Bài giảng Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi (tiếp)
HS: Quan sát hình, kể tên các phương pháp chế biến.
GV: Nhận xét (cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt, ủ men, hỗn hợp, đường hóa tinh bột, kiềm hóa rơm rạ)
(?) Các phương pháp trên có thể xếp vào mấy phương pháp chính?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét (có thể xếp vào 3 phương pháp chính là phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, ngoài ra còn có phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp.
Trường : THCS Nguyễn Huệ Lớp : 7B6 Môn : Công Nghệ Người soạn: Trần Thị Nguyệt Ngày soạn: 28/03/2010 GVHD : Tạ Thị Nguyên Người dạy : Trần Thị Nguyệt Ngày dạy: 02/04/2010 Bài soạn : Bài 39. CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Biết được một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi vật nuôi. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức để chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi gia đình mình như: thái rau, nấu cám lợn, phơi khô rơm rạ cho trâu, bò.... - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận biết. 3. Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm, ý thức trong việc bảo quản một số loại thức ăn vật nuôi. - Ý thức trong việc chọn thức ăn và chăn nuôi đúng kĩ thuật, yêu thích nghề chăn nuôi. - Thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên: * Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu kĩ sgk và soạn giáo án bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Đọc thêm một số tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài dạy. - Tìm hiểu thực tế địa phương để nắm vững các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. * Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Phóng to hình 66, 67 sgk. - Sưu tầm thêm một số hình ảnh có liên quan đến nội dung bài dạy. - Bảng phụ có ghi nội dung bài dạy. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, bài 38. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. - Đọc và soạn bài 39 vào vở bài tập. - Quan sát hình 66, 67 sgk và hoàn thành các bài tập điền khuyết. - Tìm hiểu thực tế gia đình, địa phương để biết một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. III. Phương pháp dạy học - Trình bày trực quan. - Hỏi đáp – tìm tòi. - Thảo luận nhóm. IV. Tiến trình dạy – học 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào? (?) Trình bày vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? HS: Trả lời, nhận xét. GV: Nhận xét, đánh giá điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước, các em đã nghiên cứu về vai trò của thức ăn đối với vật nuôi và thấy được rằng thức ăn có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con vật, do đó con người cần đảm bảo cung cấp thức ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lương cho con vật duy trì mọi hoạt động sống và tạo sản phẩm phục vụ con người, tuy nhiên không phải thức ăn nào vật nuôi cũng có thể sử dụng và con người dễ dàng bảo quản mà phải có phương pháp chế biến và dự trữ thích hợp. Vậy, chế biến và dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì và có những phương pháp nào để chế biến và dự trữ thức ăn thì cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu bài 39. Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. GV ghi đầu bài lên bảng. * Phát triển bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Chế biến thức ăn: GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh thức ăn vật nuôi chưa qua chế biến. (?) Em có nhận xét gì về trạng thái, khả năng hấp thu khi vật nuôi ăn những thức ăn này? cứng, to, cồng kềnh, vật nuôi cần nhiều thời gian để tiêu hóa hấp thu HS: Nhận xét. (?) Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa...nhằm mục đích gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, giải thích: cám – tăng mùi vị, diệt mầm bệnh; rau – giảm thể tích, dễ tiêu hóa; thức ăn thừa – khử bỏ các kí sinh trùng gây hại.. (?) Khi cho gà, vịt ăn rau người ta thường thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, giải thích: Thái nhỏ làm giảm thể tích rau, phù hợp với mỏ gà vịt, gà vịt ăn được nhiều hơn. (?) Tại sao khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải rang chín đậu sau đó xay, nghiền nhỏ rồi mới cho vật nuôi ăn? HS: Giải thích GV: Giải thích: Trong hạt đậu tương có chưa chất ức chế hoạt động của enzim tiêu hóa prôtêin là trípsin và chymotripsin (lên các lớp trên các em sẽ tìm hiểu), những chất này sẽ bị phá hủy trong quá trình chúng ta xử lí nhiệt tức là rang hoặc hấp, nấu, luộc...do đó rang hạt đậu tương sẽ khử bỏ được chất độc hại, hơn nữa là tạo mùi thơm kích thích con vật ăn nhiều hơn. (?) Như vậy, chế biến thức ăn nhằm mục đích gì? HS: Đọc sgk GV: Chốt lại, ghi bảng. (?) Em nào có thể lấy thêm ví dụ về một số loại thức ăn đã chế biến? HS: Lấy ví dụ. GV: Nhận xét, yêu cầu HS về xem thêm ví dụ trong sgk. - Dự trữ thức ăn: GV: Dẫn dắt vấn đề: Vào mùa mưa, lượng rau xanh, lương thực thu vào rất nhiều nên vật nuôi thừa thức ăn nhưng mùa khô thì lại thiếu vậy để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làm gì? HS: Dự trữ thức ăn GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh thức ăn đang được dự trữ, bảo quản (?) Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, giải thích: đánh đống rơm, rạ để dự trữ cho trâu, bò ăn dần. (?) Để có thóc, ngô, khoai, sắn....cho vật nuôi ăn quanh năm, sau khi thu hoạch chúng người nông dân thường làm gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét (Khoai, sắn thái nhỏ, phơi khô, cất vào bao hoặc chum vại; hạt thóc, ngô phơi khô rồi bảo quản). (?) Vậy, dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? HS: Đọc mục đích dự trữ thức ăn trong sgk. GV: Chốt lại, ghi bảng. * Dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa tìm hiểu mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, có những phương pháp nào để chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi thì chúng ta qua tìm hiểu mục II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Hoạt động 2. Tìm hiểu về các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn. - Các phương pháp chế biến thức ăn: GV: Cho HS quan sát hình 66 và giới thiệu đó là các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi. (?) Em hãy cho biết trong hình có những phương pháp chế biến nào? HS: Quan sát hình, kể tên các phương pháp chế biến. GV: Nhận xét (cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt, ủ men, hỗn hợp, đường hóa tinh bột, kiềm hóa rơm rạ) (?) Các phương pháp trên có thể xếp vào mấy phương pháp chính? HS: Trả lời. GV: Nhận xét (có thể xếp vào 3 phương pháp chính là phương pháp vật lí, phương pháp hóa học, phương pháp vi sinh vật học, ngoài ra còn có phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp. (?) Các em hãy quan sát hình 66, thảo luận nhóm theo bàn trong 3 phút, hoàn thành bảng sau: Phương pháp chế biến Hình ảnh thể hiện Phương pháp vật lí 1,2,3 Phương pháp hóa học 6,7 Phương pháp sinh học 4 Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp 5 HS: Thảo luận, hoàn thành yêu cầu vào vở bài tập, hoàn thành bảng phụ, nhận xét. GV: Nhận xét. (?) Vậy, qua bảng chúng ta thấy phương pháp vật lý gồm những phương pháp nào? HS: Kể tên. GV: Chốt lại, ghi bảng. (?) Tại sao chúng ta phải cắt ngắn thức ăn thô xanh? HS: Giải thích. GV: Nhận xét, giải thích: thức ăn thô xanh thường có thể tích lớn, cồng kềnh nên phải cắt ngắn để phù hợp với từng vật nuôi, giúp vật nuôi ăn được nhiều và tận dụng tối đa thức ăn. (?) Em hãy lấy một số ví dụ về chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lí? HS: Lấy ví dụ GV: Ghi nhận (?) Phương pháp hóa học gồm những phương pháp nào? (ủ men) HS: Trả lời. GV: Chốt lại, ghi bảng. (?) Phương pháp vi sinh vật học gồm những phương pháp nào? (ủ men) HS: