Bài giảng Chủ đề 4:Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương
b)Nội dung lao động
Tận dụng các mặt nước hoang hoá để nuôi cá và thay đổi tập quán thả cá của dân sang nuôi quy trình kĩ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học và kĩ thuật để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cá thịt, tạo ra càng nhiều thực phẩm tươi sống cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho nông dân .
Chủ đề 4:Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương II) Tìm hiểu những nghề ở địa phương I)Tìm hiểu một số nghề trong nghề trong lĩnh vực trồng trọt. III)Yêu cầu của chủ đề Chủ đề4:Tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa phương I)Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt A)Giới thiệu nghề làm vườn B)Kết luận Nghề làm vườn 1)Tên nghề: Nghề làm vườn 2) Đặc điểm hoạt động của nghề a) Đối tượng lao động Đối tượng lao động của nghề làm vườn là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Đây là những động vật sống rất đa dạng phong phú bao gồm các cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh cây lấy gỗ, cây dược liệu...quan hệ với đất trồng khí hậu . c)Nội dung lao động Làm vườn nhằm tận dụng hợp lí đất đai, điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng . Kĩ thuật áp dụng trong làm vườn đòi hỏi phải thâm canh cao, tận dụng được đất đai, ánh sáng mặt trời bao gồm các công việc sau: -Làm đất :là công việc đầu tiên của việc gieo trồng, bao gồm các thao tác :cày, bừa, đập đất, san phẳng, lên luống ... -Chọn, nhân giống :Bằng các phương pháp lai tạo, giâm, chiết cành, ghép cây để tạo ra nhiều hạt giống, cây giống tốt phục vụ cho sản xuất - Gieo trồng :Tiến hành xử lí hạt và gieo trồng cây con phù hợp với từng loại cây . - Chăm sóc : Thực hiện các thao tác làm cỏ, vun xới, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, tỉa cây, cắt cành, tạo hình, sử dụng chất kích thích, bón phân... -Thu hoạch :Nhổ, hái rau, cắt hoa, hái quả, đào củ, chặt và đốn cây ...Thực hiện công việc một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh giập nát đưa ngay đến nơi tiêu thụ hoặc cất giữ, bảo quảnchu đáo . Sản phẩm của nghề làm vườn là các loại rau, hoa, quả, cây cảnh, gỗ... Tiếp: c)Công cụ lao động Cày, cuốc, bừa ,dầm, xẻng, thuổng, bơm và ống dẫn nước, xe cút kít, xe cải tiến, quang gánh, dao chặt cây, kéo cắt cành, máy cày, máy bừa... d) Điều kiện lao động -Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời, không khí trong lành nhưng cũng thường chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh nắng, mưa, gió, tiếp xúc với các loại hoá chất (phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích ...). -Tư thế làm việc thay đổi theo từng công việc, kết hợp, đi lại, đứng, ngồi một cách nhịp nhàng khi tiến hành những công việc chăm sóc, theo dõi cây. 3) Các yêu cầu của nghề đối với người lao động -Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu và thời tiết . -Mắt tinh tường bàn tay khéo léo. -Phải có lòng yêu nghề làm vườn, cần cù, cẩn thận ,nhẹ nhàng. Có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, có óc thẩm mĩ. -Có ước vọng tạo ra những giống cây tốt, thành thạo kĩ thuật làm vườn và trở thành người kinh vườn giỏi. 4) Những chống chỉ định y học Những người mắc các bệnh : thấp khớp, thần kinh toại, ngoài da... 5)Nơi đào tạo nghề Nghề làm vườn thường được đào tạo tại các khoa Trồng trọt của các trường Đại học Nông nghiệp, cao đẳng, trung tâm kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề... 6) Triển vọng phát triển của nghề Trong sự phát triển của kinh tế hiện nay, nghề làm vườn đang được phát triển mạnh mẽ, được nhân dân tham gia đông đảo, Nhà nước có chủ trương chính sách cụ thể. Hội làm vườn có mạng lưới từ trung ương đến địa phương, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, xuất bản các tài liệu, sách báo hướng dẫm kĩ thuật trồng cây, phổ biến kinh nghiệm làm vườn tốt trong cả nước nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm của nghề làm vườn. Một số nơi nghề làm vườn phát triển Nói đến nghề làm vườn thì chúng ta phải nhắc đến một số nơi sau đây:Bưởi Phú Diễn, Cam Canh, Hoa Tây Tựu, Quất