Bài giảng Bài 3: SCBD giảm chấn

Bên trong vỏ (ống ngoài) có một xy-lanh (ống nén), và trong xy-lanh có một pittông chuyển động lên xuống. Đầu dưới của cần pittông có một van để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn giãn ra. Đáy xy-lanh có van đáy để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn bị nén lại. Bên trong xy-lanh được nạp chất lỏng hấp thu chấn động, nhưng buồng chứa chỉ được nạp đầy đến 2/3 thể tích, phần còn lại thì nạp không khí với áp suất khí quyển hoặc nạp khí áp suất thấp. Buồng chứa là nơi chứa chất lỏng đi vào và đi ra khỏi xy lanh. Trong kiểu buồng khí áp suất thấp, khí được nạp với áp suất thấp (3 – 6 kgf/cm2). Làm như thế để chống phát sinh tiếng ồn do hiện tượng tạo bọt và xâm thực, thường xảy ra trong các bộ giảm chấn chỉ sử dụng chất lỏng. Giảm thiểu hiện tượng xâm thực và tạo bọt còn giúp tạo ra lực cản ổn định, nhờ thế mà tăng độ êm và vận hành ổn định của xe.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 3: SCBD giảm chấn, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 3. SCBD GIẢM CHẤN1. Nhiệm vụ, phân loại1.1 Nhiệm vụ	Hấp thụ và dập tắt các dao động.1.2 Phân loại 	- Phân loại theo cấu tạo:	+ Kiểu ống đơn	+ Kiểu ống kép	- Phân loại theo môi chất làm việc:	+ Kiểu thuỷ lực	+ Kiểu nạp khí	- Ph©n lo¹i theo vËn hµnh	+ KiÓu t¸c dông ®¬n.( mét chiÒu)	+ KiÓu ®a t¸c dông. (hai chiÒu)2. Nguyên lý hoạt động3. Giảm chấn ống đơn3.1 Cấu tạoLoại này thường được nạp khí Nitơ có áp suất cao (20 - 30 Kg/cm2 )3. Giảm chấn ống đơn3.2 Nguyên lý hoạt động	* Quá trình nénTrong hành trình nén, cần pittông chuyển động xuống làm cho áp suất trong buồng dưới cao hơn áp suất trong buồng trên. Vì vậy chất lỏng trong buồng dưới bị ép lên buồng trên qua van pittông. Lúc này lực giảm chấn được sinh ra do sức cản dòng chảy của van.Khí cao áp tạo ra một sức ép rất lớn lên chất lỏng trong buồng dưới và buộc nó phải chảy nhanh và êm lên buồng trên trong hành trình nén. Điều này đảm bảo duy trì ổn định lực giảm chấn.* Quá trình giãn (bật lại)Cần pittông chuyển động lên làm cho áp suất trong buồng trên cao hơn áp suất trong buồng dưới. Vì vậy chất lỏng trong buồng trên bị ép xuống buồng dưới qua van pittông, và sức cản dòng chảy của van có tác dụng như lực giảm chấn.Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần dịch chuyển ra khỏi xy-lanh nên thể tích chiếm chỗ trong chất lỏng của nó giảm xuống. Để bù cho khoảng hụt này, pittông tự do được đẩy lên (nhờ có khí cao áp ở dưới nó) một khoảng tương đương với phần hụt thể tích. 4. Giảm chấn ống kép4.1 Cấu tạoBên trong vỏ (ống ngoài) có một xy-lanh (ống nén), và trong xy-lanh có một pittông chuyển động lên xuống. Đầu dưới của cần pittông có một van để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn giãn ra. Đáy xy-lanh có van đáy để tạo ra lực cản khi bộ giảm chấn bị nén lại. Bên trong xy-lanh được nạp chất lỏng hấp thu chấn động, nhưng buồng chứa chỉ được nạp đầy đến 2/3 thể tích, phần còn lại thì nạp không khí với áp suất khí quyển hoặc nạp khí áp suất thấp. Buồng chứa là nơi chứa chất lỏng đi vào và đi ra khỏi xy lanh. Trong kiểu buồng khí áp suất thấp, khí được nạp với áp suất thấp (3 – 6 kgf/cm2). Làm như thế để chống phát sinh tiếng ồn do hiện tượng tạo bọt và xâm thực, thường xảy ra trong các bộ giảm chấn chỉ sử dụng chất lỏng. Giảm thiểu hiện tượng xâm thực và tạo bọt còn giúp tạo ra lực cản ổn định, nhờ thế mà tăng độ êm và vận hành ổn định của xe. 4. 