Bài giảng Bài 4: Nguyên tử (tiếp)
GV: Yêu cầu HS so sánh các kết quả vừa ghi trong vở với sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố đó (GV chiếu lại sơ đồ nguyên tử nhôm, cacbon, silic, heli lên màn hình).
BÀI 4: NGUYÊN TỬ (LỚP 8) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức · Học sinh biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, và từ đó tạo ra mọi chất. - Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử. - Biết đặc điểm của hạt electron. · Học sinh biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron và đặc điểm của hai loại hạt trên. - Biết được những nguyên tử cùng loại và những nguyên tử có cùng proton. · Học sinh biết được trong nguyên tử, số electron bằng số proton. Electron luôn luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng tra cứu, đọc tài liệu để tìm các thông tin cần thiết. 3. Thái độ, tình cảm Tạo cho HS niềm tin vào khoa học và làm quen với thế giới vi mô. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Vẽ sẵn sơ đồ nguyên tử hoặc lấy hình ảnh mô phỏng các nguyên tử trên Internet: H, He, O, Na, C, Al, Ca. 2. Chuẩn bị: - Máy chiếu, phim trong, bút dạ. - Phiếu học tập (có ghi sẵn các bài tập trong bài). C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 1. NGUYÊN TỬ LÀ GÌ (10 phút) GV: Thuyết trình: Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử. ® Vậy nguyên tử là gì? (Gọi 1 HS trả lời) HS: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. GV: Thuyết trình: Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử. HS: Nghe và ghi GV: Giới thiệu: Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. Nguyên tử gồm: - 1 hạt nhân mang điện tích dương - Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron. (mang điện tích âm) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Thông báo đặc điểm của hạt electron. Electron: - Kí hiệu: e - Điện tích: -1 - Khối lượng vô cùng nhỏ: (9,1095.10-28 gam) GV: Chúng ta sẽ xem xét hạt nhân và lớp vỏ được cấu tạo như thế nào? Hoạt động 2 2. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ (10 phút) GV: Giới thiệu: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt là hạt proton và nơtron. HS: Nghe và ghi bài. · Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. GV: Thông báo đặc điểm của từng loại hạt. a) Hạt proton: - Kí hiệu: p - Điện tích: +1 - Khối lượng: 1,67.10-24 gam. b) Hạt nơtron: - Kí hiệu: n - Điện tích: không mang điện - Khối lượng: 1,67.10-24 gam. GV: Giới thiệu khái niệm: “Nguyên tử cùng loại” · Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại. GV: Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử? HS: Vì nguyên tử luôn trung hòa về điện nên: Số p = số e GV: Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt electron với khối lượng của 1 hạt proton, và khối lượng của 1 hạt nơtron? HS: Proton và nơtron có cùng khối lượng. HS: Electron có khối lượng rất bé: bằng 0,0005 (5 phần vạn) lần khối lượng của hạt p. GV: Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. mnguyên tử » mhạt nhân Hoạt động 3 3. LỚP ELECTRON (20 phút) GV: Giới thiệu: Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. HS: Nghe và ghi vào vở. - Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. - Nhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết. GV: Giới thiệu sơ đồ nguyên tử oxi: (số e, số lớp e, số e lớp ngoài). GV: Đưa lên màn hình các sơ đồ nguyên tử sau: Hiđro ; Magie ; Nitơ ; Canxi Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8e, sắp xếp thành 2 lớp, lớp ngoài có 6e. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Đưa đề bài số 1 lên màn hình: Em hãy quan sát các sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau: Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp e Số e lớp ngoài Hiđro Magie Nitơ Canxi GV: Gợi ý để HS biết cách xác định số p trong hạt nhân (dựa vào điện tích hạt nhân). GV: Cho HS làm việc theo nhóm khoảng 3 phút. GV: Chiếu trên màn hình bài làm của các nhóm và nhận xét, cho điểm. (Nếu không sử dụng máy chiếu thì cho HS ghi kết quả vào bảng nhóm rồi treo lên, hoặc có thể dùng nam châm dán bài làm của các nhóm lên bảng). HS: Ghi vào bảng các kết quả đúng như sau: Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp e Số e lớp ngoài Hiđro 1 1 1 1 Magie 12 12 3 2 Nitơ 7 7 2 5 Canxi 20 20 4 2 GV: Quan sát sơ đồ nguyên tử magie, nitơ, canxi, nhôm, silic, kali ..., các em hãy nhận xét: Số e tối đa ở lớp 1, lớp 2 là bao nhiêu? HS: Quan sát và trả lời: - Số e tối đa ở lớp 1 là 2e - Số e tối đa ở lớp 2 là 8e. GV: Đưa đề bài tập số 2 lên màn hình: Bài tập 2: Em hãy điền vào ô trống ở bảng sau: Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp e Số e lớp ngoài 13 6 14 2 Lưu ý: GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 (SGK tr. 42) để tra tên của từng loại nguyên tử. · Gọi 1 HS làm ví dụ theo các câu hỏi gợi ý sau: - Nguyên tử có 13e, vậy số p bằng bao nhiêu? GV: Tra bảng 1 (SGK tr. 42): Tên của loại nguyên tử có 13 proton? HS: Vì: Số p = số e Nên hạt nhân nguyên tử có 13 hạt proton HS: Nguyên tử nhôm. GV: Ta đã biết: - Số e lớp 1 tối đa là 2. - Số e lớp 2 tối đa là 8. ® Vậy số nguyên tử nhôm có mấy lớp e và số lớp e lớp ngoài bằng bao nhiêu? HS: Nguyên tử nhôm có 3 lớp electron: - Lớp 1 có 2e - Lớp 2 có 8e - Lớp 3 có 3e. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh · Các nhóm HS thảo luận và điền nốt 3 hàng còn lại: Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp e Số e lớp ngoài Nhôm 13 13 3 3 Cacbon 6 6 2 4 Silic 14 14 3 4 Heli 2 2 1 2 GV: Yêu cầu HS so sánh các kết quả vừa ghi trong vở với sơ đồ nguyên tử của các nguyên tố đó (GV chiếu lại sơ đồ nguyên tử nhôm, cacbon, silic, heli lên màn hình). HS: Các nhóm kiểm tra chéo và chấm điểm. - Nhóm 1 kiểm tra kết quả trong bảng của nhóm 2. - Nhóm 2 kiểm tra kết quả trogn bảng của nhóm 3. - ...... Hoạt động 4 CỦNG CỐ (3 phút) GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài: 1) Nguyên tử là gì? 2) Nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào? 3) Hãy nói tên, kí hiệu, điện tích của các hạt đó? 4) Nguyên tử cùng loại là gì? 5) Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau? HS: Trả lời Hoạt động 5 BÀI TẬP VỀ NHÀ (2 phút) GV: Gọi 1 HS đọc bài đọc thêm (SGK tr. 16). Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5 (SGK tr. 15,16).
File đính kèm:
- BÀI nguyên tử.doc