Bài giảng Bai 4: Bếp từ

trong đó: P – là công suất nhiệt được sinh ra (W),

 H - cường độ từ trường (A/cm)

 S - diện tích mạch từ (cm2)

 f - tần số biến thiên của từ thông (Hz).

Nhìn công thức trên ta thấy: nhiệt lượng toả ra (P) tỷ lệ thuận với tất cả các đại lượng còn lại, trong đó S (diện tích đáy nồi) không thay đổi nên để tăng P ta chỉ còn tăng H hoặc f.

 Để tăng P thì tăng f có lợi hơn vì P tỉ lệ với f3/2

Việc điều chỉnh cường độ nấu, thời gian nấu và hệ thống bảo vệ được điều khiển bằng hệ thống mạch điện giúp cho ta lựa chọn chế độ nấu.

 

ppt6 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bai 4: Bếp từ, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
1-5. Bếp từ1.5.1. Cấu tạo của bếp từ Bếp từ được cấu tạo từ các bộ phận chính sau (hình 1-18):Mặt bếp: làm bằng sứ thuỷ tinh cao cấp chịu được nhiệt độ cao, chịu được va chạm.Cuộn dây tạo từ trường: là cuộn dây phẳng dạng đĩa đặt bên dưới mặt bếp.Mạch điện tử công suất: gồm nhiều linh kiện điện tử phức tạp, có khả năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều, thay đổi tần số của dòng điện đi vào cuộn dây.Bảng điều khiển: gồm các nút chức năng để đặt chức năng và điều khiển chế độ làm việc của bếpHình 1-181.5.2. Nguyên lý làm việcKhi cho một dòng điện thay đổi tần số vào cuộn dây, cuộn dây sinh ra từ trường, từ trường này xuyên qua mặt bếp đến đáy nồi bằng chất sắt từ. Do từ trường biến đổi nên trong đáy nồi sinh ra một dòng điện xoáy (dòng Foucault). Dòng Foucault làm cho vật (đáy nồi) sinh nhiệt tương đối lớn vì có thể xem đáy nồi là cuộn dây thứ cấp có điện trở rất nhỏ, các electron di chuyển với tốc độ cao va đập lẫn nhau nên sinh nhiệt. Nhiệt lượng sinh ra nhiều hay ít phụ thuộc vào cường độ từ trường, tần số từ trường và diện tích mạch từ (đáy nồi). Quan hệ giữa các đại lượng trên theo công thức sau: trong đó: P – là công suất nhiệt được sinh ra (W), H - cường độ từ trường (A/cm) S - diện tích mạch từ (cm2) f - tần số biến thiên của từ thông (Hz).Nhìn công thức trên ta thấy: nhiệt lượng toả ra (P) tỷ lệ thuận với tất cả các đại lượng còn lại, trong đó S (diện tích đáy nồi) không thay đổi nên để tăng P ta chỉ còn tăng H hoặc f. Để tăng P thì tăng f có lợi hơn vì P tỉ lệ với f3/2Việc điều chỉnh cường độ nấu, thời gian nấu và hệ thống bảo vệ được điều khiển bằng hệ thống mạch điện giúp cho ta lựa chọn chế độ nấu.1.5.3. Ưu nhược điểm của bếp từa) Ưu điểm:Bếp từ giúp bạn nấu nướng sạch sẽ, không tỏa khói, an toàn, hạn chế cháy nổ.So với các loại bếp khác thì bếp từ có hiệu suất cao hơn (đạt tới 90%) vì mất năng lượng truyền nhiệt trung gian thấp. Vì thế tiết kiệm được thời gian nấu.Mặt bếp thường được làm bằng men ceramic hoặc kính chịu nhiệt nên rất dễ lau chùi, kể cả khi đang nấu.b) Nhược điểm:Bếp từ không phải bất kỳ loại nồi, soong chảo nào cũng có thể sử dụng trên bếp này được, chỉ có thể dùng các loại nồi, chảo có chất liệu dẫn từ như: inox đáy mạ thép, sắt tráng men, thuỷ tinh có sợi kim loại, có đáy bằng; đường kính đáy lớn hơn 12cm, đáy phẳng.Các vật dụng làm bằng các loại sau không sử dụng tốt trên bếp từ như: nồi đất, thủy tinh chịu nhiệt, nồi soong chảo bằng đồng hoặc nhôm, các loại nồi bằng sứ, các nồi soong có đáy nhọn, các loại nồi soong chảo có chân, các loại nồi soong có đáy làm bằng đồng nhôm v.v...