Bài giảng Bài 6 ( 2 tiết) – Đơn chất và hợp chất - Phân tử

. O: Nguyên tố oxy, 1 nguyên tử

2. Cu: Nguyên tố đồng, 2 nguyên t

- Phân tử clo gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.

+ Phân tử nước gồm 2 nguyên tử hidro liên kết với 1 nguyên tử oxy

 

doc10 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài 6 ( 2 tiết) – Đơn chất và hợp chất - Phân tử, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 6 ( 2 tiết) – Ho¸ 8
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT - PHÂN TỬ
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Hiểu được: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học, hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
Biết được: Trong một mẫu chất ( nói chung cả đơn chất và hợp chất) các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
Hiểu được: Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất; Các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau; Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
Biết được: các chất đều có hạt hợp thành là phân tử ( hầu hết các chất) hay nguyên tử ( đơn chất kim loại ...). Một chất có thể tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng và khí ( hay hơi); các trạng thái này khác nhau về khoảng cách giữa các hạt và sự chuyển động của các hạt hợp thành.
Kỹ năng:
Phân biệt được: đơn chất và hợp chất, đơn chất kim loại ( có tính chất dẫn điện và nhiệt) và đơn chất phi kim.
Biết cách xác định phân tử khối bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử tính bằng đvC.
CHUẨN BỊ:
Một số tranh vẽ và mô hình về các đơn chất và hợp chất có trong tự nhiên, hình 1.9; 1.10; 1.11; 1.12; 1.13 và 1.14 trang 22, 23, 24, SGK.
Bản trong vẽ sơ đồ một số phân tử hidro, oxi, nước.
Các phiếu học tập, bảng ký hiệu và nguyên tử khối các nguyên tố hoá học.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: TIẾT 1
Hoạt động 1: Vào bài. ( 3 phút)
Giáo viên: Đưa ra tranh vẽ sơ đồ các phân tử O2, H2, H2O, CO2.
O
O
O
O
O
C
H
H
H
H
 H2 O2 H2O CO2
Em hãy nhận xét về thành phần phan tử của các chất trên?
Học sinh: Các chất O2, H2 chỉ tạo bởi 1 loại nguyên tử ( một nguyên tố hoá học), còn các chất H2O, CO2 tạo bởi 2 nguyên tố hoá học.
Giáo viên: Như vậy, các chất có thể chia làm 2 loại gọi là Đơn chất và Hợp chất.
Hoạt động 2: Đơn chất. ( 15 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hãy tìm một số chất trong số các chất sau đây có thành phần đơn giản ( chỉ do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên): P, P2O5, N2, NH3, Fe, C, CH4, Cu.
Các chất có thành phần đơn giản như: P, N2, Fe, C, Cu được gọi là đơn chất, vậy có thể định nghĩa đơn chất như thế nào?
Trong các đơn chất trên những chất nào dẫn điện, dẫn nhiệt?
Hãy kể thêm một số đơn chất như trên nữa?
GV đưa ra các mẫu Fe, Al, Cu, C, S và P rồi chỉ cho HS thấy kim loại khác phi kim ở bề ngoài: tính ánh kim ...
GV đưa ra tranh vẽ về cấu trúc của kim loại Cu và đơn chất khí O2, H2.
Em hãy nhận xét về sự sắp xếp giữa các nguyên tử trong chất đồng, khí oxy, hidro?
1.Các chất có thành phần đơn giản: P, N2, Fe, C, Cu.
Gồm một nguyên tố.
Đơn chất la những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học.
Fe, Cu
Al, Na, Mg, Ag ...
Đơn chất có hai loại:
Kim loại: có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt ( Fe, Cu, Al, Ag ...)
Phi kim: không có các tính chất đó ( P, C, S, N2,O2, H2 )
2.Đặc điểm cấu tạo:
- Trong đơn chất rắn: các nguyên tử xếp khít nhau và theo một trật tự nhất định (gọi là tinh thể)
- Trong đơn chất khí: các nguyên tử liên kết với nhau theo một số nguyên tử nhất định ( ví dụ 2)
