Bài giảng Bài 27: Vẽ tranh Đề tài cảnh đẹp đất nước (tiếp)

- Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, minh họa.

 + Bước 1: Lựa chọn đề tài và tìm hình ảnh.

 + Bước 2: Tìm bố cục, phác mảng chính, mảng phụ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 27: Vẽ tranh Đề tài cảnh đẹp đất nước (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh biết tìm và chọn được một số nội dung về đề tài cảnh đẹp đất nước.
	- Học sinh biết thêm một số di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.
	- Học sinh nắm được được phương pháp vẽ tranh theo đề tài.
	2. Kỹ năng:
	- Học sinh vẽ được một bức tranh về đề tài “Cảnh đẹp đất nước”theo dúng phương pháp.
	- Học vẽ được màu phù hợp, đặc trưng để nêu rõ chủ đề của tranh, thể hiện sự sáng tạo trong các yếu tố tạo hình, bố cục, màu sắc.
	3. Thái độ:
	- Học sinh có tinh thần học tập tích cực, ý thức nề nếp trong học tập.
	- Học sinh biết trân trọng những danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của đất nước.
	- Thêm yêu quý bảo vệ thiên nhiên và gắn bó với quê hương mình.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp chủ đạo: Trực quan - luyện tập.
- Phương pháp hỗ trợ: Gợi mở - vấn đáp.
III. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Một số tranh về những danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của đất nước.
	- Một số tranh của hoạ sĩ về đề tài phong cảnh, cảnh đẹp đất nước và tranh sinh hoạt.
	- Hình gợi ý các bước vẽ. Một số bài của học sinh năm trước.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- SGK Mĩ thuật 7, vở vẽ. Bút chì, tẩy, màu vẽ.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
	- SGK Mĩ thuật 7, Sách giáo viên Mĩ thuật 7. 
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến 
tình huống
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Giảng bài mới: 
* Dẫn dắt vào bài.
Bài 27: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
1. Tìm, chọn nội dung, đề tài:
 a, Các di tích, danh thắng của đất nước.
- Miền Bắc có Sa Pa, Tam đảo, đền Hùng, Lăng Bác, hồ Gươm, Văn Miếu, chùa Một cột, Vịnh Hạ Long 
- Miền Trung có Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Tháp Chàm, phố cổ Hội An
- Miền Nam. có Bến nhà Rồng, chợ Bến Thành, Đầm Sen, núi Bà Đen
 b. Phân biệt thể loại tranh đề tài cảnh đẹp đất nước.
 + Đề tài.
 + Hình tượng.
 + Bố cục.
 + Màu sắc.
2. Cách vẽ:
 + Bước 1: Lựa chọn đề tài và tìm hình ảnh..
 + Bước 2: Tìm bố cục, phác mảng chính, mảng phụ.
 + Bước 3: Vẽ hình và sửa hình.
 + Bước 4: Vẽ màu.
3. Thực hành:
4. Nhận xét đánh giá:
- Đánh giá sản phẩm.
- Đánh giá giờ học.
- Giáo dục: 
IV. Dặn dò - kết thúc:
1'
2’-3’
1’
8’
8’
20’
3'
1’
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ (nếu có). 
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của Mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
- Nhận xét và củng cố câu trả lời của học sinh.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
- Giáo viên ghi tên bài lên bảng:
Bài 23: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
* Trò chơi: Ô chữ 
(Từ khóa VIỆT NAM)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi.
- Phổ biến luật chơi.
 + Có 7 ô chữ hàng ngang tương ứng với 7 câu hỏi về các di tích, danh thắng của Việt Nam.
 + Mỗi ô chữ hàng ngang được giải sẽ biết được 1 chữ cái trong từ chìa khóa của trò chơi.
 + Giải từ chìa khóa sẽ được nhận phần thưởng.
- Chuyển ý, giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giáo viên cho học sinh xem một số di tích, danh thắng của đất nước Việt Nam , yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và kể tên các di tích, danh thắng đó theo 3 miền: Bắc – Trung – Nam.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về đề tài phong cảnh và sinh hoạt. Yêu cầu học sinh phân biệt. (Nhắc lại kiến thức bài 4)
- Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh về đề tài phong cảnh thiên nhiên và cảnh đẹp đất nước. Yêu cầu học sinh phân biệt.
- Giáo viên nhận xét, củng cố và kết luận.
- Giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức tranh về đề tài cảnh đẹp đất nước, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về:
 + Các bức tranh trên vẽ về cảnh đẹp nào? Ở đâu?
 + Trong tranh có những hình ảnh gì? Có phù hợp với chủ đề của tranh không?
 + Các hình ảnh trong tranh được sắp xếp như thế nào?
 + Màu sắc trong mỗi bức tranh?
- Giáo viên củng cố và kết luận.