Trả lời GV: Nhận xét, ghi bảng. (?) Lấy một số ví dụ về phương pháp vi sinh học? HS: Lấy ví dụ. (?) Làm thế nào để tạo ra thức ăn hỗn hợp? HS: Trả lời GV: Nhận xét, ghi bảng (?) Em hãy lấy ví dụ về thức ăn hỗn hợp? HS: Lấy ví dụ - Một số phương pháp dự trữ thức ăn: GV: Chiếu hình 67 cho HS quan sát. HS: Quan sát. (?) Hãy kể tên các loại thức ăn có trong hình. HS: Rơm, cỏ xanh; thóc, ngô tươi, sắn tươi, khoai lang củ, thức ăn xanh. (?) Các loại thức ăn này được phơi khô nhờ nguồn năng lượng nào? (nhờ nguồn nhiệt từ năng lượng mặt trời) HS: Trả lời GV: Ngoài sử dụng nguồn nhiệt từ năng lượng mặt trời, chúng ta còn dùng cách nào để làm khô thức ăn? (sấy bằng than, điện...) HS: Trả lời. (?) Ủ xanh được áp dụng cho loại thức ăn có đặc điểm gì? (thức ăn xanh, có nhiều nước) HS: Trả lời (?) Vậy, dự trữ thức ăn gồm mấy phương pháp? Đó là những phương pháp nào? HS: Trả lời. GV: Chốt lại: Có 2 phương pháp dự trữ thức ăn là làm khô và ủ xanh. (?) Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu sau sao cho phù hợp với các phương pháp dự trữ thức ăn Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp...........với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ .............với các loại rau, cỏ tươi xanh. GV: Nhận xét (làm khô, ủ xanh) (?) Gia đình, địa phương em có những loại vật nuôi nào? Thức ăn của mỗi loại vật nuôi đó là gì? HS: Liên hệ thực tế, trả lời. (?) Bố mẹ hoặc người dân ở địa phương đã chế biến và dự trữ những loại thức ăn đó như thế nào? HS: Liên hệ, trả lời. GV: Giáo dục HS: Chúng ta phải biết tận dụng những loại thức ăn sẵn có ở gia đình, địa phương và lựa chọn những phương pháp chế biến cũng như dự trữ cho phù hợp để tránh gây lãng phí thức ăn, hạn chế được tiền mua thức ăn, mang lại hiệu quả chăn nuôi. Bài 39. CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn 1. Chế biến thức ăn - Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa - Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng, tăng giá trị dinh dưỡng. - Khử bỏ chất độc hại và vi trùng gây hại. Ví dụ: (sgk) 2. Dự trữ thức ăn - Gữ thức ăn lâu hỏng - Luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Ví dụ: (sgk) II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn 1. Các phương pháp chế biến thức ăn - Phương pháp vật lí: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt. Ví dụ: - Cắt ngắn thức ăn xanh - Nghiền nhỏ các loại hạt: ngô, đậu tương... - Xử lí nhiệt: luộc, hấp, rang đậu tương... - Phương pháp hóa học: đường hóa tinh bột, kiềm hóa rơm rạ - Phương pháp sinh học: ủ men Ví dụ: Ủ tinh bột với men rượu - Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp. 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn ( Ghi nội dung trong bảng phụ) * Ghi nhớ: (sgk) 4. Củng cố (?) Một em đọc ghi nhớ sgk? (?) Qua bài học này chúng ta cần nắm những vấn đề gì? HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh: - Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. 5. Kiểm tra, đánh giá Câu 1. Mục đích của dự trữ thức ăn: A. Để dành được nhiều thức ăn. B. Giữ thức ăn lâu hỏng, đủ nguồn thức ăn. Đ C. Chủ động nguồn thức ăn. D. Tận dụng nhiều loại thức ăn. Câu 2. Đối với thức ăn thô xanh người ta thường dùng phương pháp chế biến nào? A. Đường hóa tinh bột. B. Hỗn hợp C. Cắt ngắn Đ D. Nghiền nhỏ Câu 3. Kiềm hóa đối với thức ăn có nhiều: A. Protein B. Chất xơ Đ C. Gluxit D. Lipit Câu 4 . Ủ chua thường áp dụng đối với: A. Các loại rau, cỏ tươi xanh Đ B. Các loại hạt C. Rơm, cỏ khô D. Các loại củ 6. Dặn dò - Học thuộc bài - Đọc trước bài 40: hoàn thảnh bảng trang 107, quan sát hình 68 và hoàn thành bài tập điền khuyết trang 108, hoàn thành bảng trang 109 vào vở bài tập. - Tìm hiểu thực tế địa phương về các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit. V. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kon Tum, ngày tháng năm 2010 GVHD Tạ Thị Nguyên
File đính kèm:
- Bai 39.doc