Ðể có thể dùng nhiều loại vật dụng nấu, người ta dùng miếng lót kim loại để nấu , miếng lót này có bán rời. Tuy nhiên khi sử dụng miếng lót kim loại thì trở thành cách nấu thông thường, làm giảm đi ưu điểm của bếp điện từ rất nhiều.Bếp từ hiện nay giá cả vẫn còn khá đắt.1.5.4. An toàn khi sử dụng bếp từHiện tại các hiệu ứng cảm ứng điện từ chưa được kiểm chứng đối với sức khoẻ con người.Công suất bếp thường tương đối lớn nên phải kiểm tra kỹ trước khi dùng. Các phích cắm, ổ cắm cũng phải trên 10 ampe và dùng riêng không được cắm chồng lên dùng chung với các thiết bị điện khác. Các dây điện phải có tiết diện lớn đủ để đảm bảo an toàn.Nên đặt bếp trên mặt phẳng ngang, không nên để sát tường và các vật khác và cách tường ít nhất 10cm. Không nên sử dụng bếp gần bếp gas hoặc bếp dầu, nên để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, cũng như các loại bếp khác. Không sử dụng bếp điện từ ở những nơi dễ cháy và gần chất gây nổ. Không đặt bếp gần nguồn nước hoặc nơi ẩm ướt.Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu không nhiễm từ nên không thể tạo ra dòng điện Foucault. Đáy nồi phải bằng, không dùng các loại nồi, chảo đáy nhọn.Mặc dù khi nấu mặt bếp không nóng nhiều nhưng không để dao, dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Những đồ vật này sẽ nóng lên rất nhanh. Không được đưa những vật liệu lạ như: dây kẽm vào lỗ vào khí và lỗ thoát khí để tránh những nguy hiểm xảy ra. Trên mặt sứ của bếp không được đặt các mảnh sắt cũng như không để bếp nấu trên các tấm, bàn kim loại.Chú ý (trong phạm vi 3 m) không để những vật dễ hư hỏng khi bị nhiễm từ gần mặt bếp như băng ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Đặc biệt chú ý khi gia đình có người đeo máy trợ tim, trợ thính thì không nên sử dụng loại bếp này nếu không được phép của bác sĩ.Trong trường hợp sử dụng nồi đất, nồi sứ, nên dùng loại có đáy phẳng và đặt vào trong nồi một miếng sắt không gỉ để làm cho bếp hoạt động.Không để bếp than gần bếp điện từ làm cho bếp điện từ bị mục, các vật liệu cách điện bị hỏng.Đối với những thực phẩm đóng hộp, hãy mở nắp trước khi hâm nóng để tránh rủi ro cháy nổ do nhiệt độ lên cao. Những người có những chứng bệnh liên quan đến tim mạch nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ xem có được phép dùng bếp từ hay không. Không đổ nước lên mặt bếp, nếu bếp bẩn nên dùng khăn ẩm và mềm để lau mặt bếp, tuyệt đối không được dùng bàn chải cứng. Với bụi bám xung quanh lỗ vào và thoát khí có thể vệ sinh sạch bằng bàn chải mềm hoặc khăn lau.Khi thức ăn bị trào ra ngoài hay bị cháy, không nên nhấc nồi ra trước mà phải tắt bếp trước, cho bếp nguội rồi mới nhấc nồi ra. Không dịch chuyển bếp điện từ khi đang nấu.Khi mất điện đột ngột hoặc không sử dụng bếp từ thì nên rút dây khỏi phích cắm.

File đính kèm:

  • pptBai_4_Bep_tu.ppt
Bài giảng liên quan