Bài giảng Chủ đề 4: Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương
- Tận dụng các mặt nước hoang hoá để nuôi cá, áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng cá thịt.
- Tạo ra nhiều thực phẩm tươi sống cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người lao động.
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP LỚP 9 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS PHÚ XÁ Minh Thắng CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG TÌM HIỂU THÔNG TIN MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG. I)Tìm hiểu về lĩnh vực trồng trọt: NGHỀ LÀM VƯỜN 1)Tên nghề: Nghề làm vườn 2) Đặc điểm hoạt động của nghề a) Đối tượng lao động Đối tượng lao động của nghề làm vườn là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Bao gồm các cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh cây lấy gỗ, cây dược liệu...quan hệ với đất trồng khí hậu . b)Nội dung lao động Làm vườn nhằm tận dụng hợp lí đất đai, điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng . Kỹ thuật áp dụng trong làm vườn bao gồm các công việc sau: -Làm đất: cày, bừa, đập đất, san phẳng, lên luống ... -Chọn, nhân giống :Bằng các phương pháp lai tạo, giâm, chiết cành, ghép cây… - Gieo trồng :Tiến hành xử lí hạt và gieo trồng cây con phù hợp với từng loại cây .- Chăm sóc : Làm cỏ, vun xới, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, tỉa cây, cắt cành, bón phân...-Thu hoạch :Nhổ, hái rau, cắt hoa, hái quả, đào củ, chặt và đốn cây ... cất giữ, bảo quản chu đáo .Sản phẩm của nghề làm vườn là các loại rau, hoa, quả, cây cảnh, gỗ... c)Công cụ lao động Cày, bừa, cuốc, xẻng, bơm nước, xe cải tiến, quang gánh, dao chặt cây, kéo cắt cành, máy cày, máy bừa... d) Điều kiện lao động -Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời, không khí trong lành nhưng cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh nắng, mưa, gió, tiếp xúc với các loại hoá chất. -Tư thế làm việc thay đổi theo từng công việc, kết hợp, đi lại, đứng, ngồi một cách nhịp nhàng khi tiến hành công việc. 3) Các yêu cầu của nghề đối với người lao động - Có sức khoẻ tốt, chịu đựng được những thay đổi thời tiết . - Mắt tinh tường bàn tay khéo léo. - Có lòng yêu nghề làm vườn, cần cù, cẩn thận ,nhẹ nhàng. Có óc thẩm mỹ. - Thành thạo kỹ thuật làm vườn. 4) Những chống chỉ định y học Những người mắc các bệnh : thấp khớp, thần kinh toạ, ngoài da... 5)Nơi đào tạo nghề. - Tại các khoa Trồng trọt của các trường Đại học Nông nghiệp, cao đẳng, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề... 6) Triển vọng phát triển của nghề - Trong sự phát triển của kinh tế hiện nay, nghề làm vườn đang phát triển mạnh mẽ, Nhà nước có chủ trương chính sách cụ thể. - Hội làm vườn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng cây, phổ biến kinh nghiệm làm vườn tốt trong cả nước. Một số nơi nghề làm vườn phát triển - Nói đến nghề làm vườn thì chúng ta phải nhắc đến một số nơi như:Bưởi Phú Diễn, Hoa Tây Tựu, Quất Nghi Tàm -Quảng Bá, Nghề trồng đào ở Nhật Tân.... Vị trí, vai trò của sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. -Vị trí : Rất quan trọng trong nền kinh tế. -Vai trò: Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm II)TÌM HIỂU NHỮNG NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG 1) Nghề nuôi cá 2) Tên nghề: Nuôi cá. - Đặc điểm hoạt động của nghề. a) Đối tượng lao động Là các loại cá nuôi, những loài cá được chọn để nuôi có ưu điểm sau: - Cá chóng lớn, thịt ngon, được nhân dân ưa chuộng. Cá sinh sản tự nhiên hoặc có thể cho đẻ nhân tạo được. Có khả năng thích nghi và phát triển ở ao hồ phù hợp với điều kiện địa phương, thức ăn nuôi cá đơn giản rẻ tiền, phù hợp với khả năng mà địa phương có . b)Nội dung lao động - Tận dụng các mặt nước hoang hoá để nuôi cá, áp dụng những tiến bộ khoa học và kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng cá thịt. - Tạo ra nhiều thực phẩm tươi sống cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho người lao động. Các công việc chủ yếu gồm:-Sử dụng hợp lý mặt nước nuôi cá, chọn đúng đối tượng cá nuôi ,tận dụng thức ăn mà địa phương có sẵn.