nhau cho học sinh quan sát.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
 + Hình dáng của các loại ấm này ra sao?
 + Ấm tích có mấy phần? Cái bát gồm mấy phần? Gồm những phần nào?
 + Ấm tích được quy vào khung hình gì? Cái bát nằm trong khung hình gì? Các phần có dạng hình gì?
 + So sánh 2 mẫu vật?
=> Giáo viên kết luận chung: Muốn vẽ được nhóm mẫu chúng ta phải nắm được cấu tạo của từng vật trong nhóm mẫu và đặc điểm chung nhất của nhóm mẫu.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ. Vừa hướng dẫn vừa đàm thoại với học sinh và minh hoạ trực tiếp.
 + Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để xác định bố cục ngang hay dọc.
 + Ước lượng tỉ lệ các bộ phận miệng, quai, thân, đáy, vòi.
 + Chiều cao của ấm bằng 1/3 chiều cao của bát.
 + Phần hình của ấm tích và bát bằng các nét thẳng.
 + Vẽ lại hình bằng những nét cong.
- Cho học sinh quan sát cách sắp xếp bố cục khung hình vào tờ giấy khác nhau. Yêu cầu học sinh chỉ ra cách hợp lý nhất? Vì sao?
- Cho học sinh quan sát các bước tiến hành của ấm tích và cái bát. (Lưu ý học sinh ở vị trí khác nhau sẽ có các cách bố cục khác nhau vòi ấm có thề nhìn thấy ít hay nhiều).
- Có thể cho học sinh tham khảo một số bài của học sinh lớp trước.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ bố cục vừa với khổ giấy.
- Giáo viên gợi ý học sinh:
 + Ước lượng tỉ lệ khung hình chung, khung hình riêng của hình trụ và hình cầu.
 + Nét vẽ không nên đồ một lần mà chồng nhiều nét.
 + Giáo viên bao quát lớp nhắc học sinh quan sát mẫu so sánh tỉ lệ để vẽ cho giống mẫu vật.
- Hết giờ làm bài yêu cầu học sinh dừng bút.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét - đánh giá 
- Giáo viên chọn một số bài học (đạt và chưa đạt) yêu cầu học sinh trưng bày lên bảng.
- Giáo viên gợi ý cho HS nhận xét về 
 + Bố cục hợp lý 
 + Hình vẽ giống mẫu (chưa giống mẫu)
 + Tỉ lệ đúng (chưa đúng)
 + Nét vẽ đẹp (chưa đẹp)?
- Giáo viên tổng hợp ý kiến học sinh nhận xét sản phẩm.
- Giáo viên củng cố nội dung yêu cầu bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý sản phẩm làm ra.
- Yêu cầu học sinh nào chưa hoàn thành bài vẽ về nhà tự đặt mẫu (giống với cách đặt mẫu ở lớp)
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau.
Bài 24: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
(Vẽ đậm nhạt)
- Về nhà bày mẫu quan sát đậm nhạt.
- Cho lớp nghỉ, chào học sinh.
- Chào giáo viên 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập và báo cáo cho giáo viên.
- Học sinh bày bài lên bàn.
- Học sinh lắng nghe giáo viên nhận xét và củng cố.
- Lắng nghe.
- Ghi tên bài vào vở.
Bài 23: vẽ theo mẫu
ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT (Vẽ hình)
* Hoạt động 1: Tham gia quan sát - nhận xét.
- Học sinh trả lời.
 + Các ấm này hình dáng không giống nhau.
 + 3 phần: miệng, thân, đáy.
Phần phụ (nắp, quai, vòi)
 + Ấm tích được quy vào khung hình chữ nhật đứng. Cái bát nằm trong khung hình chữ nhật nằm ngang. 
 Miệng hình elip, thân hình chữ nhật. 
 + Aám tích cao hơn. (Cái bát đứng trước, ấm tích đứng sau. Một phần của ấm tích bị che khuất).
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chú ý lên bảng theo dõi giáo viên hướng dẫn cách vẽ.
- Học sinh chú ý theo dõi và tham gia thảo luận với giáo viên.
- Quan sát hình minh họa trên bảng và trả lời.
 + Hình a quá to, hình b lệch một bên.
 + Khung hình c quá nhỏ.