Nghi Tàm -Quảng Bá, Nghề trồng đào ở Nhật Tân.... Đào Nhật Tân Quất Quảng Bá Hoa Tây Tựu Bưởi Diễn Cam Canh Kết luận Qua nghề đã giới thiệu chúng ta phải nắm rõ được vị trí vai trò của sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. -Vị trí : Đóng vai trò rất quan trọng -Vai trò :Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm II)Tìm hiểu những nghề ở địa phương A)Nghề nuôi cá B)Nghề làm bánh mứt kẹo C)Nghề điện dân dụng Nghề nuôi cá 1)Tên nghề :Nghề nuôi cá 2) Đặc điểm hoạt động của nghề a) Đối tượng lao động Là các loại cá nuôi và mối quan hệ của nó với điều kiện phát triển.Trong tự nhiêncó tới vài ngàn loài cá , song để nuôi được chỉ có một số ít loài .Những loài cá được chọn làm đối tượng cá nuôi thường có ưu điểm sau: - Cá chóng lớn,thịt ngon, được nhân dân ưa chuộng. - Cá sinh sản tự nhiên hoặc có thể cho đẻ nhân tạo được để sản xuất giống, với số lượng lớn những loài có khả năng thích ghi và phát triển ở ao hồ phù hợp với điều kiện địa phương;thức ăn nuôi cá đơn giản rẻ tiền, phù hợp với khả năng mà địa phương có . b)Nội dung lao động Tận dụng các mặt nước hoang hoá để nuôi cá và thay đổi tập quán thả cá của dân sang nuôi quy trình kĩ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học và kĩ thuật để không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng cá thịt, tạo ra càng nhiều thực phẩm tươi sống cho người tiêu dùng và tăng thu nhập cho nông dân . Một số loại cá được nuôi Tiếp Các công việc chủ yếu gồm : -Sử dụng hớp lí mặt nước nuôi cá, chọn đúng đối tượng cá nuôi ,tận dụng thức ăn mà địa phương có sẵn . -Vận chuyển cá giống, thả cá giống vào ao nuôi. -Cho cá ăn thức ăn tinh và thức ăn thô. -Quản lí chăm sóc và bảo vệ nơi nuôi cá:làm vệ sinh, gia cố bờ ao không để lở bờ rò rỉ cá đi mất, phát hiện cá bị bệnh thiếu ô xi và tìm cách khắc phục, đánh giá màu nước ao để giải quyết định tăng giảm khẩu phần thức ăn trong ngày, thực hiện công việc phòng và chữa một số bệnh thôg thường, kiểm tra sinh trưởng... -Thu hoạch cá:thực hiện các thao tác kéo lưới, bắt cá, cân cá, chuyển đến nơi tiêu thụ,bảo đảm cá tươi sống hoặc cất giữ bảo quản đông lạnh, chế biến... Tiếp c)Công cụ lao động Lưới, vợt, cuốc, xẻng, đăng, giai, lồng, bè, xô, chậu,liềm, dao,quang sọt... d) Điều kiện lao động - Hoạt động chủ yếu ngoài trời, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, mưa, gió, tiếp xúc thường xuyên với các chất hoá học như vôi bột, phân hữu cơ, phân vô, bùn ao, nước.Có các sự cố nguy hiểm xảy ra như say nắng, chết đuối... - Tư thế làm việc: thay đổi theo từng công việc, kết hợp với đi lại, đứng, ngồi để thao tác công việc, quan sát theo dõi cá...một cách chu đáo. 3) Các yêu cầu của nghề đối với người lao động -Có sức khoẻ tốt, dẻo dai, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu, thời tiết, sóng gió, và làm việc dưới nước. -Yêu thích nghề nuôi cá,có tính kiên trì, cần cù chịu khó, cẩn thận .Có khả năng quan sát phân tích, tổng hợp, đánh giá, lựa chọn . -Có mong muốn thành thạo nghề nuôi cá, tạo ra được những giống cá tốt và kinh doanh nuôi cá giỏi. 4) Những chống chỉ định y học Những người mắc các bệnh thấp khớp, thần kinh, bệnh ngoài da sợ nước, không biết bơi ... 5) Nơi đào tạo nghề Nghề nuôi cá thường được đào tạo tại các trường cao đẳng ,đại học Nông Nghiệp hoặc thuỷ sản.Ngoài ra còn được đào tạo tại các trạm quốc doanh nuôi cá, các viện nghiên cứu thuỷ sản, các công ty liên doanh nuôi cá với nước ngoài, trung tâm kĩ thuật – tổng hợp – hướng nghiệp. 6) Triển vọng phát triển của nghề Trong sự phát triển của kinh tế hiện nay, nghề nuôi cá đang phát triển mạnh mẽ và được nhân dân tham gia đông đảo vì họ thấy rõ việc nuôi cá cho sản lượng cao hơn hẳn tập quán thả cá. Việc đưa những tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào nuôi cá đang có những bước phát triển tốt, nhất là trong khâu sản xuất giống, lai tạo, thức ăn. Nghề làm bánh mứt kẹo 1)Tên nghề:Nghề làm bánh mứt kẹo 2) Đặc điểm hoạt động của nghề a) Đối tượng lao động -Nguyên liệu để làm bánh mứt kẹo như :bí, dừa, lạc, bột mì,đường...Ngoài ra còn có các chất phụ gia, chất bảo quản, chất béo, gluxit... -Các loại máy móc, dụng cụ để chế biến