.
Kết luận: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học và được chia làm 2 loại: Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
3.Hoạt động 3: Củng cố.( 10 phút)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Có những cách viết sau: C, N2, N, O2, O, Cl, Na.
Cách viết nào biểu thị đơn chất?
Cách viết nào biểu thị đồng thời nguyên tố hoá học và đơn chất?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( Phần trả lời)
a) C, N2, O2,Na b) C, Na
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D chỉ dãy chất nào dưới đây gồm toàn kim loại:
Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc
Sắt, chì, kẽm, thuỷ ngân
Oxi, nitơ, cacbon, clo
Vàng, magie, nhôm, clo
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ( Phần trả lời)
Dãy chất gồm toàn là kim loại được khoanh tròn:
Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc
Sắt, chì, kẽm, thuỷ ngân
Oxi, Nitơ, magie, nhôm, clo
Vàng, magie, nhôm, clo
Hoạt động 4: Hợp chất. ( 10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Nước được tạo nên từ 2 nguyên tố là oxi và hidro. Hãy tìm một số chất trong số các chất sau đây có thành phần 2 hay nhiều nguyên tố ( tương tự H2O)
P, P2O5, Cl2, NH3,Fe,C, CH4, Cu.
- Kể thêm một số chất tương tự?
- Các chất đó được gọi là hợp chất, vậy có thể định nghĩa hợp chất như thế nào?
- Hợp chất cũng được chia làm 2 loại: Hợp chất hữu cơ ( thường chứa C, H, O) và hợp chất vô cơ. Trong các chất trên những chất nào có thể là hợp chất hữu cơ?
- Trừ CO, CO2, muối cacbonat còn lại các chất chứa C đều là hợp chất hữu cơ.
2. GV đưa ra tranh vẽ về cấu trúc của nước và muối ăn.
Em hãy nhận xét về sự liên kết giữa các nguyên tử trong nước, muối ăn?
1.Các chất có thành phần 2 hay nhiều nguyên tố:
P2O5, NH3, CH4
- HCl, FeO, CuO, CO2 ...
- Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
- CO2, CH4.
- Hợp chất có 2 loại:
+ Hợp chất vô cơ: P2O5, NH3, HCl, FeO, CuO, CO2 ...
+ Hợp chất hữu cơ: CH4, đường, rượu ...
2. Đặc điểm cấu tạo:
- Trong hợp chất các nguyên tử liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định.
Kết luận: Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên.
5. Hoạt động 5: Củng cố. ( 5 phút)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Có những cách viết sau: O, N2, H2, Cl, H2O, Ca, CaO.
a) Cách viết nào biểu thị đơn chất?
b) Cách viết nào biểu thị hợp chất?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 ( Phần trả lời)
a) Ca, N2, H2.
b) H2O, CaO.
PHẦN GHI BẢNG:
I/ Đơn chất và hợp chất:
Đơn chất
Hợp chất
1, Ví dụ
Khí hidrô, oxi, cacbon, đồng
Nước ( H, O)
Khí cacbonic ( C, H)
2, Nhận xét
Đơn chất do 1 nguyên tố hỗn hợp tạo nên
Hợp chất do nhiều nguyên tố hoá học tạo nên
3, Phân loại
a) Kim loại: Cu, Fe, Ag, Na ...
- Có ánh kim
- Dẫn điện, nhiệt tốt.
b) Phi kim: Oxi, Hidro, Cacbon.
- Không có ánh kim.
- Dẫn điện, nhiệt kém.
a) Hợp chất vô cơ: Nước, muối ăn, đá vôi.
b) Hợp chất hữu cơ: Đường, rượu, tinh bột.
4, Đặc điểm cấu tạo
a) Đơn chất kim loại:
- Nguyên tử xếp khít nhau.
- Theo một trật tự nhất định.
b) Đơn chất phi kim:
- Thường 2 nguyên tử liên kết với nhau.
- Các nguyên tử của mỗi nguyên tố liên kết với nhau theo tỷ lệ và thứ tự nhất định.
6. Hoạt động 6: Chữa BTVN: ( 5 phút)
BT 1: thu bài làm của HS hoặc yêu cầu HS điền trên bản trong
BT 3: chữa chung trên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐÔNG CỦA TRÒ
1. Hãy cho biết ý nghĩa các cách viết sau: O; Cl; K; 2Cu; 6S; 2N.
- Nếu viết như sau thì có ý nghĩa gì? O2, Cl2, H2O, 2CuO.