 + Khung hình d hợp lý nhất.
- Quan sát và tham khảo.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh tham gia nhận xét - đánh giá.
- Học sinh trưng bày bài vẽ lên bảng.
- Học sinh quan sát sản phẩm và nhận xét về các yếu tố tạo hình.
+ Bố cục 
+ Hình vẽ 
+ Tỉ lệ 
+ Nét vẽ 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Chào giáo viên.
- Học sinh chưa chuẩn bị đầy đủ, giáo viên cho mượn.
- Học sinh trả lời sai, giáo viên gợi ý và gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không chú ý giáo viên nhắc nhở.
Học sinh xác định bố cục sai trong khi thực hành, giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh chưa thể hiện ý tưởng, giáo viên gợi ý.
- Học sinh nhận xét chưa đầy đủ, giáo viên gọi học sinh khác bổ sung.
BÀI THUYẾT MINH
BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Mĩ thuật
Bài 23: Vẽ theo mẫu ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
I. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 
1. Căn cứ mục tiêu giáo dục củ bậc trung học cơ sở 
- Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất.
- Học sinh nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản của nghệ thuật tạo hình, khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu quý cái đẹp và vận dụng kiến thức mĩ thuật vào đời sống, học tập sinh hoạt hằng ngày.
2. Căn cứ vào đặc thù môn học và bài học 
- Đây là tiết dạy vẽ theo mẫu, học sinh phải vẽ đúng đặc điểm của mẫu, không được vẽ theo trí tưởng tượng vì vẽ theo mẫu là một bài khó.
- Vẽ theo mẫu: "ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT'" đòi hỏi học sinh phải quan sát mẫu thật để nắm được đặc điểm cáu trúc của mẫu.
3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh:
- Trong giai đoạn này học sinh rất tích cực hoạt động, dễ bị tác động hưng phấn được vẻ đẹp mẫu vật "Ấm tích và cái bát" học sinh thích được thể hiện sự vật hàng ngày không mấy để ý, cho nên phải phân tích , chỉ ra cái hay cái đẹp về hình thể.
- Ở độ tuổi 14-15 tuổi này rất thích được khen ngợi, giáo viên nên khuyến khích động viên học sinh tạo hứng thú cho học sinh.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG 
- Căn cứ vào nội dung, mục tiêu: học sinh biết được đặc điểm của ấm tích và cái bát và vẽ theo đúng đặc điểm của mẫu.
- Vị trí của bài vẽ theo mẫu vị trí thứ 8 nên học sinh cũng thực hành dễ dàng hơn.
- Ở học sinh lớp 7 học sinh cũng có nhiều kỹ năng tạo hình, kỹ năng quan sát, ước lượng, kỹ năng dựng hình tương đối thành thạo.
- Học sinh nhận xét đặc điểm của mẫu tương đối chính xác, thực hiện đúng phương pháp, quy trình của một bài vẽ theo mẫu.
- Biết thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
III. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP:
- Căn cứ vào quy trình thực hiện: giảng bài mới, quan sát, nhận xét, hướng dẫn cách vẽ, thực hành, nhận xét đánh giá sản phẩm và tiết học.
- Hình thức tổ chức tiết dạy: dùng phương pháp trực quan, luyện tập đàm thoại 
- Vì là bài vẽ theo mẫu là vẽ theo mẫu thông qua quan sát và ghi nhớ nên giáo viên xác định phương pháp chủ đạo là trực quan kết hợp với phương pháp vấn đáp để học sinh tập trung hơn.
- Căn cứ vào đặc thù của tiết vẽ theo mẫu học sinh cần nắm chắc kỹ năng tạo hình, dựng hình và vẽ được cấu trúc của vật mẫu nên thực hành rèn luyện kỹ năng là phương pháp quan trọng được em xác định trong bài dạy này.
IV. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Căn cứ vào nội dung và phân môn bài dạy 
Yêu cầu mẫu vẽ phải quen thuộc để học sinh nhận biết đặc điểm, hình dáng dễ dàng hơn.
- Mặc khác có nhiều đồ dùng dễ làm như: hình vẽ của mẫu vẽ theo nhiều chiều hướng khác nhau.

File đính kèm:

  • doclớp 7, bài 23 vẽ theo mẫu.doc