- Chuyển ý.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành một bài vẽ tranh.
- Nhận xét và củng cố.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ một số cách bố cục tranh và gợi ý cho học sinh tìm ra bố cục hợp lý.
- Giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, minh họa.
 + Bước 1: Lựa chọn đề tài và tìm hình ảnh..
 + Bước 2: Tìm bố cục, phác mảng chính, mảng phụ.
 + Bước 3: Vẽ hình và sửa hình.
 + Bước 4: Vẽ màu.
- Kết luận, chuyển ý.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài tranh đề tài của học sinh khóa trước, hướng dẫn để học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và kếùt luận.
* Hoạt động 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.
- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý để học sinh khá sáng tạo những hình ảnh đẹp, phù hợp với đề tài; giúp đỡ học sinh yếu, còn lúng túng.
- Nhắc nhở học sinh vẽ hình đơn giản, to, rõ ràng. Vẽ nhanh tay để hoàn thành bài ngay trên lớp.
- Hết giờ, yêu cầu học sinh dừng vẽ.
- Chọn một số bài đạt và chưa đạt, gợi ý để học sinh nhận xét.
 + Đề tài và hình ảnh có đẹp và phù hợp không?
 + Bố cục?
 + Màu sắc có đẹp không?
- Cho học tự sinh đánh giá, xếp loại bài của mình và của bạn.
- Nhận xét và kết luận.
- Chuyển ý.
- Nhận xét tiết học: tinh thần, thái độ học tập.
- Giáo dục học sinh:
 + Biết yêu quý sản phẩm làm ra. Có tinh thần học tập tích cực, ý thức nề nếp trong học tập.
 + Biết trân trọng những danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của đất nước.
 + Thêm yêu quý bảo vệ thiên nhiên và gắn bó với quê hương mình.
- Dặn dò học sinh: 
 + Tiếp tục hoàn thành bài ở nhà.
 + Xem trước bài mới:
Bài 28: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG.
- Cho học sinh nghỉ, chào học sinh.
- Chào giáo viên. 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Bày đồ dùng học tập lên bàn
- Học sinh trả lời: 
 + Khai thác chủ đề tôn giáo, kinh thánh và thần thoại.
 + Hình ảnh con người được thể hiện có tỉ lệ can đối, nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực.
 + Diễn tả ánh sáng, chiều sâu không gian theo luật xa gần.
 + Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh ghi tên bài vào vở.
- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh tham gia trò chơi.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
* Hoạt động 1: Học sinh tìm, chọn nội dung đề tài.
- Học sinh quan sát hình ảnh rồi tiến hành thảo luận.
 + Nhóm 1: miền Bắc
 + Nhóm 2: miền Trung
 + Nhóm 3: miền Nam.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
 + Nhóm 1: miền Bắc có Lăng Bác, hồ Gươm, Văn Miếu, Sa Pa, Tam đảo, chùa Một cột, Vịnh Hạ Long
 + Nhóm 2: miền Trung có Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Tháp Chàm, phố cổ Hội An
 + Nhóm 3: miền Nam. có Bến nhà Rồng, chợ Bến Thành, Đầm Sen, núi Bà Đen
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh quan sát và trả lời:
 + Tranh phong cảnh là tranh vẽ cảnh thiên nhiên, hình tượng trong tranh là nhà cửa, cây cối, núi non không có người hoặc người rấtnhỏ, chỉ là phụ.
 + Tranh sinh hoạt là tranh vẽ về cảnh sinh hoạt của con người, hình tượng con người là chính, cảnh vật chỉ là phụ.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh quan sát và trả lời:
 + Tranh phong cảnh thiên nhiên là tranh vẽ cảnh thiên nhiên, có thể không nổi tiếng và không đẹp với tất cả mọi người mà đẹp với bản thân người vẽ, có thể có thật hoặc do người vẽ tưởng tượng ra.
 + Tranh cảnh đẹp đất nước là tranh vẽ về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, các di tích lịch sử văn hóa đất nước đã được công nhận.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh quan sát và vấn đáp với giáo viên.
 + Chùa Một cột ở Hà Nội, Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, 
 + Hình ảnh phù hợp với chủ đề của tranh.
 + Trong tranh có mảng chính, mảng phụ. Mảng chính ở gần hơn, to rõ ràng và thể hiện chủ đề của tranh. Mảng phụ ở xa, nhỏ hơn.
 + Màu sắc đẹp. Màu ở mảng chính tươi sáng, đậm đà.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vẽ.
- Học sinh trả lời:
 + Bước 1: Lựa chọn đề tài và tìm hình ảnh..
 + Bước 2: Tìm bố cục, phác mảng chính, mảng phụ.
 + Bước 3: Vẽ hình và sửa hình.
 + Bước 4: Vẽ màu.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe.
- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách xác định bố cục.
- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ hình và sửa hình.
- Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ màu.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- Học sinh thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên: 
- Học sinh dừng vẽ.
- Học sinh trưng bày bài lên bảng để và nhận xét theo định hướng của giáo viên:
 + Các đề tài rất phong phú, sáng tạo; hình ảnh chính phù hợp với đề tài. Hình ảnh to, rõ ràng.
 + Có mảng chính, phụ rõ ràng.
 + Màu sắc đẹp, tươi sáng, phù hợp với hình ảnh chính và nổi rõ hình ảnh chính.
- Học sinh lựa chọn bài đẹp theo ý thích.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh vỗ tay.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Chú ý nghe giáo viên dặn dò, ghi nhớ.
- Chào giáo viên.
- Học sinh đồ dùng, giáo viên nhắc nhở, bố trí cho học sinh dùng chung.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại.
- Học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên gợi ý thêm, hoặc gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh còn lúng túng, giáo viên gợi ý.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý để học sinh khác trả lời hoặc trực tiếp giải thích cho học sinh hiểu.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý hoặc gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không trả lời được, giáo viên gợi ý hoặc gọi học sinh khác trả lời.
- Học sinh không tập trung, giáo viên nhắc nhở.
- Học sinh không lựa chọn được đề tài và hình ảnh phù hợp để vẽ, giáo viên gợi ý, giúp đỡ.
- Học sinh không nhận xét được, giáo viên gợi ý hoặc gọi học sinh khác trả lời.
THUYẾT MINH BẢO VỆ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: MĨ THUẬT (Lớp 7)
Bài 27: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:
	1. Căn cứ vào giáo dục của chương trình mĩ thuật bậc THCS, 
	- Mục tiêu mĩ thuật bậc THCS chủ yếu là giáo dục thẩm mĩ, tạo điều kiện học sinh tiếp xúc, làm quen và thường thức vẻ đẹp của tự nhiên, của các tác phẩm nghệ thuật. Qua đó biết vận dụng hiểu biết của mình trong cuộc sống và học tập, phát huy các kiến thức kỹ năng tạo hình để tạo ra được các tác phẩm phù hợp khả năng của mình.
	- Thông qua môn học giúp cho học sinh cách nhìn, cách cảm nhận, biết sáng tạo ra những sản phẩm mới.
	2. Căn cứ vào đặc thù của phân môn, bài học cụ thể.
	- Đây là phân môn vẽ tranh nên hầu như học sinh rất có hứng thú học tập với bài học này học sinh thể hiện, bài vẽ thông qua trí nhớ, tưởng tượng, có sự tìm tòi sáng tạo về các hình ảnh, sắp xếp, màu sắc  Bài học này không gò bó, mà học sinh thể hiện theo khả năng ý thích.
	3. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, năng lực của học sinh.
	Ở giai đoạn này học sinh đã có khả năng để nắm tương đối đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng tạo hình nói chung, về vẽ tranh theo đề tài nói riêng. Các em đã biết làm việc tự giác, tư duy, phân tích tổng hợp, nghiên cứu và sáng tạo thể hiện cái riêng của mình tương đối rõ ràng, thể hiện đúng mục đích yêu cầu của bài học.
II. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG
- Căn cứ vào mục tiêu bài học
- Căn cứ vào vị trí các bài học.
- Căn cứ vào đặc thù phân môn.
- Căn cứ vào trình độ tâm lí của học sinh.
	Ở giai đoạn này học sinh đã nắm được tướng đối đầy đủ các kỹ năng tạo hình và đã ý thức làm việc tự giác, tích cực, biết tư duy, phân tích tổng hợp, biết lựa chọn và sáng tạo trong tạo hình, thực hiện các kỹ năng tương đối thành thạo, đáp ứng được các yêu cầu của bài.
III. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP
	- Căn cứ vào yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mĩ thuật bậc THCS: Giáo viên là người tổ chức định hướng cho học sinh hoạt động tìm tòi, sáng tạo là chủ yếu. Mặt khác yêu cầu phải sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, phù hợp với bài học.
	- Căn cứ vào tiến trình dạy học.
	- Căn cứ vào trình độ tâm lí của học sinh.
	Vì là bài vẽ tranh theo đề tài nên tiết học này phương pháp chủ đạo là trực quan, đàm thoại, thảo luận thuyết minh kết hợp luyện tập vì qua đồ dùng trực quan thì học sinh sẽ làm việc theo từng bản thảo luận, tự nhận xét, tìm ra các nội dung theo định hướng của giáo viên, sau đó lên thuyết trình giải quyết vần đề.
IV. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Căn cứ vào nội dung bài học, tiến trình dạy học.
- Căn cứ vào phương pháp.
- Căn cứ vào trình độ học sinh.
- Căn cứ vào điều kiện vật chất của nhà trường.

File đính kèm:

  • doclớp 7, bài 27, vẽ tranh đề tài cảnh đẹp đất nước.doc