GV gợi ý cho HS:
Phân tử oxy gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.
+ GV lưu ý HS: viết O không gọi là phân tử được. Phân tử phải gồm từ 2 nguyên tử trở lên liên kết với nhau.
- Vậy có thể định nghĩa phân tử như thế nào?
2. Dùng bảng để cho biết nguyên tử khối của O, H, Fe, S, Cu
- Hãy tính khối lượng của các phân tử O2, H2O
- Các giá trị 32, 18 ... đvC được gọi là phân tử khối.
1. O: Nguyên tố oxy, 1 nguyên tử
2. Cu: Nguyên tố đồng, 2 nguyên tử
....................................
- Phân tử clo gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.
+ Phân tử nước gồm 2 nguyên tử hidro liên kết với 1 nguyên tử oxy
+ Hai phân tử CuO, mỗi phân tử gồm 1 nguyên tử Cu liên kết với 1 nguyên tử oxy
Phân tử là hạt đại diện cho chất, cấu tạo bởi các nguyên tử liên kết với nhau và có đủ tính chất hoá học của chất.
2. Nguyên tử khối: O= 16; H= 1; Fe= 56; S= 32;
- Khối lượng phân tử:
O2= 16 x 2 = 32 đvC ( hay O2 = 32).
H2O= ( 1 x 2) + 16 =18 đvC ( H2O= 18)
Phân tử khối là khốilượng một phan tử tính bằng đvC.
Kết luận: 
Phân tử là hạt đại diện cho chất, cấu tạo bởi các nguyên tử liên kết với nhau và có đủ tính chất hoá học của chất.
Phân tử khối là khối lượng một phân tử tính bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử và có đơn vị là đvC.
7. Hoạt động 7: Củng cố. ( 10 phút)
- GV Tính phân tử khối của SO2, H2S, Fe2O3,CúO4. ( giao cho 2 nhóm)
- HS: SO2 = 32 + ( 16 x 2) = 64 đvC
 H2S = ( 1 x 2) + 32 = 34 đvC
 Fe2O3 = ( 56 x 2) + ( 16 x 3) = 160 đvC
 CuSO4 = 64 + 32 + ( 16 x 4) = 160 đvC 
8. Hoạt động 8: Trạng thái của chất. ( 5 phút)
- GV: đưa ra một số mẫu và tranh vẽ hoặc bản trong một số cẩu trúc ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
- GV giới thiệu cho HS:
+ Trạng thái rắn: các hạt xếp khít nhau và dao động tại chỗ
+ Trạng thái lỏng: các hạt ở gần nhau và chuyển động trượt lên nhau
+ Trạng thái khí: các hạt ở khoảng cách xa nhau và chuyển động hỗn độn.
9. Hoạt động 9: Luyện tập và hướng dẫn về nhà. ( 10 phút)
- Phiếu học tập số 3 là nội dung BT số 5 trang 26 SGK
- Phiếu học tập số 4:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Dùng từ, cụm từ trong khung điền vào chỗ trống sao cho được các kết luận đúng 
Đơn chất là những chất tạo nên từ ........................................................
Hợp chất là những chất tạo nên từ ........................................................
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm ..................... liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ ....................... của chất.
Phân tử khối là ........................... tính bằng đvC, bằng ..........................................................................................................................
Hai nguyên tố hoá học trở lên, một nguyên tố hoá học, tổng khối lượng các nguyên tử trong phân tử, một số nguyên tử, tính chất hoá học, khối lượng phân tử
Phần ghi bảng
II/ Phân tử:
2H
O
- VD: + nước : liên kết với nhau
 + Khí oxy: 2 O liên kết với nhau
- Định nghĩa: SGK
+ Hạt đại diện cho chất
+ Mang đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- Cách tính phân tử khối:
SO2 = 32 + ( 16 x 2) = 64 đvC ( hay SO2 = 64) 
CuSO4= 64 + 32 + ( 16 x 4) = 160.
III/ Trạng thái của chất:
- Trạng thái rắn
+ Các nguyên tử xếp khít
+ Dao động tại chỗ
- Trạng thái lỏng 
+ Các nguyên tử xếp gần sát nhau 
+ Chuyển động trượt lên nhau
- Trạng thái khí:
+ Các nguyên tử, phân tử xa nhau
+ Chuyển động nhanh, hỗn độn.

File đính kèm:

  • docBAI6_Do chat, hop chat, phan tu.doc
Bài giảng liên quan