bánh mứt kẹo, dây chuyền sản xuất:băng tải, vít tải.... b) Nội dung lao động -Sản xuất bánh kẹo theo đúng quy trình kĩ thuật ,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. -Thường xuyên kiểm tra chất lượng của sản phẩm ,có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình sản xuất . -Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và chế biến ra những sản phẩm mới có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường. c) Công cụ lao động Bao gồm các loại máy móc,dụng cụ chế biến như:máy say, máy sấy, máy cắt, máy ép, máy sàng lọc ... d) Điều kiện lao động : -Làm việc trong nhà xưởng hoặc ở các trang trại khi thu hoạch các nông sản và vận chuyển về nhà máy. -Môi trường làm việc tương đối thuận lợi, ít xảy ra tai nạn nguy hiểm . 3)Yêu cầu của nghề đối với người lao động -Sức khoẻ trên trung bình, không bệnh tật. -Có sự am hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm -Có lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi để chế biến ra những sản phẩm mới. 4) Những chống chỉ định y học Người lao động không được mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da, yếu tim, lao phổi ... 5) Nơi đào tạo nghề Các trung tâm, các trường trung học chuyên nghiệp.Để nâng cao trình độ hơn thì có thể học ở các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành về Thực phẩm. 6)Triển vọng phát triển của nghề Đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu về ăn uống càng nhiều và chất lượng phải tốt .Bởi vậy, nghề làm bánh mứt kẹo rất có triển vọng phát triển trong tương lai. Nghề điện dân dụng 1)Tên nghề : Nghề điện dân dụng 2)Đặc điểm hoạt động của nghề a)Đối tượng lao động Các nguồn điện năng một chiều, xoay chiều, với nhiều mức điện áp và công suất khác nhau. Các vật tư kĩ thuật điện. Các khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện. Đường dây, mạng điện ... b) Nội dung lao động Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hỏng của mạng điện dân dụng, khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện. Kiểm tr xác định nguyên nhân hư hỏng về điện và cơ. Tiến hành sửa chữa khôi phục chức năng của mạng điện dân dụng và thiết bị điện, đảm bảo sự cung cấp liên tục điện năng. Bảo dưỡng và điều chỉnh thiết bị điện, bảo dưỡng mạng điện c)Công cụ lao động Bao gồm một số thiết bị đơn giản như bút thử điện, đồng hồ đo cường độ dòng điện và những thiết bị đo lường khác, những công cụ cầm tay như kìm, kéo, búa... d)Điều kiện lao động Những công việc của nghề điện dân dụng thường được thực hiện trong nhà, tĩnh tại, trong môi trường thông thường, đôi khi nặng nhọc, có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm tới tính mạng 3)Các yêu cầu của nghề đối với người lao động Sức khoẻ trên trung bình, không bệnh tật. Tiếp thu được các kiến thức về kĩ thuật điện. Thao tác nhanh, chắc chắn và chính xác. Có ý thức tổ chức kỉ luật, tính cẩn thận, có óc quan sát và chịu khó tìm hiểu 4) Những chống chỉ định y học Những người mắc một trong các bệnh sau:yếu tim, lao phổi, thấp khớp nặng, loạn thị, điếc... 5)Nơi đào tạo nghề Ngành điện của các trường trung học và dạy nghề. Trung tâm kĩ thuật tổng hợp-hướng nghiệp. Các trung tâm dạy nghề nhà nước và tư nhân 6)Triển vọng phát triển của nghề Tương lai của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện khí hoá, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở. ở nước ta hiện nay, điện không những được sử dụng ở nhiều thành phố lớn mà còn dùng nhiều ở nông thôn và miền núi.Nhiều vùng xa hẻo lánh đã được cấp điện nhờ các trạm cấp điện địa phương . Một ngôi nhà muốn có điện sử dụng trước hết phải lắp đặt mạng điện, sau đó trang bị đồ dùng điện:đèn chiếu sáng, bàn là, quạt điện, bếp điện.... Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện để phát triển không những ở thành phố mà kể cả ở nông thôn và miền núi . Yêu cầu : -Biết một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi trong cuộc sống hàng ngày . -Biết cách thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một nghề cụ thể . -Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin để chuẩn bị cho sự lựa chọn nghề trong tương lai.
File đính kèm:
- chu de 4.ppt