Bài giảng Bài tập tin học tiết 3 khối 11

Câu 1:

- Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình.

- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc vào phần cứng máy tính và một chương trình có thể thực hiện trên nhiều máy tính khác nhau.

- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp.

- Ngôn ngữ bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán.

 

ppt11 trang | Chia sẻ: shichibukai | Lượt xem: 6487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Bài tập tin học tiết 3 khối 11, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 Chia lớp thành 8 nhóm thảo luận theo các câu hỏi trong SGK trang 13: + Nhóm 1: Câu 1 + Nhóm 2: Câu 2 + Nhóm 3, 4: Câu 3 + Nhóm 5: Câu 4 + Nhóm 6: Câu 5 + Nhóm 7, 8: Câu 6 Tại sao người ta phải xây dựng các NNLT bậc cao? 2.Chương trình dịch là gì? Tại sao cần phải có Chương trình dịch? ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN 3. Biên dịch và Thông dịch khác nhau như thế nào? 4. Hãy cho biết các điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn? ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN 5. Hãy tự viết ra 3 Tên đúng theo quy tắc của pascal. 6. Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn Hằng trong TP và chỉ lỗi trong từng trường hợp: ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN Câu 1: - Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc vào phần cứng máy tính và một chương trình có thể thực hiện trên nhiều máy tính khác nhau. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp. - Ngôn ngữ bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuật toán. Câu 2: - Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể. Chương trình nguồn -> Chương trình dịch -> Chương trình đích Câu 3: - Trình biên dịch: duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không? dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau khi cần thiết. - Trình thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc báo lỗi nếu không dịch được. Câu 4: - Tên dành riêng không được dùng khác với ý nghĩa đã xác định, tên chuẩn có thể dùng với ý nghĩa khác. VD: Tên dành riêng trong Pascal: program, uses, const, type, var, begin, end. Tên chuẩn: trong Pascal abs, integer,… Câu 5: Gợi ý: Trong Pascal tên (do người lập trình đặt) được đặt tuân theo các quy tắc sau: - Chỉ bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới; - Không bắt đầu bằng chữ số; - Độ dài theo quy định của chương trình dịch (TP không quá 127 kí tự, Free Pascal không quá 255 kí tự). - Tuy nhiên, không nên đặt tên quá dài hay quá ngắn mà nên đặt sao cho gợi ý nghĩa đối tượng mang tên đó. Câu 6: Những biểu diễn sau đây không phải là hằng trong Pascal: 6,23 dấu phẩy phải thay bằng dấu chấm; A20 là tên chưa rõ giá trị; 4+6 là biểu thức hằng trong Pascal chuẩn cũng được coi là hằng trong Turbo Pascal; ‘TRUE’ là hằng xâu nhưng không là hằng lôgic. ‘C thiếu dấu nháy đơn. Về nhà học bài 1, 2 và xem trước bài 3 “Cấu trúc chương trình” 

File đính kèm:

  • pptbai tap tiet 3 khoi 11.ppt