-Thả cá giống vào ao nuôi.- Quản lí chăm sóc và bảo vệ nơi nuôi cá.-Thu hoạch cá. c)Công cụ lao động Lưới, vợt, cuốc, xẻng, lồng, bè, xô, chậu,liềm, dao... d) Điều kiện lao động Hoạt động chủ yếu ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, mưa, gió, tiếp xúc với các chất hoá học. Có các sự cố nguy hiểm xảy ra như say nắng, chết đuối... - Tư thế làm việc: thay đổi theo từng công việc. 3) Các yêu cầu của nghề đối với người lao động - Có sức khoẻ, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu, thời tiết, sóng gió, và làm việc dưới nước. - Yêu thích nghề nuôi cá,có tính kiên trì, có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Có mong muốn thành thạo nghề nuôi cá. 4) Những chống chỉ định y học Những người mắc các bệnh thấp khớp, thần kinh, bệnh ngoài da sợ nước, không biết bơi ... 5) Nơi đào tạo nghề Các trường CĐ, ĐH Nông nghiệp hoặc Thuỷ sản, trung tâm kĩ thuật – tổng hợp – hướng nghiệp. 6) Triển vọng phát triển của nghề - Trong sự phát triển của kinh tế hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển mạnh mẽ và được nhân dân tham gia đông đảo. - Việc đưa những tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào nuôi cá đang có những bước phát triển tốt. NGHỀ LÀM BÁNH MỨT KẸO 1) Tên nghề: Làm bánh, mứt, kẹo. 2) Đặc điểm hoạt động của nghề. Đối tượng lao động - Nguyên liệu: Bí, dừa, lạc, bột mì, đường...các chất phụ gia, chất bảo quản, chất béo, gluxit... - Các loại máy móc, dụng cụ để chế biến bánh mứt kẹo. b) Nội dung lao động -Sản xuất bánh kẹo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. -Thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất . -Không ngừng cải tiến, đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt. c) Công cụ lao động - Bao gồm các loại máy móc, dụng cụ chế biến. d) Điều kiện lao động : Làm việc trong nhà xưởng hoặc ở các trang trại, vận chuyển về nhà máy. - Tương đối thuận lợi, ít xảy ra tai nạn nguy hiểm . 3)Yêu cầu của nghề đối với người lao động - Sức khoẻ trên trung bình, không bệnh tật. - Có sự am hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm - Có lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi. 4) Những chống chỉ định y học - Không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da, yếu tim, lao phổi ... 5) Nơi đào tạo nghề - Trường THCN, CĐ, ĐH chuyên ngành về Thực phẩm. 6)Triển vọng phát triển của nghề - Nghề làm bánh mứt kẹo rất có triển vọng phát triển. NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG 1) Tên nghề: Điện dân dụng 2)Đặc điểm hoạt động của nghề a) Đối tượng lao động - Các nguồn điện năng một chiều, xoay chiều, với nhiều mức điện áp và công suất khác nhau. - Các vật tư kỹ thuật điện. - Các khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện. - Đường dây, mạng điện ... b) Nội dung lao động Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hỏng của mạng điện. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng. Tiến hành sửa chữa thiết bị điện. Bảo dưỡng và điều chỉnh thiết bị điện. c)Công cụ lao động - Bút thử điện, đồng hồ đo cường độ dòng điện và những thiết bị đo lường khác, kìm, kéo, búa... d)Điều kiện lao động - Thường được thực hiện trong nhà, đôi khi nặng nhọc, có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm tới tính mạng 3) Các yêu cầu của nghề đối với người lao động Sức khoẻ trên trung bình, không bệnh tật. Tiếp thu được các kiến thức về kỹ thuật điện. Thao tác nhanh, chắc chắn và chính xác. Có ý thức kỷ luật, cẩn thận, có óc quan sát, chịu khó tìm hiểu 4) Những chống chỉ định y học Người yếu tim, lao phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc... 5)Nơi đào tạo nghề Ngành điện của các trường trung học và dạy nghề. Trung tâm kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Các trung tâm dạy nghề nhà nước và tư nhân 6)Triển vọng phát triển của nghề - Tương lai của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện khí hoá, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở. - Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện để phát triển không những ở thành phố mà kể cả ở nông thôn và miền núi
File đính kèm:
- CHỦ ĐỀ 4.ppt