Bài giảng Bài 26: Tính chất của oxi (tiết 2)

 Cho hs quan sát các câu hỏi trên màn chiếu. Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời (silde 5)

- Giáo viên kiểm tra, nhận xét trên màn chiếu

- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi.

- Quan sát oxi lỏng trên (slide 6).

- Giáo viên nhận xét, chiếu kết luận trên màn chiếu (slide 6)

 

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 26: Tính chất của oxi (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 26: TÍNH CHẤT CỦA OXI ( Tiết 1)
Trường 
THCS EaH’Nin
Họ và tên giáo viên
Lê Trọng Tá
Khối lớp
8
Ngày soạn 
22/11/2009
Môn 
Hóa
Tiết PPCT
37
Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng:
3. Thái độ:
- Biết được trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. 
- Là đơn chất hoạt động mạnh
- Viết được phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh, photpho.
- Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi
- Cẩn thận trong các thí nghiệm, yêu thích môn học
Yêu cầu về kiến thức của học sinh
Kiến thức về CNTT: 
Kiến thức chung về môn học:
Học sinh nắm được kiến thức về công thức hóa học, hóa trị, cách lập phương trình hóa học
Yêu cầu về trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học
1.Trang thiết bị liên quan đến CNTT
a.Phần cứng: - Máy tính. Máy chiếu, màn chiếu.
b.Phần mềm: - Powerpoint 2003
2. Những trang thiết bị khác
Chuẩn bị giảng dạy:
1. Phần chuẩn bị của giáo viên
 - Chuẩn bị trang thiết bị, chạy máy thử máy chiếu..
2. chuẩn bị của học sinh: 
- Chuẩn bị bài mới
Kế hoạch giảng dạy
- Video sinh động giúp học sinh so sánh được kết quả thí nghiệm( trên các slide 7 và 8
1. Dẫn nhập:
 - Giới thiệu chương mới, bài mới:
2. Thân bài: 
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hoạt động 1: quan sát lọ đựng khí oxi
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu học sinh quan sát lọ đựng khí oxi. Nhận xét màu sắc, trạng thái của khí oxi.(slide 4)
1. Quan sát:
- Học sinh quan sát, nhận xét 
Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi.
- Cho hs quan sát các câu hỏi trên màn chiếu. Yêu cầu học sinh thảo luận trả lời (silde 5)
- Giáo viên kiểm tra, nhận xét trên màn chiếu
- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi.
- Quan sát oxi lỏng trên (slide 6).
- Giáo viên nhận xét, chiếu kết luận trên màn chiếu (slide 6)
2. Trả lời câu hỏi 
- Học sinh thảo luận trả lời
- Các đại diện nhóm trả lời
- Học sinh nêu kết luân, các học sinh
 khác nhận xét, bổ sung
- Học sinh theo dõi, ghi vở
 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
 1. Tác dụng với lưu huỳnh:
 Hoạt động 3: Tác dụng với lưu huỳnh 
- Giáo viên Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong không khí. Sau đó quan sát thí nghiệm trên màn chiếu (slide 7 Nhấp chuột vào chữ thí nghiệm học sinh quan sát)
- Yêu cầu học sinh nhận xét, viết phương trình hóa học
- Nhận xét cho học sinh xem kết quả trên màn chiếu 
a. Tác dụng với lưu huỳnh:
- Học sinh tiến hành thí nghiệm, theo
 dõi.
t0
- Học sinh nhận xét, viết PTHH
S(r) + O2 (k) → SO2(k)
- Chú ý bảng
 Hoạt động 4: Tác dụng với photpho
- Giáo viên Yêu cầu hs quan sát thí nghiệm đốt photpho trong không khí và trong oxi trên màn chiếu (slide 8 Nhấp chuột vào chữ thí nghiệm học sinh quan sát)
- Yêu cầu học sinh nhận xét, viết phương trình hóa học
- Nhận xét cho học sinh xem kết quả trên màn chiếu.
Giáo viên chốt lại kiến thức của tiết học (slide 11) 
- Giáo viên mở rộng giải thích hiện tượng ma trơi
b. Tác dụng với photpho:
- Học sinh quan sát thí nghiệm.
t0
- Học sinh nhận xét, viết PTHH:
 4P(r) + 5 O2 (k) → 2P2O5 (r)
- Chú ý 
III. Củng cố: Yêu cầu học sinh làm bài tập 4 sgk (slide 11) 
IV. Dặn dò: Yêu cầu học sinh về xem trước tiết sau
Mở rộng kiến thức
- Giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên như: Hiện tượng ma trơi khi oxi tác dụng với photpho.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Liên hệ các môn học khác
- Vận dụng kiến thức toán vào trong giảng dạy
Nguồn tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa, sách giáo viên viên hóa 8
- http// Violet.com.vn.
Lợi ích của ứng dụng CNTT cho dạy bày này
- Tiết kiệm thời gian trong giảng dạy, Tiết kiệm thời gian 
- Hình vẽ sinh động giúp học sinh hứng thú với việc học hơn. Có video để tiết kiệm tối đa thời gian làm thí nghiệm
- Giúp học sinh làm quen với CNTT trong việc học tập.

File đính kèm:

  • docTiet 37 TINHCHATCUAOXI.doc
Bài giảng liên quan