2 Hoạt động	* Hành trình nén (ép)	- Tốc độ chuyển động của cần pittông cao:	Khi pittông chuyển động xuống, áp suất trong buồng B (dưới pittông) sẽ tăng cao. Dầu sẽ đẩy mở van một chiều (của van pittông) và chảy vào buồng A mà không bị sức cản nào đáng kể (không phát sinh lực giảm chấn). Đồng thời, một lượng dầu tương đương với thể tích choán chỗ của cần pittông (khi nó đi vào trong xy lanh) sẽ bị ép qua van lá của van đáy và chảy vào buồng chứa. Đây là lúc mà lực giảm chấn được sức cản dòng chảy tạo ra.AB- Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp:Nếu tốc độ của cần pittông rất thấp thì van một chiều của van pittông và van lá của van đáy sẽ không mở vì áp suất trong buồng B nhỏ. Tuy nhiên, vì có các lỗ nhỏ trong van pittông và van đáy nên dầu vẫn chảy vào buồng A và buồng chứa, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ. 	- Tốc độ chuyển động của cần pittông cao:	Khi pittông chuyển động lên, áp suất trong buồng A (trên pittông) sẽ tăng cao. Dầu sẽ đẩy mở van lá (của van pittông) và chảy vào buồng B. Vào lúc này, sức cản dòng chảy đóng vai trò lực giảm chấn. Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần thoát ra khỏi xy-lanh nên thể tích choán chỗ của nó giảm xuống. Để bù vào khoảng hụt này dầu từ buồng chứa sẽ chảy qua van một chiều và vào buồng B mà không bị sức cản đáng kể.* Hành trình trả (giãn)BA	Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp:	Khi cần pittông chuyển động với tốc độ thấp, cả van lá và van một chiều đều vẫn đóng vì áp suất trong buồng A ở trên pittông thấp. Vì vậy, dầu trong buồng A chảy qua các lỗ nhỏ trong van pittông vào buồng B. Dầu trong buồng chứa cũng chảy qua lỗ nhỏ trong van đáy vào buồng B, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ.5. Hư hỏng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa giảm chấn ống5.1. Hư hỏng.	 Piston, xi lanh bị mòn côn, ôvan, cào xước.	 Các gioăng phớt làm kín bị hỏng, các van bị mòn, lò xo yếu gẫy.	 Trục đẩy bị cong, hai đầu tai bắt giảm chấn nứt, vỡ	* Nguyên nhân:	 Do ma sát, sử dụng lâu dài.	 Xe chở quá tải và chạy trên đường xóc.	* Tác hại: 	Làm giảm hoặc mất tính chất giảm chấn dẫn tới nhanh hư hỏng nhíp và người ngồi trên xe mệt mỏi.5.2 Kiểm tra:	 Đối với xe du lịch để nguyên giảm chấn trên xe, ấn từng góc xe cần kiểm tra xem lực cản và tiếng kêu. Nếu sự trả lại kém và có vấn đề không bình thường là giảm chấn hỏng.	 Đối với xe tải phải tháo giảm chấn khỏi xe. Dùng tay kéo và nén ống giản chấn xem lực cản và tiếng kêu, nếu có tiếng kêu và lực cản kém là giảm chấn hỏng	 Kiểm tra khi tháo rời: ( chỉ một số giảm chấn xe nga cũ) Kiểm tra các chi tiết bằng quan sát và dụng cụ đo kiểm.5.3 Sửa chữa:	 Đối với loại giảm chấn tháo rời được thì chi tiết nào hỏng cần thay chi tiết đó, thay thế các gioăng đệm làm kín, đổ dầu đủ và đúng chủng loại.	 Đối với các loại giảm chấn hàn kín nếu hư hỏng ta phải thay mới cả bộ đúng chủng loại cho từng loại xe.

File đính kèm:

  • pptBài 3. Gi#U1ea3m ch#U1ea5n.ppt